Thích Nhất Hạnh

Đường Xưa Mây Trắng

chương ba mươi tám

Ôi! Hạnh Phúc!

 

 

Bụt đă rời khỏi vương quốc Sakya nhưng người vẫn c̣n hoằng hóa ở miền Bắc vương quốc Kosala. Người và khoảng một trăm hai mươi vị khất sĩ đang cư trú ở một công viên gần thành phố Anuplya của bộ tộc Malla.
Đại đức Sariputta vẫn c̣n ở bên người. Kaludayi, Nanda và chú tiểu Rahula cũng ở bên người.

Trong thời gian Bụt ở ngoại thành Kapilavatthu, nhiều thanh niên trong hoàng tộc đă đến xin xuất gia với người, phần lớn là xuất thân từ những gia đ́nh có từ ba người con trai trở lên. Sau khi Bụt rời Kapilavatthu được nửa tháng, có hai anh em ruột thuộc gịng họ Sakya cũng muốn đi xuất gia. Nhà của họ giàu lắm. Gia đ́nh có tới ba cơ sở cư trú, một cho mùa Hè, một cho mùa Mưa, và một cho mùa Đông. Hai anh em tên là Mahanama và Anuruddha. Thấy nhiều bạn hữu của ḿnh trong hoàng gia đă đi xuất gia với Bụt, Mahanama cũng muốn được đi xuất gia. Mahanama nghĩ trong gia đ́nh có hai người con trai th́ nên đi xuất gia một người thôi, chàng nhường quyền xuất gia cho em. Anuruddha đi t́m mẹ để xin phép. Bà mẹ nói.
- Mẹ chỉ có hai con là niềm vui của mẹ thôi. Nếu một đứa trong các con xuất gia th́ mẹ buồn lắm.
Anuruddha thưa với mẹ là đă có nhiều thanh niên trong hoàng tộc xuất gia, và nếp sống xuất gia sẽ đem lại lợi lạc không phải chỉ cho người xuất gia mà cho cả gia đ́nh và xă hội. Chàng đă được nghe Bụt giảng tại tu viện Nigrodha nhiều lần nên chàng giảng thuyết về đạo pháp rất hay. Cuối cùng bà mẹ nói:
- Nếu bạn của con là Baddhiya mà xuất gia, th́ mẹ cũng cho con đi xuất gia.
Bà nói vậy v́ bà nghĩ là Baddhiya chẳng bao giờ xuất gia đâu. Baddhiya là người trong hoàng gia, và chàng có chức vị rất cao, quyền hành và danh vọng rất lớn, khó có thể bỏ được tất cả để mà đi tu.
Anuruddh nghe mẹ nói liền t́m tới Baddhiya. Baddhiya làm trấn thủ các tỉnh miền Bắc vương quốc. Dưới quyền chàng có nhiều đội binh. Dinh thự của chàng có lính gác bốn phía. Kẻ hầu người hạ tấp nập. Baddhiya tiếp Anuruddha như một thượng khách. Anuruddha bảo bạn:
- Tôi muốn đi xuất gia theo học với Bụt, nhưng tôi không xuất gia được, đó là tại v́ anh.
Baddhiya cười:
- Tại sao v́ tôi mà anh không đi xuất gia được? Tôi cấm anh xuất gia hồi nào? Tôi sẽ làm đủ mọi cách để anh được xuất gia.
Anuruddha kể lại đầu đuôi câu chuyện, rồi chàng nói:
- Anh vừa hứa với tôi là anh sẽ làm đủ mọi cách để tôi có thể đi xuất gia, mà cách duy nhất là anh cùng đi xuất gia với tôi.
Baddhiya thấy ḿnh kẹt quá, không phải là chàng không hâm mộ Bụt và đạo lư tỉnh thức. Chàng cũng đă có ư định sau này sẽ đi xuất gia, nhưng không phải bây giờ. Chàng nói:
- Bảy năm nữa tôi sẽ đi xuất gia. Anh cứ đợi tôi.
- Bảy năm nữa th́ lâu quá. Biết tôi có c̣n sống đến lúc ấy hay không?
Baddhiya cười:
- Sao anh bi quan quá như vậy? Nhưng thôi, nếu anh nóng ḷng xuất gia th́ anh đợi ba năm nữa vậy.
- Ba năm cũng c̣n lâu quá. Anuruddha nói:
- Thôi th́ bảy tháng. Tôi c̣n phải sắp đặt công việc nhà cửa và trao trả quyền hành.
- Đă xuất gia th́ cần ǵ phải sắp đặt lâu như thế. Xuất gia là từ bỏ hết để đi theo con đường xuất trần siêu thoát. Anh đợi lâu như thế lỡ ra anh đổi ư th́ sao.
- Anh đă nói vậy th́ bảy hôm nữa tôi sẽ đi với anh. Thôi anh về đi.
Anurudha mừng rỡ về báo mẹ và anh biết tin này. Bà mẹ không ngờ quan tổng trấn Baddhiya lại chịu bỏ chức tước và danh vọng một cách dễ dàng như vậy. Bà chợt thấy tầm cao siêu của đạo lư giải thoát, và bà bằng ḷng cho con đi xuất gia.

Anuruddha rủ thêm được một số các bạn hữu nữa cùng đi xuất gia. Đó là Bhagu, Kimbila, Devadatta và Ananda. Cả thảy là sáu người, tất cả đều là các vương tử quư phái. Đúng ngày hẹn, họ gặp nhau tại nhà Devadatta rồi lên đường. Tất cả đều đă là những chàng trai thành niên, trừ Ananda ra, Ananda mới có mười tám tuổi, nhưng chàng đă được phép cha là thân vương Dronodanaraja cho phép đi theo anh.
Bảy vị vương tử đi bằng xe tứ mă cho đến khi họ tới một thị trấn nhỏ nằm sát biên giới Kosala. Họ cho xe trở về và cùng đi bộ tới biên giới. Họ biết Bụt và các vị khất sĩ tùy tùng đang cư trú ở Anupiya, cách biên giới không xa, Anurauddha đề nghị mọi người cởi bỏ hết những trang sức trên người và ăn mặc thật đơn giản trước khi vượt biên. Mọi người tán thành.
Họ cởi những xâu chuỗi ngọc và những chiếc ṿng bàng vàng bằng bạc ra và gói lại trong một cái áo. Họ định đi t́m một người nghèo để tặng tất cả những châu báu đó rồi sẽ t́m đường ra biên giới sau.
Vừa định đi vào trong thôn để kiếm một người nghèo th́ họ thấy có một quán hớt tóc bên đường. Cái quán khá tồi tàn: người thợ hớt tóc là một chàng thanh niên trạc tuổi họ, mặt mày cũng khôi ngô, nhưng ăn mặc rách rưới nghèo nàn. Anuruddha ghé vào quán. Chàng hỏi tên người thợ hớt tóc. Anh ta nói anh tên là Upali. Chàng nói các vị vương tử muốn nhờ anh ta chỉ đường ra biên giới. Upali bằng ḷng.

Upali đưa các vương tử đến biên giới nước Kosala, Anh ta chào các vị vương tử để trở về. Anuruddha cám ơn Upali và trao cho Upali một chiếc áo cuốn tṛn trong đó có đầy đồ trang sức châu báu. Chàng nói:
- Upali, chúng tôi muốn theo Bụt xuất gia. Chúng tôi không cần những thức trang sức châu báu này. Chúng tôi tặng lại anh. Từng ấy châu báu vàng bạc đủ để anh sống sung sướng suốt đời.

