Thích Nhất Hạnh

Đường Xưa Mây Trắng

chương bốn mươi hai

Không Hiểu Biết Th́ Không Thể Thương Yêu

 

 

Vua Pasenadi đến thăm Bụt một ḿnh, không có hoàng hậu và công chúa đi theo. Vua cũng không đem theo vị văn quan hay vơ quan nào. Ngài để xe và thị vệ ngoài cổng tu viện Jetavan và đi bộ vào một ḿnh. Vua được Bụt tiếp trước chiếc am lá của người. Sau khi an vị và trao đổi những lời thăm hỏi, vua hỏi Bụt một cách trực tiếp:
- Sa môn Gotama, người ta thường ca ngợi ngài là Bụt, là đă đạt tới quả vị giác ngộ cao nhất. Trẫm băn khoăn tự hỏi: tuổi của ngài c̣n nhỏ, năm tu của ngài cũng c̣n ít, thế mà tại sao ngài lại đạt tới thành quả đó được? Trẫm đă nghe nói đến những vị đạo cao đức trọng như Puruna Kassapa, như Makkhali Gosala, như Nigantha Nathaputta, như Sanjaya Belatthiputta ... những vị này là người người tu lâu năm, tuổi tác đều lớn, tại sao họ không tự nhận họ là bậc giác ngộ hoàn toàn? Lại c̣n những vị như Pakudha Kaccayana và Ajita Kesakambali nữa. Ngài có nghe nói đến những vị ấy không?
Bụt ôn tồn:
- Đại vương, tôi có nghe nói tới các vị ấy và có vị tôi cũng đă từng được gặp. Đại vương, sự tỉnh thức không tùy thuộc vào tuổi tác, và năm tháng không quyết định được sự có mặt của giác ngộ. Đại vương, có những cái bé nhỏ mà ta không nên khinh thường: một vị vương tử bé, một con rắn con, một đốm lửa nhỏ và một nhà tu trẻ. Vị vương tử tuy bé nhưng cũng có vương tính của một đức vua như bệ hạ bậy giờ, một con rắn nhỏ có thể làm ta mất mạng trong chốc lát. Một đốm lửa hồng có thể làm thiêu rụi một khu rừng hay một thành phố lớn và một nhà tu trẻ có thể đạt tới quả vị giác ngộ hoàn toàn. Đại vương! Người khôn ngoan không bao giờ khinh thường một một vương tử bé, một con rắn nhỏ, một đốm lửa hồng và một nhà tu trẻ.
Vua Pasenadi nh́n Bụt kinh ngạc. Người ngồi trước mặt vua đă nói với vua những điều trên một cách điềm đạm. Những điều Bụt nói không hàm chứa một hào ly mặc cảm nào. Vua bắt đầu có đức tin nơi Bụt. Vua hỏi Bụt về điều mà vua c̣n thắc mắc và chưa giải quyết được xong xuôi:
- Sa môn Gotama, có người nói rằng ngài chủ trương không nên thương yêu, bởi v́ càng thương nhiều th́ càng lo lắng nhiều, càng thương nhiều th́ càng sầu khổ nhiều, càng thương nhiều th́ càng thất vọng nhiều. Trẫm nghĩ rằng điều đó có thể đúng, nhưng ḷng trẫm vẫn không yên. Trẫm nghĩ nếu không có thương yêu th́ cuộc đời sẽ khô khan và vô vị lắm. Xin ngài giải dùm những nghi nan ấy cho trẫm.
Bụt nh́n vua:
- Đại vương, câu hỏi của ngài rất hay, và nhiều người sẽ được khai sáng nhờ câu hỏi này. Tiếng thương yêu có nhiều nghĩa, ta phải xét cho kỹ về bản chất của từng loại thương yêu. Cuộc đời cần đến đến sự thương yêu, nhưng không phải là thứ thương yêu dựa trên căn bản của dục vọng, của đam mê và vướng mắc, của phân biệt và kỳ thị. Đại vương, có một thứ t́nh thương mà cuộc đời rất cần đến, đó là ḷng từ bi. Từ là maitri, c̣n bi là karuna.
Đại vương, t́nh thương mà người đời thường nói tới là t́nh thương giữa cha mẹ và con cái, giữa vợ và chồng, giữa những người cùng trong họ hàng, cùng thân tộc, cùng giai cấp hoặc cùng quốc gia. V́ t́nh thương ấy c̣n dựa vào ư niệm “tôi” và “của tôi” cho nên bản chất của nó c̣n là sự vướng mắc và phân biệt.
Người ta chỉ muốn thương cha của ḿnh, thương mẹ của ḿnh, thương chồng của ḿnh, thương vợ của ḿnh, thương con của ḿnh, thương cháu của ḿnh, thương họ hàng của ḿnh, thương đất nước của ḿnh, cho nên người ta c̣n vướng mắc và phân biệt. Vướng mắc cho nên lo lắng về những bất trắc có thể xảy đến dù chúng chưa xảy đến, vướng mắc cho nên phải gánh chịu sầu đau và thất vọng mỗi khi có những bất trắc xảy đến.
Phân biệt cho nên có thái độ nghi kỵ, hờ hững và ghét bỏ đối với những người ḿnh không thương. Vướng mắc và phân biệt đều là những nguyên nhân của khổ đau, khổ đau cho ḿnh và cho người.
Đại vương, thứ t́nh thương mà muôn loài đang khao khát là ḷng từ bi. Từ là thứ t́nh thương có thể đem đến an vui cho kẻ khác, bi là thứ t́nh thương có thể làm vơi đi những khổ đau của kẻ khác. Từ và bi là thứ t́nh thương không có điều kiện, không bắt buộc và không đ̣i hỏi bất cứ một sự đền đáp nào. Trong từ bi, người được thương không phải chỉ là cha ta, mẹ ta, vợ ta, chồng ta, con ta, huyết thống ta, giai cấp ta ... Kẻ được thương là tất cả mọi người và mọi loài.
Trong từ và bi không có sự phân biệt ta và không ta, của ta và của không của ta. V́ không phân biệt nên không có vướng mắc. Từ và Bi chỉ đem lại niềm vui và làm giảm đi nỗi khổ; Từ và Bi không gây lo lắng sầu khổ và thất vọng. Thiếu từ bi, cuộc đời sẽ khô khan, khổ đau và buồn chán như đại vương nói. Có từ bi, cuộc đời sẽ có an lạc, hạnh phúc và tươi vui. Đại vương, ngài là bậc nhân chủ cầm đầu của cả một nước, dân chúng vương quốc ngài sẽ được thấm nhuần ân đức ngài nếu ngài tu tập được tâm Từ và tâm Bi.
Vua cúi đầu suy nghĩ một lúc. Sau đó vua ngửng lên hỏi Bụt:
- Trẫm có một gia đ́nh để coi sóc, có một vương quốc phải chăm lo. Nếu trẫm không thương yêu gia đ́nh của trẫm và dân chúng trong vương quốc của trẫm th́ làm sao trẫm có thể coi sóc và chăm lo cho họ được? Xin Bụt soi sáng điểm này cho trẫm.
- Cố nhiên là đại vương phải thương yêu gia đ́nh hoàng gia và phải thương yêu dân chúng của vương quốc. Nhưng t́nh thương yêu của đại vương có thể vượt khỏi phạm vi gia đ́nh và vương quốc. Đại vương thương yêu và chăm sóc cho các hoàng tử và công chúa. Điều đó không ngăn cản việc đại vương có thể thương yêu và chăm sóc cho tất cả những người trẻ khác trong vương quốc như là thương yêu và chăm sóc chính con trai và con gái của đại vương. Nếu đại vương làm được như vậy th́ t́nh thương hạn hẹp trở thành t́nh thương rộng lớn, và đột nhiên tất cả những người trẻ tuổi trong vương quốc đều trở nên con trai và con gái của đại vương. Đó đích thực là tâm từ bi. Đây không phải là một điều quá lư tưởng. Đây là một điều con người có thể thực hiện được nhất là khi con người ấy có trong tay những phương tiện như đại vương. Nếu đại vương phát được nguyện lớn th́ đại vương chắc chắn có thể làm được điều này.
- Nhưng c̣n những người trẻ tuổi trong các vương quốc khác?
- Không có ǵ ngăn cản đại vương thương yêu những người trẻ tuổi trong các vương quốc khác như con trai và con gái của ngài, dù những người này không nằm trong vùng cai trị của đại vương. Không phải v́ thương yêu dân chúng của quốc gia ḿnh mà ḿnh không thể thương yêu dân chúng của các quốc gia khác.
- Thương yêu như thế nào? Họ có nằm dưới quyền cai trị của ḿnh đâu?
Bụt nh́n vua:
- Sự giàu mạnh và an ổn của một quốc gia không phải được tạo nên bởi sự nghèo hèn và loạn lạc của những quốc gia khác. Đại vương, nền ḥa b́nh và thịnh vượng lâu dài của một quốc gia chỉ có thể được xây dựng trên sự ḥa hiếu giữa các quốc gia và ư hướng về một nền thịnh vượng chung. Nếu đại vương thực sự muốn cho vương quốc Kosala có ḥa b́nh và những người trai trẻ trong vương quốc không phải xông pha nơi lửa đạn th́ đại vương cũng phải giữ ǵn làm sao cho các vương quốc kế cận cũng có ḥa b́nh và để những trai trẻ các xứ đó cũng khỏi phải xông pha trong ṿng lửa đạn. Chính sách ngoại giao và kinh tế của đại vương phải thực sự đi theo con đường của tâm từ bi th́ đại vương mới có thể làm được chuyện này. Như vậy trong khi đại vương thương yêu và chăm sóc cho quốc gia Kosala, đại vương cũng chăm sóc cho các vương quốc khác như Magadha, Sasi, Videha, Sakya và Koliya.