Các vương tử chào Upali, và lên đường. Người thọ hớt tóc mở chiếc áo ra. Vàng ngọc làm anh ta lóe mắt. Anh ta không tin đây là sự thật. Anh thuộc về giai cấp hạ tiện trong xă hội. Cha ông của anh đời này sang đời khác đă sống cần cù lam lũ và chưa bao giờ có được một lạng vàng hay một chiếc cà rá. Bây giờ đây anh có một bọc châu báu trong tay. Bỗng nhiên anh cảm thấy lo sợ. Ôm một bọc châu báu trong người, anh cảm thấy anh mất hết sự an ổn và thảnh thơi. Anh có thể mất mạng như chơi nếu có người biết anh đang ôm cái ǵ trong tay.

Upali suy nghĩ. Anh thấy các vương tử giàu sang đến thế, quyền hành nhiều như thế mà vẫn bỏ hết để đi xuất gia. Chắc chắn những người này đă nhận thấy nặng nề và nguy hiểm của giàu sang và của danh vọng. Anh chợt có ư liệng bỏ gói châu báu để đi theo các vị vương tử, t́m cầu anh lạc và giải thoát. Nghĩ như thế, anh làm ngay. Anh treo gói áo trên một cành cây gần đó, thầm nhủ rằng ai là người đầu tiên thấy được gói châu báu này th́ gói châu báu này sẽ thuộc về người ấy. Treo gói áo lên cây xong, anh vượt biên và chạy theo các vị vương tử.

Chỉ một giờ sau, Upali bắt kịp họ. Các vị vương tử ngạc nhiên thấy Upali chạy theo ḿnh. Devadatta hỏi:
- Upali, anh chạy theo chúng chúng tôi làm chi? Gói châu báu anh để đâu?
Upali thở hổn hển một hồi, rồi kể lại câu chuyện.Chàng nói chàng đă treo gói áo lên một cành cây và nguyện tặng lại châu báu ấy cho người đầu tiên bắt gặp. Chàng nói chàng không cảm thấy an ổn với gói châu báu và xin được cùng các vị vương tử t́m tới Bụt để xuất gia.
Devadatta cười ha hả:
- Anh cũng muốn xuất gia như chúng tôi? Anh là ...
Anuruddha ngắt lời Devadatta:
- Hay lắm, hay lắm! Chúng tôi rất hân hạnh được anh cùng đi với chúng tôi. Bụt có dạy rằng tăng đoàn như là biển cả, và người xuất gia như những con sông. Sông nào cũng chay ra biển và cũng thành biển. Chúng ta tuy xuất thân từ những giai cấp khác nhau, nhưng khi đă gia nhập tăng đoàn th́ chúng ta sẽ là anh em, không c̣n phân biệt giai cấp nữa.
Baddhiya tán thành ư kiến của Anuruddha. Chàng đưa tay nắm tay người thợ cạo Upali. Chàng giới thiệu chàng là quan tổng trấn từng tri nhậm các tỉnh miền Bắc của vương quốc, và chàng giới thiệu các vị vương tử khác với Upali. Upali cúi chào từng vị với một dáng điệu kính cẩn. Sau đó bảy người lại tiếp tục lên đường.

Ngày hôm sau họ tới Anupiya. Họ hỏi thăm nơi cư trú của Bụt và tăng đoàn. Họ được biết Bụt và tăng đoàn hiện cư trú ở một khu rừng về phía Đông Nam cách thành phố chừng hai dặm. Bảy người t́m tới nơi này và được gặp Bụt.
Baddhiya thay mặt cả nhóm tŕnh lên Bụt ư nguyện của họ được theo Bụt xuất gia. Bụt lặng yên ưng thuận. Baddhiya nói:
- Chúng con xin Bụt cho Upali được xuất gia trước. Chúng con sẽ lạy Upali như là một vị sư huynh. Như vậy chúng con có thể trừ khử ư niệm phân biệt và kỳ thị có thể c̣n sót lại nơi chúng con.
Bụt khen ngợi cả bảy người. Bụt cho Upali làm lễ xuất gia trước, và sau đó làm lễ xuất gia cho sáu người: Baddhiya, Anuruddha, Bhagu, Kimbala, Devadatta và Ananda. Tuy mới có mười tám tuổi, Ananda cũng được xuất gia, nhưng chàng chỉ được thọ giới sa di và học theo hạnh khất sĩ. Đúng hai mươi tuổi chàng mới được thọ giới khất sĩ. Chàng là người trẻ nhất trong tăng đoàn, trừ Rahula. Được gặp lại chú Ananda, Rahula mừng lắm. Ba hôm sau lễ thọ giới của bảy chàng, Bụt và các vị khất sĩ rời Anupiya, hướng về Vesali.

Tại Vesali, Bụt nghỉ ở rừng Mahavana, Bụt lưu lại ba hôm ở đây. Trong thời gian ấy Bụt có thuyết pháp cho dân chúng, rồi Bụt lại lên đường. Đi lần hồi trên mươi hôm nữa, Bụt về tới tu viện Trúc Lâm ở Rajagaha.
Các đại đức Kassapa, Moggallana, và Kondanna thấy Bụt về rất hoan hỷ. Đại chúng trong tu viện đông gần sáu trăm vị, ai cũng tỏ vẻ vui mừng. Vua Bimbisara nghe Bụt đă về, lập tức t́m tới thăm Bụt. Không khí Trúc Lâm rất sống động và vui tươi. Mùa Mưa đă gần tới, và các đại đức Kondanna và Kassapa đă chuẩn bị đầy đủ về mặt tổ chức để đại chúng có thể an cư tu học. Đây là mùa an cư thứ ba từ ngày Bụt thành đạo. Mùa thứ nhất, Bụt ở vườn Nai, mùa thứ hai và mùa thứ ba, Bụt ở tại Trúc Lâm.
Đại đức Baddhiya, trước kia làm quan tổng trấn miền Bắc vương quốc Sakka, và là người trong hoàng tộc Sakya, tu học rất tinh tiến. Tại tu viện Trúc Lâm, ông học theo đại đức Kassapa, chỉ cư trú dưới gốc cây mà không ngủ trong am thất. Ông học tập rất chuyên cần và sử dụng phần lớn th́ giờ của ông vào việc thực tập thiền quán.

Một đêm kia trong lúc thực tập thiền tọa dưới một gốc cây, ông bỗng cảm nhận một niềm vui sướng mà chưa bao giờ ông từng biết tới trong thời gian c̣n ở nhà. Ông thốt lên:
- Ôi, hạnh phúc! Ôi, hạnh phúc!
Lúc ấy trời đă về khuya. Có một vị khất sĩ ngồi thiền tọa cách ông không xa nghe được những tiếng ấy. Sáng hôm sau, vị này tới gặp Bụt. Ông thưa với Bụt:
- Thế Tôn, hồi khuya trong lúc thiền tập, con có nghe khất sĩ Baddhiya thốt lên hai tiếng “Ôi, hạnh phúc!”, con nghĩ là thầy Baddhiya không cảm thấy thoải mái với đời sống xuất gia. Có lẽ thầy ấy tiếc nuối những giàu sang và danh vọng khi c̣n là cư sĩ. Con xin tŕnh bày để Thế Tôn biết, và để người định liệu.
Bụt gật đầu.

Trưa hôm ấy sau khi tăng đoàn đă thọ trai, Bụt thuyết pháp cho đại chúng. Sau thời thuyết pháp, Bụt gọi đại đức Baddhiya ra tŕnh diện. Đại chúng có mặt đầy đủ trong giờ này, không những các vị khất sĩ mà c̣n có những người đệ tử cư sĩ đă đến cúng dường và nghe pháp. Bụt hỏi:
- Baddhiya, hồi khuya trong lúc thiền tọa, thầy có thốt lên “Ôi, hạnh phúc! Ôi, hạnh phúc", có đúng như thế không?
Đại đức Baddhiya chắp tay trả lời:
- Thế Tôn, hồi đêm quả thật con có thốt lên những tiếng đó.
- Tại sao xin thầy hăy nói cho đại chúng cùng nghe.
- Thế Tôn, ngày trước làm tổng trấn, con sống trong giàu sang, phú quư và có nhiều quyền lực. Đi đâu con cũng có một đội binh theo hầu cận và bảo vệ. Dinh phủ của con luôn luôn có binh lính cánh gác ngày đêm, bên trong cũng như bên ngoài. Vậy mà lúc nào con cũng lo lắng, sợ hăi, cảm thấy thiếu an ninh.
Bây giờ đây đi một ḿnh trong rừng, ngồi một ḿnh dưới cội cây trong đêm vắng, vậy mà con không hề có cảm tưởng nghi ngại và sợ hăi. Con cảm thấy có một niềm thảnh thơi và an lạc chưa bao giờ từng có. Thế Tôn, đời sống xuất gia thật là thoải mái đối với con, con không sợ ai, con không sợ mất ǵ, con không có ǵ để sợ mất, và con sống vui thú như một con nai trong rừng. Trong thiền định đêm qua con thấy được rất rơ niềm thảnh thơi vui thú đó, cho nên con đă buột miệng kêu lên hai lần: “Ôi, hạnh phúc!, Ôi, hạnh phúc!" làm kinh động đến Thế Tôn và các bạn tu của con. Con xin thành tâm sám hối.
Bụt ngợi khen Baddhiya trước mặt đại chúng. Người nói:
- Hay lắm, khất sĩ Baddhiya. Thầy đang đi những bước vững chải trên con đường tự tại và vô úy. Niềm an lạc của thầy, cả chư thiên cũng biết ước ao, huống nữa là người đời.

Giữa mùa an cư năm ấy, Bụt có độ cho nhiều người xuất gia, trong số đó một nhân tài lỗi lạc: đó là Mahakassapa, Mahakassapa là con trai một thương gia giàu có vào bậc nhất ở vương quốc Magadha. Tên cha mẹ đặt của chàng là Pippali. Gia tài của vị thương gia này chỉ thua có công khố quốc gia mà thôi, trong nước không ai giàu có bằng ông ta. Mahakassapa đă thành hôn với một thiếu nữ sinh trưởng ở Vesali. Nàng tên là Bhadra Kapilani.
Hai người đă sống với nhau được mười hai năm, nhưng cả hai đều có chí xuất trần, cả hai đều muốn t́m thầy học đạo.
Một buổi sáng nọ khi thức giấc, Mahakassapa thấy vợ ḿnh đang ngủ say và một cánh tay nàng buông thỏng từ trên giường xuống tới gần mặt đất. Trong khi đó có một con rắn độc đang trườn qua dưới gầm giường nàng. Mahakassapa nín thở, không dám động dậy. Khi con rắn đă ḅ ra khỏi nhà, chàng tức tốc chỗi dậy đánh thức nàng.
Cả hai người cùng ngồi chiêm nghiệm về tính cách vô thường của cuộc đời. Vợ chàng khuyên chàng nên tức tốc đi t́m thầy học đạo. Nghe nói có Bụt hiện đang hướng dẫn đại chúng tu học tại Trúc Lâm gần thành Vương Xá, Mahakassapa liền vội vă đi t́m. Ngay khi mới trông thấy Bụt, chàng biết ngay đây là thầy của ḿnh. Nói chuyện với Mahakassapa, Bụt nhận thấy đây là một con người lỗi lạc, hiếm có trên đời, Bụt nhận cho chàng xuất gia, Mahakassapa có tŕnh bày với Bụt về trường hợp người bạn trăm năm của ḿnh. Bụt bảo chàng cơ duyên chưa thuận lợi để có thể chấp nhận phụ nữ vào giáo đoàn. Người nói cần đợi thêm ít lâu nữa.

 

 

chương ba mươi chín

Ba Lần Thức Dậy Trời Vẫn Chưa Sáng

 

 

Mùa an cư mới chấm dứt được ba hôm, th́ có một người thương gia trẻ tên là Sudatta từ vương quốc Kosala đến thăm Bụt và thỉnh cầu Bụt về vương quốc của chàng để giảng dạy đạo lư tỉnh thức.