Đại vương, mới năm ngoái đây, sau khi về thăm gia đ́nh và vương quốc Sakya, tôi và nhiều vị khất sĩ có tới du hóa ở Arannakutila, thuộc lănh thổ của quư quốc, sát chân núi Hy Mă Lạp Sơn. Ở đó tôi đă suy nghiệm về một chính sách trị nước căn cứ trên nguyên tắc bất bạo động. Tôi thấy các vị quốc vương rất có thể cai trị nghiêm minh, đem lại an ḥa và hạnh phúc của muôn dân mà không cần sử dụng đến những biện pháp bạo động như chinh phạt, xử tử, giam hăm, tù đày v.v... Tôi đă nói những điều này với phụ vương tôi, vua Suddhodana. Nhân tiện đây tôi cũng muốn xác định điều đó với đại vương. Làm nhà chính trị giỏi, đại vương có thể trị nước mà không cần đến những phương thức bạo động, nếu ngài biết un đúc và nuôi dưỡng Từ Bi.
Vua thốt lên:
- Thật là kỳ diệu! Thật là kỳ diệu! Chưa bao giờ trẫm được nghe những lời giáo huấn mới lạ và sâu sắc như thế! Ngài thật là một bậc tôn quư trên đời! Những điều Bụt dạy, trẫm xin lĩnh giáo để về chiêm nghiệm, bởi v́ trẫm biết những lời dạy ấy có những chiều sâu cần phải khám phá. Bây giờ trẫm xin hỏi ngài một câu hỏi thật đơn giản. Thói thường, th́ t́nh thương của người đời bao giờ cũng ẩn chứa ư niệm phân biệt, và ít nhiều cũng mang tính chất đam mê và vướng mắc. Theo Bụt th́ thứ t́nh thương có thể gây nên lo lắng, sầu khổ, và thất vọng. Vậy nếu không thương như thế th́ ta phải thương làm sao? Ví dụ như trẫm đây, trẫm phải thương con cái của trẫm như thế nào để tránh được những lo lắng, sầu khổ và thất vọng?
- Không ai cấm cản chúng ta thương yêu, nhưng ta phải biết quán sát để thấy được bản chất của t́nh thương chúng ta.T́nh thương theo lẽ th́ phải làm cho người được thương yêu có an lạc và hạnh phúc, nhưng nếu chỉ là đam mê, là ích kỷ, là ư chí chiếm hữu th́ t́nh thương này không thực sự là t́nh thương, t́nh thương này không làm cho người được thương có an lạc và hạnh phúc. Trái lại nó làm cho kẻ kia cảm thấy tù túng, lệ thuộc, mất hết tự do, mất hết phẩm cách của một con người có tự do. T́nh thương trong trường hợp này chỉ là một tù ngục. Nếu người được thương không có hạnh phúc, nếu người ấy không chấp nhận cái nhà tù của sự chiếm hữu th́ t́nh thương kia sẽ dần dần biến thành sự ghét bỏ và hận thù.
Đại vương biết không, tại kinh đô Savatthi này cách đây chỉ có mười hôm, một chuyện thương tâm đă xảy ra chỉ v́ t́nh thương không được thỏa măn đă biến thành hận thù. Có một bà mẹ cảm thấy mất mát khi đứa con trai duy nhất của bà đem ḷng thương yêu một cô thiếu nữ và sau đó cưới cô ấy về làm vợ. Bà mẹ kia thay v́ thấy rằng ḿnh có thêm một đứa con, lại cảm thấy rằng ḿnh đă mất một đứa con, và cho rằng con trai ḿnh đă phản bội t́nh thương của ḿnh. Nghĩ như thế, hận thù nảy sinh trong tâm bà. Một hôm bà đă bỏ thuốc độc vào thức ăn, và cả con trai lẫn con dâu đều chết v́ ngộ độc. Đại vương! Trong đạo lư giác ngộ, thương yêu phải đi đôi với hiểu biết, thương yêu chính là hiểu biết. Nếu không hiểu biết th́ không thể thương yêu, vợ chồng không hiểu nhau th́ không thể thương nhau, anh em không hiểu nhau th́ không thể thương nhau. Muốn cho một người nào có hạnh phúc, ḿnh phải t́m hiểu cho được những ước vọng và những khổ đau của chính người ấy. Hiểu được rồ́ ḿnh mới có thể làm mọi cách để cho người ấy bớt khổ đau và có hạnh phúc. Như vậy mới gọi là t́nh thương chân thật, c̣n nếu ḿnh chỉ muốn kẻ kia làm theo ư ḿnh, và không biết ǵ đến những khổ đau và những nhu cầu chân thực của người ấy th́ đó không phải là thương. Đó chỉ là ước muốn chiếm hữu hoặc ước muốn thỏa măn ư nguyện của ḿnh, cho dù đó là ư nguyện muốn cho người kia sung sướng.
Đại vương! Dân chúng trong vương quốc Kosala có những đau khổ và những ước vọng của họ. Nếu đại vương thực sự hiểu thấu những đau khổ và những ước vọng ấy th́ đại vương sẽ thực sự thương yêu được họ. Các quan chức trong triều cũng có những đau khổ và những ước vọng của họ. Nếu đại vương thực sự thấu hiểu những đau khổ và ước vọng ấy, đại vương có thể làm cho họ sung sướng và họ sẽ suốt đời trung thành với đại vương. Hoàng hậu, các thái tử và công chúa, mỗi người đều cũng có những đau khổ và những ước vọng của ḿnh; nếu đại vương thực sự thấu hiểu được những đau khổ và những ước vọng ấy, đại vương cũng sẽ làm cho họ sung sướng, và khi mọi người được sung sướng và an lạc th́ chính đại vương cũng sẽ được sung sướng và an lạc. Đó là nghĩa thương yêu trong đạo lư tỉnh thức.
Vua Pasenadi cảm thấy xúc động. Chưa có một vị đạo sĩ hay một vị Bà la môn nào đă chiếu rọi ánh sáng vào các ngơ ngách tâm tư của vua và làm cho vua thấy hiểu được tâm ḿnh một cách rơ ràng như thế. Vị sa môn, vua nghĩ là một bảo vật quư giá không lường của vương quốc, xứng đáng làm thầy của ta.
Vua cúi đầu suy nghĩ. Một lát sau, vua ngửng mặt nh́n Bụt:
- Trẫm cảm ơn ngài đă soi sáng nhiều cho trẫm, nhưng c̣n một điều này nữa, trẫm c̣n thắc mắc. Ngài đă nói rằng t́nh thương có đam mê và vướng mắc thường có tác dụng gây khổ đau và thất vọng, trong khi thương theo đạo lư từ bi tuy không ích kỷ và không vụ lợi nhưng cũng vẫn đem lại khổ đau và thất vọng như thường. Trẫm cũng thương dân, nhưng mỗi khi thấy dân chịu khổ đau v́ những thiên tai như băo tố lụt lội, dịch lệ ... th́ trẫm vẫn cảm thấy khổ đau và thất vọng, mà trẫm nghĩ ngài cũng thế, mỗi khi thấy người khác khổ đau v́ bệnh hoạn, chết chóc, ngài cũng không thể không khổ đau.
- Câu hỏi của đại vương rất hay; nhờ câu hỏi này mà ngài có thể hiểu sâu thêm về bản chất của từ bi. Trước hết, đại vương nên biết rằng những khổ đau do thứ t́nh thương có bản chất đam mê và vướng mắc đem lại th́ nặng nề và to lớn gấp muôn vạn lần những khổ đau mà ḷng từ bi đă làm phát khởi trong ḷng ta. Kế đó, đại vương phải phân biệt hai loại khổ đau: một loại khổ đau hoàn toàn vô ích và chỉ có công dụng tàn phá cơ thể và tâm hồn người, một loại khổ đau nuôi dưỡng được ḷng từ bi, ư thức trách nhiệm và đưa tới ư chí hành động diệt khổ. Thứ t́nh thương có bản chất đam mê và vướng mắc v́ được nuôi dưỡng trong tham đắm và si mê nên chỉ có thể đem lại những phiền năo khổ đau làm tàn phá con người, trong khi từ bi chỉ nuôi dưỡng xót thương cho hành động cứu khổ. Đại vương! sự xót thương rất cần cho con người. Đó là một niềm đau có ích. Không biết xót thương th́ con người không thể là con người, v́ vậy những khổ đau do ḷng xót thương đem lại là những khổ đau cần thiết và có lợi lớn.
Sau nữa, đại vương nên biết là từ bi là hoa trái của sự hiểu biết. Tu tập theo đạo lư tỉnh thức là để chứng ngộ được thực tướng của sự sống. Thực tướng ấy là vô thường. Một vật đều vô thường, vô ngă v́ vậy không vật nào là không có ngày phải tàn hoại. Thấy được tự tính vô thường của vạn vật, người tu có một cái nh́n điềm đạm và trầm tĩnh, v́ vậy những vô thường xảy đến không làm xáo động được tâm ḿnh. Cũng v́ vậy niềm xót thương do ḷng từ bi nuôi dưỡng không bao giờ có tính cách nặng nề và chua cay của những đau khổ thế tục. Trái lại, niềm xót thương này c̣n đem đến sức mạnh cho người tu đạo.bbĐại vương! Hôm nay đại vương đă nghe khái quát về đạo lư giải thoát. Một hôm khác, tôi sẽ giảng giải thêm cho đại vương về đạo lư này.
Với tâm hồn tràn đầy sự biết ơn, quốc vương Pasenadi đứng dậy từ tạ Bụt. Vua tự nhủ là một ngày nào đó vua sẽ xin Bụt nhận vua làm đệ tử. Vua biết hoàng hậu Mallika, thái tử Jeta và công chúa Vajiri đều đă có cảm t́nh sâu đậm với Bụt, và vua nghĩ hôm nào cả gia đ́nh hoàng gia sẽ đến xin quy y làm đệ tử cùng một lần. Vua cũng biết là gái ḿnh, công chúa Kosaladevi, chánh hậu của quốc vương Bimbisala, cũng như chính quốc vương Bimbisara, em rể của ḿnh, cũng đă từ lâu quy y Tam Bảo.
Chiều hôm ấy, hoàng hậu Mallika và công chúa Vajiri đột nhiên thấy vua trở nên rất ngọt nào và thầm lặng. Hoàng hậu và công chúa biết đó là hiệu quả của cuộc gặp gỡ giữa vua và Bụt. Tuy nhiên cả hai đều không đả động tới việc này. Họ rất muốn vua kể lại cho họ nghe về cuộc gặp gỡ mà họ biết là rất kỳ thú ấy, nhưng cả hai người đều mặc nhiên đồng ư rằng họ phải đợi tới một dịp khác.