Sudatta là một thương gia rất giàu có. Chàng cư trú ơ thủ đô Savatthi nơi quốc vương Pasenadi trị v́.
Cả vương quốc Kosala đều biết tiếng chàng, và Suddatta nổi tiếng là người biết che chở và bênh vực cho những kẻ nghèo khổ và cô độc.
Chàng luôn luôn để ra một phần của gia sản ḿnh để chu cấp cho những kẻ nghèo hèn và không có thân nhân. Công việc giúp đỡ người khốn khổ này chàng đă làm liên tục trong nhiều năm và chàng t́m được rất nhiều nguồn vui trong công việc ấy. Người đồng bào của chàng đă tặng cho chàng cái mỹ hiệu là Anathapindika, có nghĩa là “người cứu giúp cho kẻ khốn cùng và cô độc”, gọi là Cấp Cô Độc. Để có thể tiếp tục công việc cứu trợ những kẻ nghèo khổ, Suddatta phải tiếp tục nghề nghiệp của ḿnh là một thương gia. Chàng hay qua lại nước Magadha để buôn bán và mỗi khi tới thủ đô Rajagaha, chàng thường cư trú tại nhà của người anh vợ của chàng, vốn cũng làm nghề buôn bán. Người anh vợ này rất quư mến chàng. Mỗi khi chàng đến, ông ta làm đủ mọi cách để giúp đỡ chàng và làm cho thời gian cư trú tại Rajagaha của chàng được dễ chịu. Ông săn sóc chàng từng li từng tí. Tuy nhiên, kỳ nầy Suddatta không được ông anh vợ đặc biệt chú ư tới như những kỳ trước. Ông bận rộn cắt đặt và sai phái những người ăn người ở trong nhà như là nhà sắp có đám giỗ hay đám cưới, và đối với chàng em rể giàu có, lần này ông chỉ chú ư và săn sóc một cách vừa phải thôi. Suddatta lấy làm lạ. Chàng hỏi th́ người anh vợ nói không có đám giỗ mà cũng không có đám cưới nào cả. Cũng không phải là để rước hoàng gia về nhà thết đăi. Ông nói:
- Ngày mai, anh mời Bụt và các vị khất sĩ tới thọ trai.
Nghe nói đến tiếng Bụt, Suddatta ngạc nhiên. Chàng hỏi lại:
- Anh nói sao, ngày mai anh thỉnh “Bụt” hả?
- Đúng rồi ngày mai anh thỉnh Bụt và các vị khất sĩ học tṛ của người.
- “Bụt”? nghĩa là “người tỉnh thức"?
- Đúng rồi. Bụt là người tỉnh thức. Đó là một bậc giác ngộ toàn vẹn. Đó là một con người thật mầu nhiệm và thật đẹp đẽ. Sáng mai, thế nào em cũng sẽ được gặp người.
Danh từ Bụt gây nên trong tâm tư Suddatta biết bao nhiêu nguồn cảm hứng. Chàng bắt ông anh vợ ngồi xuống và nói thêm cho chàng nghe về con người giác ngộ này. Ông anh vợ chàng kể rằng anh đă được trông thấy các vị khất sĩ học tṛ của đi khất thực, đă t́m hiểu về Bụt, đă tới nghe Bụt thuyết pháp tại tu viện Trúc Lâm và đă được người chấp nhận là đệ tử tại gia của người. Ông cũng kể là hồi đầu mùa an cư ông đă được Bụt cho phép dựng thêm những chiếc nhà nhỏ lợp lá làm chỗ che mưa nắng cho các vị khất sĩ. Trong một ngày, ông đă cho dựng luôn sáu mươi căn nhà như thế rải rác trong khuôn viên của tu viện Trúc Lâm.
Không biết v́ một duyên cớ thâm sâu nào đó mà Suddatta đem ḷng thương mến Bụt sau khi mới nghe nói đến danh hiệu của người. Suốt đêm đó Suddatta không ngủ yên giấc. Chàng cứ mong cho trời sáng để có thể đi viếng Bụt tại tu viện Trúc Lâm dù chàng biết hôm nay Bụt và giáo đoàn của người sẽ tới thọ trai tại nhà ông anh vợ. Ba lần chợt tỉnh trong đêm là ba lần chàng tưởng trời đă sáng, nhưng trời vẫn chưa sáng. Cuối cùng, Suddatta, chỗi dậy, trời chưa sáng, nhưng chàng nhất quyết ra đ́m Bụt. Chàng mặc áo, mang giầy và mở cửa ra đi một ḿnh.
Trời khuya c̣n đầy sương và lạnh. Qua cổng Sivaka, chàng hướng về phía tu viện Trúc Lâm. Trời c̣n tối lắm, nhưng khi chàng vào tới cổng tu viện th́ dáng cây dáng lá đă bắt đầu hiện rơ. Suddatta nóng ḷng muốn gặp Bụt nhưng trong tâm c̣n e ngại. Chàng nói một ḿnh để trấn tĩnh: “Suddatta, đừng e ngại”.
Lúc ấy Bụt đă thức, và người đang đi thiền hành ngoài trời ngay phía trước mặt chàng mà chàng không biết.
Bụt gọi: “Suddatta".
Suddatta giật ḿnh. Tiếng gọi đến từ phía trước. Chàng ngửng nh́n lên th́ thấy dáng một người đang đi tới. Linh tính báo cho chàng biết rằng đó là Bụt. Bụt đă gọi tên chàng. Chàng đang đi tới với Bụt và Bụt đang đi tới với chàng. Suddatta bước tới một bước nữa và chắp tay cúi đầu làm lễ Bụt.
Bụt đỡ Suddatta dậy và cầm tay chàng đưa về tịnh thất của người. Tới nơi chàng được Bụt mời ngồi. Chàng hỏi thăm Bụt có ngủ ngon không. Người nói người ngủ rất ngon. Suddatta tự giới thiệu ḿnh và kẻ cho Bụt nghe chuyện chàng thức dậy ba lần trong đêm và cứ tưởng trời đă sáng. Chàng xin Bụt dạy cho chàng về đạo lư. Và Bụt bắt đầu giảng dạy cho chàng về trí tuệ và từ bi.
Suddatta rất sung sướng. Chàng lạy xuống xin Bụt nhận chàng làm đệ tử. Bụt lặng yên chấp nhận. Chàng lại thỉnh Bụt và giáo đoàn ngày mai tới thọ trai tại nhà người anh vợ của chàng. Bụt cười:
- Hôm nay thầy và các vị khất sĩ sẽ tới đây thọ trai rồi. Không lư ngày mai cũng tới đây nữa sao?
Suddatta khẩn khoản:
- Ngày hôm nay là anh con thỉnh cầu Bụt. Ngày mai người thỉnh cầu Bụt và và các vị khất sĩ lại là con. Con tiếc không có nhà cửa riêng ở đây để có thể thỉnh cầu Bụt và các thầy. Xin Bụt từ bi chấp nhận cho con.
Bụt mỉm cười nhận lời Suddatta. Chàng sung sướng làm bái biệt ngài. Trời đă sáng hẳn. Chàng phải về để giúp ông anh vợ chuẩn bị công cuộc đón tiếp Bụt và giáo đoàn.

Trưa hôm ấy, tại nhà ông anh vợ. Suddatta lại được nghe Bụt thuyết pháp. Niềm hân hoan của chàng như không có bến có bờ. Tiễn Bụt và giáo đoàn về xong, Suddatta bắt đầu chuẩn bị lo lễ cúng dường ngày mai. Ông anh vợ hết sức giúp đỡ chàng. Ông nói:
- Suddatta, ở đây dượng là khách chứ không phải là chủ. Thôi để anh đứng ra đài thọ lễ cúng dường ngày mai cho.
Suddatta không chịu. Chàng muốn tự ḿnh thiết lễ cúng dường. Chàng nhất quyết đài thọ mọi phí tổn, nhưng chàng bằng ḷng để cho gia đ́nh ông anh vợ tiếp tay với sự nấu nướng và dọn dẹp.
Ngày mai, sau lễ cúng dường, Suddatta lại được nghe Bụt thuyết pháp. Ḷng chàng nở ra như một đóa hoa. Sau khi Bụt đă nói xong pháp thoại, chàng quỳ xuống thỉnh nguyện:
- Lạy Bụt, hầu hết dân chúng nước Kosala chúng con chưa có cơ duyên tiếp đón Bụt và giáo đoàn tôn quư của người để được học hỏi về đạo lư tỉnh thức. Con cầu mong Bụt chấp nhận lời mời của con về cư trú và giảng dạy tại kinh đô Savathi trong một thời gian. Chúng con xin Bụt rủ ḷng thương xót dân chúng của vương quốc Kosala.
Bụt nói với Suddatta là người sẽ về đàm luận với các vị đệ tử lớn của người về chuyện này và sẽ trả lời chàng sau.
Sau đó Bụt và giáo đoàn trở về tu viện.

Mấy hôm sau tới tu viện, Suddatta được Bụt cho biết là người đă chấp nhận việc đi hoằng pháp tại vương quốc Kosala. Người hỏi Suddatta xem ở gần thủ đô Savathi có chỗ cư trú cho một giáo đoàn đông đảo không. Suddatta bạch rằng chàng sẽ lo liệu chu toàn về việc cư trú của giáo đoàn. Suddatta c̣n thỉnh Bụt cho phép một vị cao đệ của Bụt là đại đức Sariputta về thủ đô Savathi một lần với chàng để chuẩn bị cho công cuộc hoằng pháp của Bụt. Bụt hỏi ư Sariputta th́ thầy bằng ḷng.

Một tuần lễ sau đó, Suddatta tới tu viện từ giă Bụt cùng giáo đoàn, đồng thời rước đại đức Sariputta cùng lên đường về thủ đô.
Hai người hướng về phương Bắc, vượt sông Hằng và đi lên thành Vesali. Tại Vesali, hai người được bà Ambapali rước về cư trú và nghỉ ngơi tại vườn Xoài trong hai hôm. Đại đức Sariputta có cho nữ phật tử Ambapali biết là Bụt cùng giáo đoàn sẽ mở một chuyến đi hoằng pháp tại vương quốc Kosala và cũng sẽ ghé qua thành phố Vesali này. Ambapali rất vui mừng. Bà hỏi thăm đại đức xem chừng nào Bụt sẽ ghé ngang qua để bà có thể chuẩn bị đón tiếp Bụt và giáo đoàn. Đại đức nói là trong khoảng sáu tháng. Bà tỏ ư rất hoan hỷ được tiếp đón thầy Sariputta và cư sĩ Suddatta. Bà ngơ lời khen ngợi vị trưởng giả trẻ tuổi này về công tŕnh cứu tế xă hội của chàng và khuyến khích chàng trong công việc tổ chức chuyến đi hoằng pháp sắp đến của Bụt.
Từ giă Ambapali, hai người hướng về phía Tây Bắc, đi trên tả ngạn ḍng sông Aciravati. Đây là lần đầu Suddatta đi bộ trên một quăng đường dài như thế. Chàng không thể dùng xe ngựa bởi v́ chàng phải cùng đi bộ với đại đức Sariputta. Đến đâu chàng cũng báo tin là trong ṿng sáu tháng Bụt và giáo đoàn sẽ đi qua và mọi người nên chuẩn bị để đón tiếp.
“Bụt là một bậc tỉnh thức vừa xuất hiện trên cơi đời. Bà con cô bác hăy thành tâm chuẩn bị để đón tiếp người và giáo đoàn cao quư của người". Vương quốc Kosala là một nước hùng mạnh không kém ǵ vương quốc Magadha. Biên giới miền Nam của vương quốc là sông Hằng. Đất đai của vương quốc trải dài tới miền Bắc cho đến những ngọn đồi sát chân dăy Hy Mă Lạp Sơn. Dân chúng ở vương quốc Kosala không mấy ai là không nghe đến Suddatta. Ai cũng gọi chàng là trưởng giả Cấp Cô Độc, Anathapindika, người chu cấp cho những kẻ bần cùng và cô độc. Khi chàng mở lời ca tụng bậc giác ngộ, ai cũng tin ngay lời chàng. Ai cũng ước ao được thấy mặt Bụt và giáo đoàn của người. Đại đức Sariputta sáng nào cũng ghé vào các thôn xóm để khất thực, và Suddatta thường đi theo người, Suddatta thường lấy cơ hội tiếp xúc này để nói cho đồng bào chàng nghe về Bụt và về giáo đoàn các vị khất sĩ.
Đi như thế được non một tháng th́ hai người về tới Savathi. Đại đức Sariputta được Suddatta mời về nhà để cúng dường. Chàng ân cần giới thiệu đại đức với gia đ́nh chàng và cầu xin đại đức thuyết pháp cho mọi người nghe. Thân phụ, thân mẫu và nội trợ của chàng đều xin phát nguyện thọ tŕ ba sự quay về nương tựa và năm giới. Nội trợ của Suddatta tên là Punnalakkhana, dáng người đoan trang và thùy mị. Nàng đă có bốn đứa con với Suddatta. Cả bốn đều c̣n nhỏ tuổi, ba đứa đầu là con gái và đứa chót là con trai. Đứa lớn tên là Subhadha chị, đứa kế tên là Subgadha em, đứa áp út tên là Sumagadha, cậu con trai tên là Rala.

Đại đức Sariputta bắt đầu đi hành hóa trong thủ đô Savathi. Buổi chiều và ban đêm, thầy về cư trú tại một khu rừng thưa gần bờ sông. Trong khi đó Suddatta đi t́m một nơi khả dĩ có thể làm chỗ cư trú thuận tiện cho Bụt và giáo đoàn trong chuyến hoằng pháp quan trọng sắp đến

 

chương bốn mươi

Bao Nhiêu Tấc Đất Bấy Nhiêu Tấc Vàng

 

 

Suddatta đi xem xét nhiều nơi nhưng chưa có nơi nào đẹp đẽ và thanh tịnh bằng khu lâm viên của thái tử Jeta nằm sát thủ đô Savathi. Chàng nghĩ nếu có được khu lâm viên này làm cơ sở lưu trú và hành đạo của Bụt và giáo đoàn th́ đạo lư tỉnh thức sẽ được truyền bá sâu rộng trong vương quốc. Suddatta t́m đến thái tử Jeta xin gặp.
Hôm ấy trong dinh thự của thái tử có mặt một vị văn quan trong triều mà Suddatta cũng có quen biết. Sau khi chào hỏi thái tử và vị văn quan, Suddatta tŕnh bày ước muốn của ḿnh và xin thái tử nhượng lại cho chàng khu vườn của thái tử để làm cơ sở tu học và hoằng pháp cho Bụt.
Thái tử Jeta mới có hai mươi tuổi. Khu vườn này là của vua Pasenadi ban cho chàng năm ngoái.
Thái tử nh́n vị văn quan rồi nh́n Suddatta nói:
- Khu vườn ấy là của phụ vương tôi cho tôi, và tôi quư nó như vàng. Nếu ông có đủ vàng lá đem trải đầy khu vườn th́ tôi sẽ nhường nó lại cho ông.
Thái tử Jeta nói nửa đùa nửa thật nhưng thương gia trẻ tuổi lại không cho đó là chuyện đùa. Chàng nói:
- Được rồi, tôi sẽ theo điều kiện của thái tử đặt ra. Sáng mai, tôi sẽ cho chở vàng tới.
Thái tử Jeta giật ḿnh:
- Tôi nói đùa đó mà, tôi không bán khu vườn của tôi đâu. Ông đừng chở vàng tới.
Nhưng Suddatta vẫn nghiêm trang:
- Thưa thái tử, ngài là một bậc vương giả, ngài đă nói ra lời nào th́ chắc lời ấy không thể bị xóa bỏ.
Rồi Suddatta quay sang hỏi vị văn quan đang ngồi uống nước với thái tử:
- Thưa đại nhân, có phải đúng như vậy không?
Vị văn quan gật đầu. Ông ta xoay về phía thái tử Jeta:
- Vị thương gia Anathapindika này nói đúng, thưa điện hạ, đă không ra giá th́ thôi, một khi đă đưa giá cả th́ ta không có quyền không bán.
Thái tử Jeta đành nhượng bộ. Tuy nhiên chàng hy vọng rằng Suddatta không có đủ vàng. Thái tử chưa kịp nói ǵ thêm th́ Suddatta đă đứng dậy chắp tay tạ ơn và cáo biệt.

Ngay sáng hôm sau, chàng cho người chở vàng tới lót khu vườn.
Thái tử Jeta chứng kiến cảnh tượng lót vàng này và rất lấy làm kinh ngạc. Thái tử biết đây không phải là một chuyện mua bán tầm thường. Không ai bỏ ra một số vàng lớn như thế để mà mua một khu vườn giải trí. Bụt và giáo đoàn của người chắc chắn là những nhân vật lỗi lạc lắm cho nên người thương gia này mới phát tâm dũng mănh như thế này được. Nghĩ thế, thái tử tới gần Suddatta và hỏi thăm chàng về Bụt. Mắt vị thương gia sáng lên. Chàng kể cho cho thái tử nghe về con người của Bụt, về đại cương giáo lư của người và về giáo đoàn các vị khất sĩ. Chàng lại hứa ngày mai sẽ đến mời thái tử đi thăm viếng đại đức Sariputta, một vị cao đệ của Bụt, hiện đang có mặt tại thủ đô. Nghe Suddatta nói, thái tử Jeta cũng cảm thấy hứng khởi trong ḷng. Lúc bấy giờ người của Suddatta đă chở vàng được ba chuyến và đă lót được khoảng hai phần ba khu vườn. Khi chiếc xe sắp đi chuyến thứ tư th́ thái tử Jeta đưa tay ngăn lại. Thái tử nói với Suddatta:
- Thôi, ông lót từng ấy vàng đủ rồi. Phần đất c̣n lại là phần tôi hiến tặng cho Bụt và giáo đoàn. Tôi cũng muốn góp phần vào công tŕnh lớn lao và đẹp đẽ của ông. Tôi nói như thế này, ông nghe có được không nhé: cứ xem như là ông cúng đất, c̣n tôi th́ cúng cây cho tu viện. Sau này có ai hỏi th́ ta có thể nói rằng tu viện này tên là “Vườn Anathapindika với cây của Jeta”. Ông chịu không?
Suddatta rất hoan hỷ. Chàng hân hoan thấy thái tư Jeta chịu đóng góp vào công cuộc hoằng pháp lớn lao này.