 

chương bốn mươi ba

Máu Ai Cũng Đỏ, Nước Mắt Ai Cũng Mặn

 

 

Tuy quốc vương Pasenadi chưa chính thức quy y với Bụt, nhưng cuộc viếng thăm của vua tại tu viện Jetavana đă được mọi giới trong vương quốc bàn tán đến và đă đem lại ảnh hưởng không nhỏ cho giáo đoàn của Bụt tại kinh đô Savatthi. Một số các vị lănh tụ của các giáo phái tại thủ đô, lâu nay đă từng được quốc vương kính nể và bảo trợ, bắt đầu có mặc cảm là bị bỏ rơi. Họ nh́n tu viện Jetavana với con mắt không có thiện cảm.
Tuy nhiên giới trí thức và tuổi trẻ t́m tới tu viện Jetavana càng lúc càng đông. Ngay trong mùa an cư, trên một trăm năm mươi thanh niên đă xin được xuất gia và đă được thầy Sariputta cho làm lễ xuống tóc. Đại chúng tu học rất tinh tấn trong ba tháng an cư này, và cứ bảy hôm hay tám hôm một lần, tại tu việc có tổ chức thuyết pháp. Thấy quốc vương Pasenadi chuyên cần đi cúng dường và nghe thuyết pháp một số quan chức trong triều cũng bắt chước vua. Một số đă làm như thế từ tấm ḷng thành thực ngưỡng mộ bậc thầy giác ngộ, c̣n một số đă làm như thế để cho vua vui ḷng.

Mùa an cư được kết thúc bằng một lễ cúng dường lớn. Vua và triều thần đă nghe theo lời Bụt tổ chức một pháp hội, cúng dường thực phẩm và y dược cho mọi giới xuất gia, và chẩn tế cho những gia đ́nh nghèo khổ nhất ở thủ đô và trong vương quốc. Sau khi lễ này hoàn măn, vua và hoàng hậu đều xin quy y với Bụt.
Sau mùa an cư, Bụt và giáo đoàn chia nhau đi hành hóa tại các vùng lân cận ở thủ đô Savatthi. Số người được tiếp xúc với Bụt và với giáo đoàn càng ngày càng đông. Một hôm nọ, trong khi đi khất thực ở một xóm ven đô nằm bên tả ngạn sông Hằng, Bụt gặp một người gánh phân. Người này thuộc về giai cấp hạ tiện. Anh tên là Sunita, Sunita đă từng nghe nói về Bụt và giáo đoàn khất sĩ, nhưng đây là lần đầu tiên anh được trông thấy Bụt và giáo đoàn. Sunita lúng túng. Anh biết anh đang ăn mặc dơ dáy, người anh hôi hám và trên vai anh đang gánh một gánh phân người. Sunita vội vă tránh đường và t́m lối đi xuống bờ sông, nhưng từ xa Bụt đă trông thấy Sunita. Người quyết tâm độ người gánh phân này. Thấy Sunita t́m lối đi xuống bờ sông, Người cũng t́m lối đi xuống bờ sông để đón đường chàng. Thấy Bụt làm như thế, thầy Sariputta cũng bỏ hàng ngũ của ḿnh đi theo Bụt. Thầy Meghiuya, thị giả của Bụt thấy thế cũng bước theo đại đức Sariputta. Tất cả các vị khất sĩ khác tuy vẫn c̣n đứng trong hàng ngũ, nhưng đều nhất loạt dừng lại im lặng quan sát.
Sunita luống cuống. Chàng đặt gánh phân xuống, dáo dác nh́n. Phía trên đường th́ các vị khất sĩ áo ca sa vàng rựng đang đứng đầy cả đường, phía dưới nầy th́ Bụt và hai vị khất sĩ đang tiến tới và đi về phía ḿnh. Chẳng biết làm sao, Sunita liền lội xuống nước, đứng chắp hai tay lại.

Lúc bấy giờ, từ dăy nhà bên sông, dân chúng đă đổ ra đứng nh́n khá nhiều. Từ già trẻ trai gái, không ai biết chuyện đang xảy ra, Sunita v́ sợ làm ô uế giáo đoàn đă t́m cách tránh xuống bờ nước, nhưng chàng đă bị Bụt chặn đường. Chàng nghĩ giáo đoàn này gồm toàn các giới quư phái và làm ô uế giáo đoàn là một tội rất lớn không nào tha thứ được. Tuy chàng đă lội xuống sông, nước ngập tới đầu gối, nhưng gánh phân của chàng vẫn c̣n để phía trên bờ nước. Chàng hy vọng Bụt và hai vị khất sĩ v́ thế mà trở lên phía đường trên trở lại.
Nhưng Bụt không trở lên, người đi tới bờ nước, gần chỗ Sunita đứng, người nói với chàng:
- Này anh bạn, anh lên trên này để chúng tôi nói chuyện. Sunita chắp hai tay vái lia lịa:
- Bạch đại đức, con không dám! Bạch đại đức, con không dám!
- Tại sao? Bụt dịu dàng hỏi.
- Con là người thuộc giai cấp hạ tiện, con sợ làm ô uế ngài và giáo đoàn của ngài.
Bụt ôn tồn:
- Chúng tôi đă đi tu rồi, chúng tôi không c̣n phân biệt giai cấp. Bạn cũng là người như tất cả chúng tôi. Chúng tôi không sợ bị ô uế đâu. Chỉ có tham dục, sân hận, và si mê mới làm ô uế được chúng ta, chứ một con người dễ thương như bạn th́ chỉ cho chúng tôi thêm niềm vui mà thôi. Bạn tên là ǵ?
- Bạch ngài, con tên là Sunita.
- Sunita, bạn có muốn xuất gia làm khất sĩ như chúng tôi không?
- Con không dám.
- Tại sao bạn không dám?
- Tại v́ con thuộc giới hạ tiện ngoại cấp.
- Tôi đă nói người đi tu không c̣n phân biệt giai cấp. Sunita! Trong đạo lư tỉnh thức và trong giáo đoàn khất sĩ, không có sự phân biệt giai cấp. Bạn hăy nghe đây. Nước trong các ḍng sông như sông Ganga, sông Yamuno, sông Actravati, sông Sarabhu, sông Mahi, sông Rohini v.v... một khi đă chảy ra biển cả rồi th́ đều trở nên biển cả mà không c̣n giữ lại cá tính và danh hiệu riêng biệt của ḿnh. Cũng như vậy, người đi xuất gia dù xuất thân từ giới quyền quư Khattiya hoặc giới Bà-la- môn Brahma, hoặc các giới Vessa và Suddha, hoặc không thuộc giai cấp nào, khi đă vào trong giáo đoàn để tu học theo đạo lư tỉnh thức th́ đều phải từ bỏ giai cấp và chủng tộc của ḿnh để trở nên một người khất sĩ. Sunita, nếu bạn muốn, bạn có thể trở thành một vị khất sĩ như chúng tôi.
Sunita hân hoan vô cùng, chàng chắp hai tay trên trán, thưa:
- Lạy Bụt, chưa có ai nói với con một lời dễ thương như là người đă nói. Ngày hôm nay là ngày hạnh phúc nhất của đời con. Con sẽ rất sung sướng nếu Bụt cho con dự vào hàng ngũ những người xuất gia trong đạo lư của người. Nếu Bụt chấp nhận con, con sẽ đem hết ḷng thành để theo người!
Bụt trao b́nh bát cho thầy Meghiya. Người bước xuống bờ hồ và đưa tay cho Sunita bảo chàng nắm lấy. Rồi người bảo thầy Sariputta:
- Sariputta! Thầy giúp tôi một tay. Chúng ta tắm gội sạch sẽ cho Sunita và cho Sunita xuất gia ngay tại đây, trên bờ nước này.
Đại đức Sariputta mỉm cười. Thầy đặt b́nh bát của thầy trên bờ sông và bước xuống giúp Bụt. Sunita không cảm thấy thoải mái lắm khi được Bụt và thầy Sariputta kỳ cọ và tắm rửa, nhưng chàng không dám làm phật ḷng hai người. Bụt bảo thầy thị giả lên t́m đại đức Ananda để xin một chiếc y khoác ngoài, và người làm lễ xuất gia cho Sunita ngay trên bờ sông. Làm lễ xuất gia xong, Sunita được giao cho đại đức Sariputta. Đại đức đưa vị khất sĩ mới về tu viện Jetavana, trong khi Bụt và giáo đoàn tiếp tục trên con đường khất thực.