Chiều hôm sau, chàng đến rước thái tử đi thăm đại đức Sariputta, để thái tử được thấy nhân cách của thầy và được nghe thuyết pháp. Sau đó, cả ba người cùng đi đến khu vườn mà Suddatta vẫn gọi là Jetavana, dù chàng đă đứng tên làm địa chủ. Suddatta hỏi ư kiến thầy Sariputta và thái tử Jeta về kế hoạch xây dựng cư xá, thiền đường, nhà giảng và pḥng tắm. Chàng muốn dựng một mái tam quan trước cổng tu viện trên khoảng đất của thái tử Jeta cúng dường để kỷ niệm và cũng để làm vui ḷng thái tử. Thầy Sariputta đă đưa ra nhiều chỉ dẫn rất quư báu về việc xây dựng cư xá, thiền đường, nhà giảng và pḥng tắm, bởi v́ thầy biết rất tường tận về những nhu yếu của các sinh hoạt tu viện. Một nơi êm mát được chỉ định để làm am lá cho Bụt. Những con đường được vạch ra, và những giếng nước được bắt đầu đào. Sariputta khẩn khoản yêu cầu đại đức Sariputta cư trú ngay tại Jetavana để giúp chàng điều động công việc xây cất những tiện nghi tu viện. Có những buổi sáng gia đ́nh Suddatta mang thức ăn lên để cúng dường đại đức. Vào những hôm này đai đức không đi khất thực, c̣n vào những buổi khác, đại đức thường mặc áo mang bát đi khất thực trang nghiêm trong thành phố. Dân chúng thủ đô dần dần biết tới đại đức, và từ câu chuyện Suddatta lót vàng mua đất Jetavana đă được truyền đi khắp nơi. Ai cũng biết rằng vị thương gia trẻ Anathapindika đă mua đất của thái tử và đang xây cất tu viện cho một giáo đoàn sẽ từ Magadha tới. Thỉnh thoảng vào những buổi chiều, đại đức Sariputta thuyết pháp tại Jetavana và dân chúng thủ đô đă bắt đầu đi nghe khá đông, Bụt vẫn chưa tới mà đạo của Bụt đă được dân chúng hâm mộ.

Bốn tháng sau, khi công cuộc xây cất đă gần hoàn tất, đại đức Sariputta lên đường trở về Rajagaha đón Bụt.
Buổi sáng khi đại đức Sariputta về tới Vesali, thầy thấy bóng dáng rất nhiều chiếc áo vàng trong thành phố. Hỏi ra thầy biết là Bụt và trên năm trăm vị khất sĩ đă tới Vesali trước đó mấy hôm. Hiện Bụt đang cư trú trong Rừng Lớn. Sariputta lập tức t́m về giảng đường thăm Bụt. Bụt cho thầy biết là nữ cư sĩ Ambapali vừa mới tới thỉnh Bụt và giáo đoàn tới thọ trai ngày mai tại vườn Xoài của bà. Người hỏi thăm về cuộc hoằng hóa của thầy ở Savatthi. Sau khi nghe Sariputta kể lại những ǵ đă xảy ra tại thủ đô vương quốc Kosala, Bụt cho thầy biết rằng hiện các đại đức Kondanna và Uruvela Kassapa đang hướng dẫn đại chúng tu học tại Trúc Lâm và tất cả các vị khất sĩ hành đạo trong vương quốc Magadha đă được Bụt thông báo nên y chỉ vào hai thầy ấy.
Trong số năm trăm vị khất sĩ đi theo Bụt, hai trăm vị sẽ ở lại hành đạo tại tiểu bang Videha và tại Vesali, c̣n ba trăm vị sẽ theo Bụt qua Kosala. Mọi việc đều đă được các thầy phụ tá sắp đặt chu đáo. Bụt cho biết ngày mốt Bụt sẽ rời Vesali để lên đường đi Savatthi và người bảo thầy Sariputta cùng đi với người.

Được cúng dường Bụt và giáo đoàn khất sĩ tại vườn Xoài của ḿnh. Ambapali rất lấy làm măn nguyện. Bà chỉ tiếc cậu con trai của bà là Jivaka đă không có ở nhà để thừa tiếp Bụt và giáo đoàn. Cậu đang theo học ngành y khoa gần thủ đô Rajagaha. Ngày hôm qua, sau khi tới thỉnh Bụt ra về, bà gặp một số các vương tử Licchavi ở giữa đường. Các vị vương tử này là những người có quyền thế vào bậc nhất ở Vesali. Họ đi trên những chiếc xe song mă trang sức cực kỳ lộng lẫy. Họ đón đường bà. Chiếc song mă của bà phải ngừng lại. Họ hỏi bà đi đâu. Ambapali trả lời bà vừa đi thỉnh Bụt và giáo đoàn ngày mai về dùng cơm trưa. Các vị vương tử đề nghị bà hủy bỏ việc mời Bụt đi và chỉ nên mời họ. Họ nói:
- Nếu nàng chịu mời chúng tôi, chúng tôi sẽ trả giá bữa cơm ngày mai là một trăm ngàn đồng vàng.
Theo ư các vị vương tử, mời các ông thầy tu th́ chẳng có ích lợi và vui vẻ ǵ. Ambapali trả lời:
- Quư vị vương tử chưa biết Bụt nên mới nói như thế. Tôi đă mời Bụt và giáo đoàn của người vào ngày mai rồi. Quư vị vương tử có cho tôi cả thành Vesali cùng tất cả đất đai vao quanh thành, tôi cũng không đánh đổi bữa cơm ngày mai cho các vị, đừng nói là các vị trả cho tôi một trăm ngàn đồng vàng. Thôi tôi xin phép quư vị được về nhà sớm để lo cho cuộc đón tiếp ngày mai.
Các vương tử Licchavi bắt buộc phải tránh đường cho bà đi. Ambapali đâu có biết rằng sau khi tránh đường cho bà đi, họ đă rủ nhau t́m đến Bụt để xem ông thầy tu này là ai mà Ambapali kính trọng đến thế. Họ t́m đến Rừng Đại Lâm. Họ đậu xe ở ven rừng và đi bộ vào.

Bụt biết đây là những thanh niên có nhiều hạt giống từ bi và trí tuệ. Người mời họ ngồi và kể chuyện cho họ nghe. Người kể cho họ nghe về thân thế và lịch tŕnh tu đạo của người. Rồi người nói về đạo lư diệt khổ, và lư tưởng giải thoát. Người biết họ cũng thuộc về giai cấp Ksatriya, cũng thuộc về hoàng tộc như người. Nh́n họ, người thấy h́nh ảnh của người ngày xưa. Câu chuyện người nói v́ thế rất có vẻ thân mật.
Sau khi được nghe Bụt thuyết pháp, các vị vương tử Licchavi bừng tỉnh. Họ thấy được họ. Họ thấy sự hưởng thụ giàu sang và quyền bính không đủ để đem lại cho họ hạnh phúc. Họ t́m thấy lư tưởng cho tuổi trẻ họ. Tất cả đều xin nguyện làm học tṛ tại gia của Bụt. Họ ngơ lời thỉnh Bụt ngày mai đến thọ trai. Bụt mỉm cười:
- Ngày mai tôi đă được Ambapali mời rồi.
Các vị vương tử cũng mỉm cười. Họ nhớ lại cuộc đối đáp giữa họ và Ambapali trước đó. Một vị nói:
- Vậy th́ chúng con xin thỉnh Bụt vào ngày mốt.
Bụt mỉm cười chấp thuận.
Tại lễ cúng dường tổ chức ở vườn Xoài. Ambapali đă mời các thân hữu của bà đến để nghe Bụt thuyết pháp. Một số các vương tử Licchavi cũng đă được mời tham dự buổi lễ này.

Ngày hôm sau, Bụt với trên một trăm vị khất sĩ tới dự lễ trai tăng tại trú sở các vương tử Licchavi. Bụt và các vị khất sĩ được đón tiếp rất long trọng. Các thức ăn được cúng dường tuy là những thức ăn chay nhưng đều là những thức trân quư vào bậc nhất. Các loại trái cây như mít, xoài, chuối, và hồng táo đều đă được hái từ vườn cây của các vương tử. Thọ trai xong, Bụt giảng cho mọi người nghe về giáo nghĩa duyên sinh và con đường của tám sự hành tŕ chân chính. Bài giảng của ngài làm rung động tâm can của người nghe. Mười hai vị vương tử đă cầu Bụt cho được xuất gia. Bụt vui ḷng chấp nhận họ. Trong số những người được xuất gia hôm ấy có Otthaddha và Sunakhatta, hai vị vương có ảnh hưởng lớn trong bộ tộc Licchavi.
Cuối buổi cúng dường, các vị vương tử trong bộ tộc Licchavi khẩn khoản thỉnh Bụt và giáo đoàn sang năm về an cư tại Vesali. Họ hứa sẽ cất tu viện và giảng đường trong khu Rừng Lớn để có chỗ an cư cho Bụt và hàng trăm vị khất sĩ. Bụt chấp thuận lời thỉnh cầu này.

Sáng hôm sau, nữ cư sĩ Ambapali đến viếng Bụt rất sớm. Bà ngơ ư muốn Bụt nhận vườn Xoài của bà như một phẩm vật cúng dường của bà cho giáo đoàn khất sĩ. Bụt nhận lời.
Sau đó, Bụt cùng Sariputta và tăng đoàn lên đường đi về thủ đô Savatthi.

 

chương bốn mươi mốt

Thương! Mầm Mống Của Khổ Đau

 

 

Đường về Savatthi đối với đại đức Sariputta đă trở nên quen thuộc. Trên con đường nầy thầy và cư sĩ Anathapindika đă gây được nhiều niềm tin nơi dân chúng đối với Bụt và giáo đoàn của người. Lần này Bụt đi tới đâu là được dân chúng tiếp đón niềm nở tới đó.
Trên tả ngạn con sông Aciravati, có nhiều khu rừng mát mẻ, nơi ấy Bụt và giáo đoàn khất sĩ có thể nghỉ ngơi mỗi tối. Đoàn người chia làm ba nhóm, nhóm của Bụt đi đầu, có thầy Sariputta hướng dẫn, nhóm thứ hai do đại đức Assaji cầm đầu, nhóm thứ ba có đại đức Moggallana chăm sóc.
Các đoàn khất sĩ đi rất trang nghiêm, khi khất thực cũng như lúc đi trên đường rất dài. Dân chúng các thôn xóm ven sông thỉnh thoảng được nghe pháp thoại của Bụt hay trên một bờ sông.

Ngày tới Savatthi, Bụt và giáo đoàn được hướng dẫn về thẳng Kỳ Viên tức là tu viện Jetavana. Thấy trung tâm tu học được xây dựng và trang bị khéo léo và chu tất. Bụt nh́n Suddatta và ngỏ lời khen ngợi. Suddatta rất sung sướng. Chàng thưa với Bụt rằng đó cũng là nhờ ư kiến và công tŕnh của đại đức Sariputta và thái tử Jeta.
Chú tiểu Rahula, năm nay đă hai mươi hai tuổi. Theo nguyên tắc chú phải thân cận với đại đức Sariputta để học hỏi với thầy, nhưng sáu tháng nay v́ thầy Sariputta vắng mặt cho nên chú đă được giao lại cho đại đức Moggallana. Về tới tu viện Jetavana, chú lại được theo hầu thầy Sariputta như cũ.

Hoàng thái tử Jeta và cư sĩ Suddatta thiết kế một lễ cúng dường ngay tại tu viện mới, ngay sau ngày giáo đoàn tới Savatthi. Dân chúng quanh vùng được mời tới chiều hôm ấy để nghe Bụt thuyết pháp. Đă nghe nói tới Bụt và giáo đoàn từ nhiều tháng rồi cho nên hôm ấy dân chúng thủ đô về tu viện rất đông. Bụt đă nói về bốn sự thật và con đường tám sự hành tŕ chân chính. Trong số những ngồi nghe Bụt có cả hoàng hậu Mallika, phu nhân của quốc vương Pasenadi và công chúa Vajiri. Hoàng hậu và công chúa đă tới do lời mời của thái tử Jeta. Thái tử đă có ḷng hâm mộ Bụt từ ngày biết đại đức Sariputta, và chàng đă nói nhiều về Bụt với mẹ và em gái. Công chúa mới lên mười sáu.
Nghe thuyết pháp xong, hoàng hậu và công chúa có cảm t́nh ngay với Bụt. Cả hai người thấy tâm hồn như mở ra. Cả hai đều muốn xin làm đệ tử Bụt, nhưng chưa dám. Hoàng hậu tự nhủ là phải có sự đồng ư của vua mới có thể đến Bụt xin quy y. Hoàng hậu Mallika biết thế nào trong tương lai vua Pasenadi cũng có cảm t́nh với Bụt, em gái của vua hiện giờ là chánh hậu của vua Bimbisara nước Magadha, đă quy y với Bụt từ ba năm nay.

Trong số những người đến nghe Bụt thuyết pháp hôm ấy cũng có nhiều nhân vật quan trọng thuộc các giáo phái tôn giáo đang thịnh hành ở Savatthi. Họ đến v́ ṭ ṃ hơn là v́ t́m học. Có người nghe Bụt xong chợt thấy tâm hồn cởi mở. Có người nghe Bụt xong th́ thấy người là một thế lực tranh chấp đáng ngại, nhưng ai nấy đều công nhận rằng sự xuất hiện của Bụt tại thành Savatthi này là một biến cố rất trọng đại trong lịch sử tư tưởng và tôn giáo ở vương quốc Kosala.
Hôm ấy sau khi lễ cúng dường và buổi thuyết pháp đă hoàn măn, cư sĩ Suddatta trân trọng tới quỳ trước Bụt và bạch với người:
- Con và gia đ́nh con cùng tất cả các bạn hữu kính dâng tu viện Jetavana này lên cho Bụt và giáo đoàn. Mong Bụt và giáo đoàn chấp nhận cho chúng con.
Bụt nói:
- Suddatta, công đức của quư vị thật to lớn. Giáo đoàn khất sĩ nhờ có cơ sở này mà có nơi tránh mưa, tránh nắng, thú hoang, rắn rết và muỗi ṃng. Đây là một cơ sở tu học rất thuận lợi cho các vị khất sĩ đến từ bốn phương, trong hiện tại cũng như trong tương lai. Quư vị đă hết ḷng hộ tŕ chánh pháp, tôi mong là quư vị sẽ giữ vững chí hướng trên con đường tu tập.
Sáng hôm sau, Bụt và giáo đoàn khất sĩ ôm bát và đi vào thành khất thực. Đại đức Sariputta đă chia các vị khất sĩ thành hai mươi đoàn khất thực, và mỗi đoàn mười lăm vị. Sự có mặt của các chiếc áo vàng trong thành phố đă khiến cho dân chúng nói nhiều tới tu viện Jetavana. Phong thái nghiêm trang, và lặng lẽ của các vị khất sĩ đă làm cho dân chúng thủ đô mến phục tăng đoàn.
Cứ mỗi bảy hôm th́ lại có một buổi thuyết pháp tại tu viện Jetavana, những buổi thuyết pháp này do Bụt chủ tŕ. Dân chúng đến dự rất đông. Chỉ trong ṿng mười hôm quốc vương Koala và vua Pasenadi đă biết đến sự có mặt của Bụt. Tuy bận rộn công việc triều chính vua cũng đă có dịp ngồi nghe các vị cận thần nói về ngôi tu viện mới và về giáo đoàn khất sĩ từ vương quốc Magadha mới tới.