Tất cả những ǵ xảy ra bên bờ sông hôm ấy dân chúng địa phương đều đă được chứng kiến. Tin Bụt thâu nhận Sunita một người làm nghề hốt phân, một người thuộc giai cấp hạ tiện vào trong giáo đoàn khất sĩ bắt đầu được loan truyền các giới ở thủ đô, nhất là giới tôn giáo, và đă gây xúc động lớn. Chưa bao giờ ở vương quốc Kosala này mà một người trong giới ngoại cấp như Sunita lại được đón nhận và đưa vào hàng ngũ của những nhà lănh đạo tinh thần. Có những người lên án Bụt, cho rằng sa môn Gotama bất chấp truyền thống và tập tục xă hội. Có người đi xa hơn, cho là Bụt có ư gây đảo lộn trật tự xă hội với mục đích phá rối sự trị an trong nước.
Những bàn tán xôn xao này được vọng về tu viện Jetavana do các giới nam nữ cư sĩ cũng có mà do các vị khất sĩ về thuật lại cũng có. Các vị đại đức lớn như Sariputta, Mahakassapa, Mahamoggallana và Anuruddha đă t́m cơ hội gặp Bụt để bàn về cách đối trị lại những phản ứng của các giới ở thủ đô về vụ khất sĩ Sunita. Bụt bảo các thầy:
- Quư vị biết rằng sớm muộn ǵ chúng ta cũng phải chấp nhận vào giáo đoàn những thiện nam nữ trong giới ngoại cấp, bởi v́ giáo nghĩa của chúng ta là giáo nghĩa b́nh đẳng, không chấp nhận được sự phân chia giai cấp. Ta đă gặp khó khăn bây giờ, nhưng nếu ta vượt thắng được th́ ta sẽ mở được cánh cửa chưa từng được mở ra trong lịch sử, và các thế hệ mai sau này sẽ được thừa hưởng công đức. Chúng ta phải có can đảm.
Thầy Moggallana bạch:
- Can đảm th́ chúng con có đủ. Chúng con cũng có đủ kiên nhẫn nữa, nhưng làm thế nào để dư luận bớt xôn xao th́ công tŕnh vào đời hành đạo của các huynh đệ khất sĩ mới đỡ phần nặng nhọc.
Thầy Sariputta đề nghị:
- Điều quan trọng nhất là giáo đoàn tu học cho tinh tấn. Con sẽ nổ lực giúp đỡ và hướng dẫn cho khất sĩ Sunita. Sự thành công của Sunita sẽ là bằng chứng hùng mạnh nhất để bênh vực chúng ta. Huynh đệ chúng ta cũng cần học cách giải thích cho quần chúng mỗi khi tiếp xúc vói họ để cho họ hiểu được chân nghĩa b́nh đẳng của con đường Bụt dạy. Lạy Bụt, nếu đức tôn qúy trên đời có cách thức ǵ hay hơn nữa th́ xin người chỉ dạy chúng con.
Bụt để tay lên vai Sariputta:
- Những điều thầy nói đó rất đúng với ư của tôi. Chúng ta cứ như thế mà hành tŕ.
Chừng một tháng sau, sự đồn đăi về Sunita tới được tai quốc vương Pasenadi. Một số các vị lănh đạo các giáo phái tại thủ đô đă đến xin yết kiến vua. Vốn sẵn có ḷng thành kính đối với tất cả các bậc lănh tụ tôn giáo, vua Pasenadi đă tiếp kiến họ và sau khi nghe mọi người nói chuyện vua cũng cảm thấy hoang mang, dù rằng vua có cảm t́nh nồng hậu với Bụt. Vua hứa hẹn với các vị lănh đạo tôn giáo ấy là sẽ suy xét về vấn đề này.
Rồi một hôm vua bảo xa giá đưa ngài tới tu viện Kỳ viên.
Xe ngừng trước cổng tu viện, vua một ḿnh đi bộ vào. Bóng các vị khất sĩ áo vàng thấp thoáng sau những hàng cây xanh mát trong khuôn viên tu viện. Đă quen thuộc với con đường nhỏ dẫn tới tịnh thất của Bụt, vua cứ một ḿnh đi, không cần hỏi thăm. Thỉnh thoảng trên đường đi, vua gặp một vị khất sĩ. Mỗi lần như thế, vua đều đứng lại chắp tay và cúi đầu. Vị khất sĩ nào cũng đứng lại chắp tay đáp lễ. Vua nhận thấy vị nào cũng có dáng điệu trầm lặng, thong dong, không vội vă, và vua bỗng nhiên cảm thấy đức tin của vua nơi Bụt lớn mạnh bội phần.
Nửa đường vào tịnh thất, vua gặp một vị khất sĩ đang thuyết pháp trên một phiến đá, vây quanh vị khất sĩ này có chừng mười mấy vị khất sĩ khác và khoảng độ ba bốn mươi người cư sĩ áo trắng. Cảnh tượng rất đẹp đẽ.
Phiến đá nằm dưới gốc cây thông lớn x̣e lá che mát cả một vùng. Vị khất sĩ đang ngồi thuyết pháp kia tuổi chưa tới bốn mươi nhưng phong thái của ông đoan nghiêm và sáng rỡ. Những người ngồi và đứng quanh ông đang hết sức chăm chú nghe ông nói. Vua dừng lại để nghe và cảm thấy thích thú. Định ngồi xuống để nghe cho hết bài thuyết pháp nhưng vua chợt nhớ ra rằng ḿnh đă tới đây với một chủ đích, cho nên ngài phải bỏ đi.
Vua nghĩ bụng là trong chuyến về ngài sẽ ghé lại để cùng đàm đạo với vị khất sĩ ấy.

Bụt ra đón vua ngoài ngơ trúc phía trước tịnh xá và mời vua vào, Bụt mời vua ngồi, cũng vẫn trên những chiếc ghế tre như hôm hai người gặp nhau lần đầu. Sau khi trao đổi những lời thăm hỏi, vua hỏi Bụt vị khất sĩ đang thuyết pháp trên phiến đá dưới gốc thông già là ai. Bụt mỉm cười, nói:
- Đó là thầy Sunita xuất thân từ giới ngoại cấp, trước làm nghề đổ thùng. Đại vương thấy vị khất sĩ ấy thế nào?
Vua giật ḿnh, th́ ra vị khất sĩ có tướng mạo đoan nghiêm và sáng rỡ kia vốn là người đổ thùng Sunita. Nếu Bụt không nói th́ vua không thể nào đoán ra được. Vua c̣n chưa biết nói ǵ th́ Bụt đă nói:
- Vị khất sĩ Sunita từ ngày xuất gia đến nay đă tu học rất tinh tiến. Đó là một con người thẳng thắn, thành thật, thông minh và có chí nguyện lớn. Mới được tu học chưa đầy ba tháng mà thầy ấy đă nổi tiếng là người có đạo hạnh và phong thái thanh cao. Đại vương có muốn gặp gỡ và cúng dường cho vị khất sĩ rất xứng đáng ấy hay không?
Vua thành thật đáp:
- Trẫm rất sẵn sàng gặp gỡ và cúng dường y áo và thức ăn cho vị khất sĩ Sunita. Thế Tôn! Giáo pháp của ngài thật là thâm diệu! Trẫm chưa thấy một vị đạo sư nào có cái nh́n và tầm tay mở rộng như ngài. Thế Tôn! Có lẽ không một người nào, một loài nào hay một vật nào mà không được dự vào giáo pháp thâm diệu của ngài. Trẫm đă đến đây vơi một mục đích là hỏi ngài tại sao ngài lại chấp nhận một người trong giai cấp hạ tiện vào trong giáo đoàn cao quư của người, nhưng trẫm đă được thấy, được nghe, và đă được hiểu. Trẫm không phải hỏi ngài nữa. Trẫm xin cúi lạy trước Thế Tôn!
Vua đứng dậy chắp tay định lạy xuống, Bụt cũng đứng dậy. Người kéo tay vua mời vua ngồi trở lại trên chơng tre. Người cũng ngồi lại trên chơng tre. Nh́n vua, Bụt nói:
- Đại vương! Trong đạo lư giải thoát, không có sự phân biệt giai cấp mà chúng tính. Trước con mắt người giác ngộ, tất cả mọi chúng sinh đều b́nh đẳng. Máu ai cũng đỏ, nước mắt ai cũng mặn, tất cả chúng ta đều là con người. Ta phải t́m cách để mọi người có cơ hội đồng đều và vươn tới và thực hiện hoài băo của ḿnh cũng như hoàn thành nhân phẩm của ḿnh, v́ vậy cho nên tôi đă đón nhận Sunita vào giáo đoàn khất sĩ.
Vua chắp tay:
- Trẫm đă hiểu, con đường của Thế Tôn đi là một con đường có nhiều chông gai. Trẫm biết là trên con đường ấy người sẽ gặp nhiều khó khăn và trở ngại, nhưng trẫm cũng biết là người có đủ hùng lực để vượt qua những trở ngại đó. Riêng trẫm, trẫm sẽ làm hết sức ḿnh để yểm trợ cho chánh pháp.
Vua từ giă Bụt, nhưng khi ra đến tảng đá nằm dưới cội tùng già, vua không thấy vị khất sĩ và thính chúng của người nữa. Mọi người đă giải tán, vua chỉ gặp trên đường những vị khất sĩ đang chậm răi đi thiền hành.

 

 

chương bốn mươi bốn

Tứ Đại Tan Ră, Rồi Tứ Đại Lại Kết Hợp

 

Một hôm Bụt được thầy Meghiya cho biết là đại đức Nanda, em cùng cha khác mẹ với Bụt, không cảm thấy thoải mái và hạnh phúc trong đời sống xuất gia. Thầy Nanda có tâm sự với thầy là thầy nhớ người yêu cũ ở thành Kapilavatthu quá.
“Sư huynh biết không, thầy Nanda nói, tôi c̣n nhớ hôm tôi cầm b́nh bát theo Bụt đi về tu viện Nigrodha, công nương Janapada Kalyani đă nh́n tôi và nói: điện hạ đi mau mà về nhé, em chờ điện hạ. Tôi nhớ rất rơ mái tóc mượt như nhung được vắt một phần sau cái vai thon nhỏ của nàng. H́nh ảnh này hay hiện về với tôi mỗi khi tôi ngồi thiền, mà mỗi khi h́nh ảnh đó hiện về là tôi cảm thấy xốn xang và thao thức; mỗi lúc như thế này tôi thấy tôi không có hạnh phúc khi sống đời sống xuất gia”.

Chiều ngày hôm sau, Bụt rủ Nanda đi thiền hành chung với người. Ra khỏi vườn Kỳ Đà, hai người đi về phía một thôn trang hẻo lánh, họ đi tới một cái hồ và cùng ngồi xuống trên một phiến đá bên hồ. Nước hồ trong vắt, một đàn vịt bơi lội thảnh thơi dưới hồ. Ở những lùm cây phía trên, chim chóc ca hát vang lừng, Bụt nói Nanda:
- Các thầy có nói là em không được hạnh phúc trong đời sống xuất gia, có phải vậy không?
Thầy Nanda im lặng. Một lát sau, Bụt hỏi:
- Hay là em muốn trở về Kapilavatthu tập sự làm chính trị để sau này thay thế cho phụ vương?
Nanda vội đáp:
- Không, em đă nói là em không thích làm chính trị. Em biết em không có khả năng làm chính trị, v́ vậy em cũng đă nói là em không thích làm vua.
- Vậy tại sao em lại không có hạnh phúc khi sống đời sống xuất gia?
Nanda lại giữ sự im lặng.
- Hay là em nhớ cô Kalyani?
Thầy Nanda đỏ mặt, nhưng thầy vẫn không nói ǵ.
Bụt bảo:
- Này Nanda, ở xứ Kosala này cũng có rất nhiều cô thiếu nữ mà nhan sắc c̣n mặn mà hơn cả cô Kalyani của em. Em c̣n nhớ hôm dự trai tăng ở trong cung vua Pasenadi không? Theo em, các cô thiếu nữ tiếp tân hôm ấy có đẹp bằng Kalyani không?
Nanda tỏ ư không bằng ḷng:
- Có thể là trong số các cô ấy, có nhiều cô đẹp hơn Kalyani, nhưng mà em chỉ lưu luyến Kalyani mà thôi. Ở trên đời chỉ có một Kalyani thôi.
- Nanda, luyến ái là một trong những trở ngại lớn cho sự tu tập. Sắc đẹp của phụ nữ cũng chóng tàn như sắc đẹp của một bông hồng. Em đă biết trên lư thuyết rằng cuộc đời là vô thường. Em phải thật sự quán chiếu tự tánh vô thường của vạn vật. Này em nh́n xem.
Theo ngón tay Bụt, Nanda nh́n lên th́ thấy một bà lăo đang chống gậy đi qua ngơ trúc. Bà lăo c̣n mạnh khỏe, nhưng da trên mặt bà đă nhăn nhúm lại.
- Bà già này hồi trẻ chắc chắn là người có nhan sắc. Nhan sắc Kalyani rồi cũng sẽ tàn tạ trong ṿng vài mươi năm. Trong khi đó sự nghiệp giác ngộ của em có thể đem lại ánh sáng và an lạc từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nanda, em hăy nh́n lên đôi khỉ đang đong đưa trên cành cây kia. Em hăy để ư tới con khỉ cái, em có thể nghĩ rằng với một cái miệng nhọn như thế và một cái đít đỏ như thế, con khỉ đó không đẹp đẽ ǵ, nhưng đối với con khỉ đực ngồi một bên th́ đó là một con khỉ cái đẹp nhất trên đời. Đối với nó, con khỉ cái là độc nhất, và nó có thể sẵn sàng để chết v́ con khỉ cái kia. Em có biết rằng ...
Nanda ngắt lời Bụt:
- Thôi xin Bụt đừng nói nữa. Em đă hiểu rồi, em hứa từ nay sẽ tinh tiến tu học.
- Vậy th́ tốt lắm, em phải thực tập trở lại phép quán niệm hơi thở cho chuyên cần mỗi ngày, rồi em sẽ tập quán chiếu thân thể, quán chiếu cảm giác, quán chiếu tâm ư và cuối cùng quán chiếu các pháp. Các pháp chính là đối tượng của tâm ư. Phải quán chiếu để thấy cho được quá tŕnh sinh khởi, tồn tại và hoại diệt của mọi hiện tượng, từ thân thể qua cảm giác đến tâm tư và các pháp. Có ǵ không hiểu em có thể đến hỏi lại ta, hoặc nếu ta không có đó th́ em có thể hỏi thầy Sariputta. Nanda! Nên nhớ rằng hạnh phúc của giải thoát mới là thứ hạnh phúc chân thật, không tùy thuộc vào điều kiện, không bao giờ bị tàn hoại. Em phải đạt cho được thứ hạnh phúc ấy.
Trời đă chiều, Bụt đứng dậy, và đưa thầy Nanda về tu viện.
Tu viện Jetavana đă tạo được nền nếp tu học vững chăi. Số lượng các thầy khất sĩ ở lại tu học đă lên tới năm trăm vị.
Mùa mưa năm sau, Bụt về an cư tại Vesali. Địa điểm an cư là Rừng Lớn, nơi ấy có một ṭa giảng đường hai tầng có nóc nhọn gọi là giảng đường Kutagara và một số các tăng đường rải rác trong rừng.
Tất cả những ngôi nhà này đều đă được các vương tử trong bộ tộc Licchavi vận động xây cất trong năm vừa qua để làm chỗ tu học cho Bụt và các vị khất sĩ. Hầu hết cây trong rừng đều là cây sala. Mùa an cư năm nay, các vương tử Licchavi là những người đứng ra bảo trợ. Ambapali đă rất sốt sắng đóng góp phần ḿnh vào việc xây cất và bảo trợ khóa tu. Nhiều vị khất sĩ hành đạo rải rác trong vương quốc Magadha và cả ở vương quốc Sakya nghe Bụt về an cư tại giảng đường Trùng Các cũng đă t́m về kịp thời để được cùng an cư với Bụt. Số lượng các vị khất sĩ an cư năm nay lên tới sáu trăm vị.
Từ vương quốc Magdha, nhiều vị nhân sĩ và cư sĩ nghe nói Bụt an cư tại đây cũng đă t́m tới để được thân cận và học hỏi trong ba tháng với Bụt. Họ t́m chỗ cư trú trong đô thị Vesali để thỉnh thoảng có thể vào tu viện Trùng Các để cúng dường và nghe pháp.