Trong một bữa cơm hoàng gia, vua đem chuyện giáo đoàn của Bụt ra nói, hoàng hậu Mallika cho vua biết là thái tử Jeta có đóng góp và việc xây dựng tu viện. Vua cho đ̣i thái tử đến và hỏi về Bụt. Thái tử Jeta thực ḷng tâu vua về những ǵ ḿnh nghe thấy. Thái tử nói là nếu được vua cho phép, thái tử sẽ xin quy y làm học tṛ tại gia của Bụt.
Vua pasenadi không tin là một người trẻ tuổi như Bụt mà đă chứng đạt được quả vị giác ngộ và giải thoát cao tột như lời đồn đăi. Theo lời thái tử th́ Bụt chỉ mới có ba mươi chín tuổi. Ba mươi chín tuổi là tuổi của vua. Vua nghĩ đức độ của Bụt làm sao cao bằng đức độ của những bậc lănh tụ tôn giáo lớn tuổi như Purana Kassapa, Makkhali Gosala, Nigantha Nathaputta và Sanjana Belatthiputta. Ḷng vua nửa tin nửa ngờ. Vua nghĩ thầm là khi nào có cơ hội vua sẽ t́m tới thăm Bụt để t́m hiểu trực tiếp con người mà cả hoàng hậu Mallika cả thái tử Jeta đều tỏ ḷng cảm mến và kính phục.

Mùa Mưa sắp tới, Bụt quyết định sẽ cùng đại chúng an cư tại tu viện Jetavana, đă có kinh nghiệm từ những mùa kết hạ trước tại tu viện Trúc Lâm, năm nay các thầy phụ tá cho Bụt tổ chức mùa an cư rất dễ dàng và chu đáo. Số người mới xuất gia tại Savatthi đă lên tới sáu mươi vị. Suddatta đă đem tới cho tu viện rất nhiều bạn hữu, những người này rất sốt sắng trong việc tổ chức cúng dường và bảo trợ cho những sinh hoạt tu học tại tu viện.

Một buổi chiều nọ, Bụt tiếp một người đàn ông c̣n trẻ nhưng mặt mũi bơ phờ. Được Bụt hỏi thăm, người này nói là đứa con trai độc nhất của ông ta mới chết. Suốt mấy ngày nay, ông ta cứ ra ngoài băi tha ma, vừa khóc vừa kêu lên: “Con ơi, bây giờ con ở đâu?”, ông ta không thiết ǵ đến ăn uống và ngủ nghỉ. Bụt nói:
- Đời là như thế đó, này ông bạn. Hễ có thương là có khổ.
Người đàn ông không chấp nhận lời của Bụt. Ông ta phản đối.
- Thầy nói sai rồi, thương không làm cho người ta khổ, thương chỉ đem lại cho người ta hạnh phúc và niềm vui mà thôi!
Nói xong, người ấy bất măn đứng dậy và bỏ đi, không cho Bụt có cơ hội giải thích thêm về lời người vừa nói. Ông ta đi lang thang một hồi th́ gặp một toán người đang xúm nhau đánh bạc. Ông ta ngồi xuống tham dự và nhân tiện kẻ lại cho bọn người nghe về cuộc gặp gỡ vừa rồi với Bụt. Những người đàn ông đang cờ bạc với nhau đều đồng ư với ông ta, cho rằng lời Bụt nói là sai. “Thương làm sao mà lại đem tới sầu khổ và thất vọng cho được. Thương chỉ đem tới hạnh phúc và niềm vui mà thôi! Anh nói đúng đấy, ông sa môn Gotama nói sai rồi”.
Câu chuyện này được truyền ra và chẳng mấy chốc đă trở nên đề tài bàn tán sôi nổi của những giáo phái ở thủ đô Savatthi. Nhiều vị lănh tụ giáo phái cũng cho rằng Bụt có một quan niệm sai lầm về thương yêu, và rốt cuộc câu chuyện được truyền đến tai quốc vương Pasenadi.

Chi
ều hôm ấy, trong bữa cơm gia đ́nh, vua nói với hoàng hậu:
- Cái vị sa môn mà người ta thường gọi là Bụt ấy có thể không phải là người giỏi.
Hoàng hậu hỏi:
- Tại sao hoàng thượng nói như vậy? Ai đă chê sa môn Gotama?
- Sáng nay ta có nghe các quan trong triều bàn tán về sa môn Gotama. Họ nói rằng theo sa môn Gotama, càng thương nhiều th́ càng lo lắng, sầu khổ và thất vọng nhiều mà thôi.
Hoàng hậu Mallika tâu vua:
- Nếu sa môn Gotama đă nói như thế th́ chắc đó là sự thật.
Vua Pasenadi không bằng ḷng. Vua nói:
- Hoàng hậu đừng nên nói thế. Ḿnh phải biết suy xét chứ. Đừng làm như một em bé hễ thầy giáo nói điều ǵ th́ cứ cho ngay điều ấy là đúng.
Hoàng hậu im lặng không nói ǵ. Bà biết là vua chưa có cảm t́nh với Bụt. Sáng hôm sau bà nhờ một người Bà-la-môn tâm phúc là Nalijangha tới viếng Bụt và hỏi xem có thật là người đă nói rằng “thương là nguồn gốc của lo lắng, sầu khổ và thất vọng” không? Bà dặn là nếu Bụt có nói như thế th́ hăy xin Bụt giải nghĩa thêm cho rơ ràng và phải ghi nhớ hết những điều người dạy để về thuật lại cho bà.
Nalijangha tới thăm Bụt và được Bụt kể cho mấy câu chuyện chứng tỏ rằng thương là khổ. Bụt nói:
- Tại Savatthi này tôi nghe nói một người thiếu nữ vừa mất mẹ. Cô ta đau khổ quá đến phát điên, cả ngày cứ đi ngoài đường gặp ai cũng hỏi: ông có gặp mẹ tôi đâu không? Bà có thấy mẹ tôi đâu không? Cũng tại Savatthi, tôi lại mới nghe nói có hai thanh niên nam nữ yêu nhau, nhưng gia đ́nh cô lại ép gă người con gái cho một chàng trai mà cô ta không yêu. Do đó mà hai người yêu nhau phải rủ nhau tự tử, nghĩ rằng chỉ có cái chết mới kết hợp họ với nhau được. Nội hai câu chuyện này cũng có thể chứng tỏ rằng thương là khổ”.
Nalijangha về thuật lại những câu chuyện ấy cho hoàng hậu Mallika nghe.

Một hôm nhân lúc vua Pasenadi rảnh rỗi, hoàng hậu hỏi vua:
- Bệ hạ nghĩ thế nào, công chúa Vajiri có phải là người bệ hạ thương yêu và cưng chiều nhất hay không?
- Đúng như vậy, ta thương yêu và cưng chiều con gái ta nhất.
- Vậy nếu có ǵ không may xảy ra cho công chúa Vajiri th́ bệ hạ có lo lắng, sầu khổ và thất vọng không?
Vua Pasenadi giật ḿnh. Vua thấy rằng trong cái thương, có những mầm mống của lo lắng, sầu khổ và thất vọng. Vua tự nhiên mất hết an lạc. Câu nói của Bụt chứa đựng một sự thật phũ phàng làm cho vua ngẩn ngơ. Vua nói:
- Hôm nào có dịp trẫm cũng sẽ đến thăm viếng viếng sa môn Gotama.
Nghe vua nói như thế, hoàng hậu rất vui mừng. Bà tin rằng không được gặp Bụt th́ thôi, chứ nếu được gặp Bụt thế nào vua cũng sẽ có cảm t́nh với Bụt.

 

hết phần 12, xem tiếp phần 13