Một buổi sáng đầu thu khi mùa an cư vừa chấm dứt, có tin từ Kapilavatthu báo về là quốc vương Suddhodana bệnh nặng. Ngài sắp từ trần. Chính vua đă cho người đi triệu Bụt về để được thấy Bụt lần chót. Sứ giả là hoàng thân Mahanama. Hoàng thân xin Bụt dùng phương tiện xe ngựa về tới quê hương cho kịp giờ trước giờ vua băng hà. Bụt nhận lời. Ngựi bảo Anuruddha, Nanda, Ananda, và Rahula cùng lên xe với người. Bụt khởi hành ngay buổi trưa hôm ấy. Các vương tử từ Licchavi và ca nương Ambapali cũng có cơ hội để tiễn đưa người, nhưng hàng trăm vị khất sĩ đă ra tiễn ở cửa tu viện Trùng Các. Sau khi Bụt đi rồi, trên hai trăm vị khất sĩ cũng khởi hành đi về miền Bắc, nhắm hướng Kapilavatthu. Họ muốn có mặt bên Bụt trong lễ trà tỳ của quốc vương Suddhadana, phụ thân của người. Trong số các vị này có mặt tất cả các vương tử Sakya đă đi xuất gia theo Bụt.
Gia đ́nh hoàng gia đón Bụt ngay ở cổng hoàng cung. Lệnh bà Mahapajapati đưa Bụt ngay vào tâm điện. Thầy Bụt, vua tươi tỉnh hẳn lên. Ngồi bên giường ngự, Bụt đưa hai tay ra nắm lấy bàn tay vua. Vua đă già yếu: năm nay ngài đă tám mươi hai tuổi. Bụt nói:
- Phụ vương hăy thở thật nhẹ, thật dài và mỉm cười. Không có ǵ quan trọng cho bằng hơi thở của phụ vương lúc này. Nanda, Rahula, Anuruddha và con cũng thở theo phụ vương.
Vua nh́n Bụt, nh́n Nanda, nh́n Rahula, nh́n Ananda, nh́n hoàng hậu Gotami, nh́n công nương Yasodhara. Ngài mỉm cười, rồi ngài thở theo lời Bụt dạy. Không ai dám khóc lóc trong lúc này. Ai cũng nghe lời Bụt, theo dơi hơi thở của ḿnh. Một lát sau, vua nh́n Bụt nói:
- Bây giờ ta thấy được rơ ràng cuộc đời là vô thường, và con người muốn có hạnh phúc, th́ không nên tham đắm vào ṿng ái dục. Hạnh phúc là một cuộc sống thanh thản, b́nh dị và có tự do.
Hoàng hậu Gotami nói với Bụt:
- Mấy tháng nay, hoàng thượng sống rất thanh thản. Ngài đă thật sự làm theo lời Bụt dạy. Thế Tôn! Những lời Bụt dạy đă chyển hóa được nếp sống của nhiều người ở đây. Hoàng thượng là một trong những người đă được thấm nhuần nhiều nhất lời giáo huấn của Bụt.
Vẫn cầm tay vua trong tay ḿnh, Bụt khai thị:
- Phụ vương hăy nh́n con, nh́n Nanda, nh́n Rahula. Phụ vương hăy nh́n cấy cối màu xanh qua các cửa sổ. Sự sống c̣n tiếp tục. Sự sống vẫn c̣n th́ phụ vương vẫn c̣n. Phụ vương vẫn c̣n tiếp tục sống trong con, trong Nanda, trong Rahula, trong tất cả mọi loài. Sắc thân hiện thời là do tứ đại kết hợp. Tứ đại tan ră rồi kết hợp hoài hoài. Phụ vương đừng có v́ sự tan ră của một thân tứ đại mà nghĩ rằng sự sống chết có thể ràng buộc được ta. Sắc thân của Rahula đây cũng là sắc thân của phụ vương vậy.
Bụt ra hiệu cho Rahula lại gần và bảo Rahula nắm lấy tay của ông nội trong hai tay ḿnh. Một nụ cười rất tươi nở trên môi của vị quốc vương sắp băng hà. Vua đă hiểu được lời nói của Bụt. Vua có vẻ không c̣n sợ sự sống chết nữa.
Bên giường ngự lúc đó, các vị cận thần cũng đều có mặt.
Một lúc sau, vua ra hiệu cho các vị cận thần lại gần. Vua nói với họ:
- Các khanh, có thể là trong thời gian cùng làm việc nước, trẫm đă có làm những điều lầm lỗi khiến các khanh phiền ḷng. Trước khi nhắm mắt, trẫm muốn các khanh tha thứ cho trẫm.
Giọng vua yếu ớt, các quan đều khóc. Hoàng thân Mahanama, quỳ xuống bên gối, tâu:
- Tâu bệ hạ, bệ hạ là một ông vua có đức khoan dung và công b́nh lớn nhất trên đời. Các quan trong triều không ai có ḷng oán trách bệ hạ.
Vua nói:
- Nhân có đủ mọi người ở đây, xin Bụt và các quan sắp xếp việc cử người thay thế cho trẫm để trị nước. Trẫm tin nơi sự sáng suốt của Bụt và của mọi người.
Mahanama tâu:
- Thần xin đề nghị hoàng thái tử Nanda cởi bỏ áo tu, lên ngôi và chấp chính. Đó là giải pháp đẹp đẽ nhất theo thần. Trăm họ sẽ được an ḷng khi chính thái tử đông cung đảm trách nhiệm này. Riêng thần, thần sẽ đem hết cuộc đời của thần để phụ tá hết ḷng cho thái tử.
Đại đức Nanda nh́n về phía Bụt cầu cứu. Hoàng hậu Gotami cũng nh́n về phía Bụt. Bụt lặng lẽ nói:
- Nếu phụ vương, các quan và mọi người muốn tôi phát biểu ư kiến th́ tôi xin nói thế này. Em Nanda không có khiếu về chính trị và không muốn làm chính trị. Em c̣n phải tu học nhiều thêm mới có đủ các đức kiên tŕ và dũng cảm. Rahula th́ c̣n bé quá, năm nay cháu mới có mười lăm tuổi. Tôi thấy hoàng thân Mahanama hiện là người xứng đáng nhất để lên ngôi cửu ngũ. Ai cũng biết hoàng thân là một người có chí khí lớn. Hoàng thân lại là một người có ḷng từ bi, có nhiều hiểu biết và có nhiều kinh nghiệm về chính sự. Hoàng thân đă làm phụ tá cho phụ vương trên sáu năm rồi. Tôi nghĩ là hoàng thân nên v́ hoàng gia và v́ dân tộc mà đứng ra lănh trách nhiệm khó khăn và nặng nề này.
Mahanama chắp tay thối thác:
- Con sợ tài đức kém cơi không cáng đáng nổi việc lớn. Xin hoàng thượng, xin Bụt và các vị cận thần xét lại mà cử người xứng đáng hơn.
Một vài vị đại thần đứng lên phát biếu ư kiến. Người nào cũng tán đồng đề nghị của Bụt, cho đó là một đề nghị thiết thực và thông minh. Cuối cùng tất cả các quan đều một ḷng một dạ thỉnh cầu hoàng thân Mahanama đứng lên chấp chính. Vua gật đầu, ngài gọi Mahanama tới bên giường ngự. Cầm tay Mahanama, vua nói:
- Các quan đă tín nhiệm khanh, Bụt cũng tín nhiệm khanh, khanh là con cháu của trẫm. Trẫm rất sung sướng được khanh chấp nhận trách vụ nối tiếp trẫm để mà an ḷng trăm họ.
Mahanama phủ phục lạy xuống để vâng mệnh.
Vua hoan hỷ nh́n mọi người:
- Trẫm rất an ḷng mà nhắm mắt. Trẫm rất vui được gặp Bụt trước khi từ giă cơi đời. Ḷng trẫm thanh thản lắm, trẫm không luyến tiếc ǵ, cũng không ân hận ǵ, trẫm mong Bụt để tâm nâng đỡ cho Mahanama và hướng dẫn cho Mahanama trong những bước đầu. Đạo đức của Bụt sẽ khiến cho đất nước và trăm họ an lành.
Giọng của vua càng lúc càng yếu. Bụt ngồi xuống gần bên giường ngự. Người cầm tay vua:
- Con xin hứa là sẽ nâng đỡ cho Mahanama. Xin phụ vương yên ḷng. Con sẽ ở lại dây một thời gian, cho đến khi nào mọi việc được an bài và t́nh thế hoàn toàn ổn định.
Vua mỉm cười yếu ớt, nhưng vẻ mặt của ngài an ḥa và măn nguyện. Rồi ngài nhắm mắt qua đời.
Hoàng hậu Gotami là công nương Yasodhara khóc lên thành tiếng. Các quan cũng khóc rống lên. Bụt vuốt mắt cho vua, đặt hai tay vua lại cho ngay ngắn và đứng dậy. Người ra hiệu cho mọi người nín khóc, và bảo mọi người theo dơi hơi thở để hộ niệm cho vua. Cuối cùng, người đề nghị mọi người ra hội ư với nhau ở pḥng ngoài về việc tổ chức tang lễ.
Lễ trà tỳ của quốc vương Suddhodana được tổ chức bảy hôm sau đó. Các thầy Bà-la-môn ở thủ đô và từ các tỉnh về tham dự trên một ngàn vị. Đặc biệt trong lễ trà tỳ này là sự có mặt của gần năm trăm vị tu sĩ của một giáo đoàn mới, đó là giáo đoàn khất sĩ. Tất cả các vị khất sĩ đều khoác ca-sa màu cam. Ngoài kinh lễ cổ truyền của đạo Bà la môn lại có kinh lễ của giáo đoàn mới. Các vị khất sĩ đă tŕ tụng Kinh Bốn Sự Thật, Kinh Lửa, Kinh Vô Thường, Kinh Nhân Duyên và sau hết là Ba Lời Quay Về Nương Tựa. Kinh Tụng toàn bàng tiếng Magadha, ngôn ngữ miền Đông lưu vực sông Ganga, nên tất cả quần chúng tham dự đều nghe và hiểu rơ.
Bụt đứng lên đi ba ṿng quanh hỏa đàn rồi tự tay châm lửa cho hỏa đàn. Trước khi châm lửa, người nói:
- Sinh, già, bệnh và chết là những ǵ phải xảy đến cho tất cả mọi người. Chúng ta phải nghĩ đến sinh, già, bệnh và chết trong đời sống hàng ngày để đừng bị ch́m đắm trong dục vọng, để sống an lạc, thảnh thơi và làm cho cuộc đời chung quanh bớt khổ. Sinh, già, bệnh và chết cũng là lư thường nhiên. Người đạt đạo có thể đạt tới trạng thái thản nhiên trước sinh, già, bệnh,và chết. Trong tự tính của vạn pháp, không có ǵ sinh, không có ǵ diệt, không có ǵ c̣n, không có ǵ mất, không có ǵ thêm, không có ǵ bớt.
Hỏa đàn bốc cháy phần phật. Có tiếng chiêng tiếng trống ḥa lẫn với tiếng tụng kinh trầm bỗng. Dân chúng Kapilavatthu tới lễ trà tỳ rất đông. Họ biết hôm nay chính Bụt sẽ châm lửa cho hỏa đàn.
Sau lễ đăng quang của Mahnama, Bụt c̣n ở lại giáo hóa một thời gian ba tháng tại Kapilavatthu. Một hôm, thái hậu Mahapajapati Gotami đến tu viện Nigrodha viếng Bụt để cúng dường mấy chiếc ca sa và cầu xin được xuất gia để làm một vị nữ khất sĩ.
Bà nói:
- Bạch Thế Tôn, nếu Thế Tôn cho phép phái nữ được đi xuất gia th́ trong thiên hạ sẽ có những kẻ được thừa hưởng ân huệ từ bi của người lắm. Thế Tôn, trong hàng vương tử có nhiều vị đă đi xuất gia theo học với Bụt. Trong số đó, có vị đă từng có gia đ́nh, phu nhân của các vị cũng rất ước ao được học theo giáo pháp của Bụt với tư cách của những người xuất gia. Tôi cũng muốn xin Thế Tôn cho tôi được xuất gia. Đó là niềm vui lớn nhất mà tôi mong mỏi, sau khi thượng hoàng đă từ bỏ cuộc đời.
Bụt lặng thinh, một lát sau, người nói:
- Không được đâu, lệnh bà Gotami.
Bà Pajapati cầu khẩn:
- Tôi biết đây là một điều khó cho đức Thế Tôn, Thế Tôn chấp thuận cho người nữ xuất gia th́ thế nào cũng có sự chống đối trong xă hội, nhưng tôi nghĩ là Bụt sẽ không e ngại ǵ sự chống đối đó.
Bụt lại lặng thinh, rồi người nói:
- Tại Rajagala cũng đă có những người phụ nữ muốn xin xuất gia, nhung con nói rằng chưa đến lúc. Con thấy hiện chưa có đủ điều kiện để nhận cho người nữ xuất gia.
Ba lần thỉnh cầu, ba lần Bụt không chấp thuận. Hoàng hậu Gotami buồn bă giă từ Bụt. Bà trở về cung và than thở với lệnh bà Yasodhara.
Mấy hôm sau, Bụt lên đường trở về Vesali. Tới Vesali, người cư trú tại tu viện Trùng Các.
Trong khi đó, bà Gotami đi tập hợp những người phụ nữ có ư chí xuất gia lại, trong đó có cả những thanh nữ muốn theo gương nam giới đi xuất gia. Những thiếu nữ này chưa từng lập gia đ́nh. Hầu hết đều thuộc về bộ tộc Sakya. Bà Gotami nói với họ:
- Tôi biết chắc rằng trong tinh thần đạo pháp tỉnh thức, mọi người đều b́nh đẳng, bởi v́ ai cũng có khả năng giác ngộ và giải thoát. Chính Bụt đă nói điều này. Người đă nhận vào giáo đoàn cao quư những người thuộc giai cấp hạ tiện, th́ không có lư nào người lại kỳ thị phái nữ. Người nữ cũng là người, người nữ cũng có thể đạt tới giác ngộ và giải thoát. Vậy th́ không có lư do ǵ mà chúng ta lại không được đối xử b́nh đẳng, tôi đề nghị là chúng ta nên tự ư xuống tóc, cởi bỏ mọi đồ trang sức và khoác y vàng lên người. Rồi chúng ta cũng bỏ hết guốc dép và đi bộ về thành Vesali để xin được xuất gia. Trước hết chúng ta phải chứng tỏ quyết tâm của chúng ta, và sau đó chúng ta phải chứng tỏ khả năng của chúng ta. Chúng ta phải chứng tỏ cho Bụt và mọi người thấy rằng chúng ta cũng có thể từ bỏ xa hoa, sống đời đơn giản của kẻ không nhà không cửa, có thể đi chân đất hàng trăm dặm và có thể đi xin ăn mà sống. Nếu không làm như vậy được th́ không bao giờ chúng ta hy vọng có thể được chấp nhận và giáo đoàn. Muốn được chấp nhận, chúng ta phải được công nhận trước đă.
Mọi người trong cuộc họp đều phấn khởi khi nghe bà Gotami nói. Họ thấy nơi bà một vị lănh đạo thực sự của phái nữ. Yasodhara cũng có mặt trong buổi họp. Bà mỉm cười, đă từ lâu, bà biết tính khí của thái hậu Gotami. Thái hậu Gotami là người không thối tâm bất cứ trước một trở lực nào. Những năm cùng làm việc với bà để giúp cho kẻ nghèo đói, Yasodhara đă thấy rơ điều đó.
Tất cả mọi người trong buổi họp đă quyết định làm theo đề nghị của lệnh bà Gotami. Họ hẹn ngày giờ hành động. Bà Gotami nói với Yasodhara :
- Gopa, con hăy thong thả, đừng đi theo ta trong chuyến này, không có con kỳ này, t́nh trạng có thể ít khó khăn hơn, chừng nào ta thành công con sẽ đi theo sau cũng không muộn.
Gopa hội ư, bà mỉm cười nh́n hoàng hậu.

 

 

chương bốn mươi lăm

Cánh Cửa Phương Tiện

 

Một buổi sáng khi đi ra hồ lấy nước, đại đức Ananda gặp lệnh bà Gotami và khoảng năm mươi người phụ nữ đứng phía bên ngoài tịnh xá của Bụt, người nào cũng đă xuống tóc, người nào cũng khoác y vàng, và bàn chân người nào cũng sưng vù và chảy máu. Ban đầu, thầy tưởng đó là một nhóm khất sĩ, nhưng nh́n kỹ lại thầy mới biết là không phải. Ngạc nhiên đến cực độ, thầy tới hỏi bà Gotami:
- Trời ơi, lệnh bà đi đâu mà mới sáng tinh sương đă thấy đứng ở đây, chân cẳng tại sao sung trầy và chảy máu? c̣n các công nương nữa ...
Bà Gotami nói:
- Đại đức Ananda, chúng tôi đă xuống tóc, đă bỏ hết đồ trang sức, đă từ bỏ hết mọi tiện nghi vật chất trong cuộc đời. Chúng tôi đă đi bộ từ Kapilavatthu tới đây, từ hơn mười lăm hôm nay và đă xin ăn dọc đường. Chúng tôi muốn chứng tỏ rằng chúng tôi cũng có khả năng sống đời sống của người xuất gia được. Đại đức Ananda, xin đại đức bạch dùm với Bụt cách nào để chị em chúng tôi được chấp nhận vào giới xuất gia.
Ananda nói:
- Lệnh bà và các công nương hăy cứ đứng chờ đây. Tôi sẽ vào thưa ngay với Bụt. Tôi hứa sẽ làm hết sức của tôi.
Đại đức vào trong tịnh xá khi Bụt mới thay áo xong.
Đại đức Nagita hiện là thị giả của người cũng có mặt trong tịnh thất. Thầy bạch với Bụt những điều mà thầy vừa trông thấy và nghe thấy. Bụt im lặng. Một hồi sau, thầy hỏi Bụt:
- Thế Tôn, người nữ xuất gia và tu hành theo chính pháp th́ có thể chứng ngộ được những quả vị như Nhập Lưu, Nhất Hoàn, Bất Hoàn hay A La Hán không?
Bụt nói:
- Được chứ.
- Vậy th́ tại sao Bụt không cho người nữ xuất gia? Thế Tôn, lệnh bà Gotami là người đă chăm sóc và nuôi nấng Bụt ngay từ khi Bụt mới sinh ra, và thương yêu Bụt không khác ǵ một người mẹ đẻ. Lệnh bà đă xuống tóc, đă cởi bỏ hết mọi trang sức, đă đi chân đất từ thành Kapilavatthu về tới đây. Lệnh bà muốn chứng tỏ rằng những ǵ đàn ông làm được th́ người đàn bà cũng có thể làm được. Xin Bụt từ bi cho lệnh bà được xuất gia trong giáo pháp của người.
Bụt lặng thinh, một lát sau, người bảo thầy Nagita đi t́m các đại đức Sariputta, Moggallana, Anuruddha, Bhaddiya, Kimbala, và Mahakassapa và mời họ đến cho người thỉnh ư.
Bụt và các vị đệ tử phụ tá hội ư khá lâu. Bụt nói Bụt không kỳ thị người nữ, nhưng người chưa nghĩ ra được cách thức chấp nhận những nữ vào trong giáo đoàn mà không tạo ra những trở ngại trong nội bộ cũng như từ bên ngoài.
Sau một hồi trao đổi ư kiến, đại đức Sariputta nói:
- Lệnh bà Gotami lâu nay là một người có quyền hành và ảnh hưởng rất lớn trong hoàng tộc cũng như ngoài xă hội, theo như lời đại đức Bhaddhiya đă nói. Nếu ta không có một pháp chế quy định sự phân biệt nam nữ và quyền hạn cho rơ rệt th́ sau này có thể có những rắc rối xảy ra. Ta cần có một pháp chế như thế. Pháp chế này đồng thời cũng là để giảm thiểu những phản ứng bên ngoài của một xă hội đă ngàn đời có tính cách trọng nam khinh nữ. Tôi đề nghị một pháp chế tám điểm như sau:
* Thứ nhất, một vị nữ khất sĩ -bhikkhuni- phải luôn luôn cung kính chào hỏi một vị nam khất sĩ -bhikkhu- dù vị nữ khất sĩ này tuổi đời lớn hơn và tuổi tu cũng lớn hơn vị nam khất sĩ.
* Thứ hai, các vị nữ khất sĩ phải t́m về an cư mỗi năm ở những trung tâm nào có đoàn thể nam khất sĩ để nương tựa và học hỏi.
* Thứ ba, cứ mỗi tháng hai kỳ, giới nữ khất sĩ phải cử người đi thỉnh chúng nam khất sĩ chỉ định ngày bố tát uposatha và cử người đến thăm viếng, giáo huấn và khích lệ việc tu học của nữ chúng.
* Thứ tư, vào ngày kết thúc mùa an cư, vị nữ khất sĩ phải dự lễ tự tứ và cầu chỉ giáo về sự tu học của ḿnh, không những ở trung tâm nữ khất sĩ của ḿnh mà c̣n ở trung tâm của vị nam khất sĩ nữa.
* Thứ năm, khi phạm giới, vị nữ khất sĩ phải sám hối trước cả hai chúng nam và nữ.
* Thứ sáu, những người nữ, sau thời gian tập sự xuất gia, phải cầu xuất gia thọ đại giới trước cả hai chúng nam và nữ.
* Thứ bảy, một vị nữ khất sĩ không được nói hành và chỉ trích một vị nam khất sĩ.
* Thứ tám, vị nữ khất sĩ không được phép giảng dạy cho đoàn thể các vị nam khất sĩ.
Đại đức Moggallana cười:
- Tám điều này rơ rệt là có kỳ thị người nữ rồi, sao lại nói là không kỳ thị?
Đại đức Sariputta đáp:
- Tám điều này được đưa ra với mục đích chính là mở được cửa cho giới phụ nữ đi vào giáo đoàn. Mục đích của nó không phải là kỳ thị, mà là chấm dứt sự kỳ thị. Điều cốt yếu là người phụ nữ được xuất gia, sư huynh không thấy điều đó sao?
Đại đức Moggallana mỉm cười gật đầu, tỏ vẻ thông cảm sâu xa với bạn. Đại đức Bhaddhiya góp ư:
- Tôi thấy pháp chế “Bát kính” rất cần thiết. Lệnh bà Gotami là một người có quyền hành lớn, lại là mẹ của đức Thế Tôn. Nếu không có pháp chế “Bát kính” th́ bà sẽ không thấy được ranh giới quyền hạn của bà, và sẽ không có ai có khả năng điều chỉnh bà ngoài Bụt.
Bụt bảo Ananda:
- Ananda, thầy hăy ra bảo cho lệnh bà Mahapajapati biết tin này. Thầy nói rằng nếu lệnh bà chấp nhận tám điều gọi là “Bát Kính Pháp” vừa nói th́ lệnh bà sẽ được phép xuất gia.
Lúc Ananda ra th́ mặt trời đă lên tới đỉnh đầu, nhưng bà Goatmi và các vị công nương vẫn c̣n đứng chờ ngoài ngơ. Sau khi nghe nội dung “Bát Kính Pháp”, bà Gotami nói:
- Đại đức Ananda, xin đại đức bạch với đức Thế Tôn rằng, khi một cô gái xinh đẹp và trẻ trung mới tắm và gội đầu bằng nước thơm, mà sẵn có người ta đem tới cho vành hoa kết bằng hoa sen hoặc bằng hoa hồng thơm ngát, th́ cô gái sẽ sung sướng đưa hai tay đón nhận và để trên đầu ḿnh; cũng như thế, tôi rất sung sướng chấp nhận pháp chế “tám sự cung kính” và hành tŕ theo suốt đời, nêu tôi được phép xuất gia.
Đại đức Ananda hoan hỷ vào báo tin này với Bụt. Trong số các vị công nương đi theo, có người nh́n đức bà Gotami có ư như ḍ hỏi. Bà mỉm cười nói:
- Các em đừng e ngại, điều quan trọng nhất là chúng ta được xuất gia làm nữ khất sĩ. Những điều trong “Bát Kính Pháp” không phải là những trở ngại cho sự tu học của chúng ta, mà chính là cửa ngơ để chúng ta đi vào.
Năm mươi mốt người nữ được làm lễ xuất gia ngay trong ngày hôm đó. Đại đức Sariputta sắp đặt để các vị này có ngay một trung tâm tạm cư. Nữ cư sĩ Ambapali vui ḷng để cho các vị nữ khất sĩ được sử dụng vườn Xoài của bà để làm chốn tu học. Đại đức Sariputta cũng được Bụt ủy thác việc dạy các vị nữ khất sĩ những phép tắc hành tŕ sơ đẳng của đời sống xuất gia.

Sau đó tám hôm, nữ khất sĩ Mahapajapati tới xin tham vấn Bụt, bà thưa:
- Thế Tôn, xin người từ bi dạy cho tôi vắn tắt cách hành tŕ để tôi có thể tiến mau trên đường giải thoát.
Bụt nói:
- Nữ khất sĩ Mahapajapati! Điều quan yếu nhất là phải nắm lấy tâm ư của ḿnh. Phải học phương pháp theo dơi hơi thở và quán niệm về bốn lănh vực thân thể, cảm thọ tâm ư và đối tượng tâm ư. Quán niệm như thế nào để càng ngày càng thấy phát triển nơi ḿnh các đức khiêm nhường, thanh thản, buông bỏ, thanh bần và an lạc. Khi những phẩm chất ấy của tâm ư được phát triển, ḿnh có thể an tâm là ḿnh đang đi trên con đường chánh pháp, con đường tỉnh thức và giác ngộ.

Nữ khất sĩ Mahapajapati rất hoan hỷ, bà từ giă Bụt và trở về với các vị nữ khất sĩ đồng tu. Bà dự tính sẽ thiết lập một trung tâm tu học cho ni chúng ngay tại Vesali này để có thể được gần gũi và học hỏi với Bụt và với các vị đệ tử lớn của người, ít nhất là trong thời gian Bụt c̣n lưu trú tại đây. Bà lại có ư nguyện trở về Kapilavatthu để mở một trung tâm tu học cho ni chúng ngay tại quê hương ḿnh.
Ngay hôm đó, bà nhờ người về báo tin mừng cho công nương Yasodhara tại Kapilavatthu, Bà biết rằng tin nữ giới được chấp thuận vào giáo đoàn khất sĩ sẽ nổ tung ra như một tiếng sét và sẽ có rất nhiều phản ứng trong xă hội. Người ta sẽ kên án và công kích Bụt cùng giáo đoàn. Bụt và giáo đoàn sẽ gặp những khó khăn không thể nào lường trước được. Nghĩ đến đó, bà thấy một niềm biết ơn tràn ngập tâm tưởng bà. Bà thấy rơ pháp chế “Bát Kính” không phải là những điều kỳ thị nữ giới mà lại là những phương tiện bảo vệ và che chở cho giáo đoàn trong đó có nữ giới. Bà tin rằng trong tương lai, khi sự kiện nữ giới được xuất gia đă trở nên một sự thực rồi th́ pháp chế “Bát Kính” sẽ không c̣n cần thiết nữa.
Từ hôm có ni chúng, giáo đoàn của Bụt bắt đầu được gọi là một giáo đoàn bốn chúng: chúng nam khất sĩ, (bikkhu), chúng nữ khất sĩ (bikkhuni), giới nam cư sĩ (upasaka) và giới nữ cư sĩ (upasika).

Ni trưởng Mahapajapati đă suy nghĩ kỹ về cách phục sức của giới nữ khất sĩ. Bà đă tŕnh với Bụt ư kiến của ḿnh và đă được Bụt chấp thuận. Các vị nam khất sĩ thường chỉ vận ba thứ: một tấm antaravasaka, gọi là an đà hội, là quần dưới, một tấm uttarasanga, gọi là uất đa la tăng, là áo mặc bên trên và một tấm sanghati, gọi là tăng già lê, là chiếc áo khoác bên ngoài. Các vị nữ khất sĩ, ngoài ba tấm ấy, c̣n được phép vận thêm hai tấm khác: một là samkaksika, dùng để thắt ngang hông và hai là kusulaka, dùng như một chiếc váy.
Ngoài y và bát, các vị khất sĩ và nữ khất sĩ có quyền làm sở hữu chủ của một cái quạt để che đầu khi trời nắng, một chiếc lọc nước uống, một cây kim và một ít chỉ để khâu vá lại xiêm y, một cái tăm xỉa răng, và một chiếc dao cạo để cạo tóc và râu, mỗi tháng hai lần.

hết phần 13, xem tiếp phần 14