Thích Nhất Hạnh

Đường Xưa Mây Trắng

chương năm mươi

Một Vóc Cám Rang

 

 

Mùa an cư năm sau, Bụt cư trú ở Vejanra. Khóa an cư năm đó có tất cả là năm trăm thầy tham dự. Hai đại đức lớn là Sariputta và Moggallana làm phụ tá cho Bụt trong khóa an cư này.

Vào giữa mùa an cư, trời rất nóng, không muốn ở trong tịnh xá của người nữa, suốt ngày Bụt ra ngồi dưới cây nimba cành lá xanh tốt che mát cả một vùng. Bụt thọ trai, nói pháp thoại, ngồi thiền và trải chiếu nằm ngủ ngay dưới gốc cây này. Vào tháng thứ ba của mùa an cư, các vị khất sĩ than thở với nhau là thức ăn xin được mỗi ngày càng lúc càng hiếm. Có nhiều thầy đi khất thực về với chiếc bát không.
Hỏi thăm, Bụt biết rằng năm nay ở đây mất mùa, và kho lúa dự trữ của chính quyền địa phương sắp cạn. Dân chúng địa phương đói và chính quyền phải phát thẻ cứu trợ thực phẩm. Dân chúng không có ăn th́ làm ǵ có để cúng dường. Số lượng năm trăm vị khất sĩ là một số lượng lớn quá, chính Bụt cũng có hôm phải mang bát không về. Có nhiều hôm người chỉ sống bằng nước trong và hơi thở. Nhiều vị khất sĩ thiếu ăn ốm đi trông thấy. Đại đức Moggallana đề nghị với Bụt là giáo đoàn nên di cư về Uttarakuru ở miền Nam để tiếp tục mùa an cư v́ ở đó không có nạn đói.
Bụt không chấp nhận. Người nói:
- Không nên làm thế, Moggallana. Có phải chỉ có một ḿnh ḿnh đói mà thôi đâu. Cả dân chúng đều đói, chỉ trừ những nhà giàu, nếu ta v́ đói mà bỏ đi th́ ta không chia xẻ được những khó khăn và thông cảm được với dân chúng ở đây. Moggallana, chúng ta nên ở lại đây cho đến hết mùa an cư.
Người thỉnh Bụt về Vejanra an cư là một thí chủ Bà-la-môn giàu có đă từng được nghe Bụt thuyết pháp, tên là Agnidatta, nhưng ông này bận rộn với việc đi đây đi đó để buôn bán cho nên không thấy được t́nh trạng của giáo đoàn. Một hôm đại đức Moggallana chỉ cho Bụt thấy một vùng cây cỏ xanh tươi gần nơi trung tâm tu học và thưa với Bụt:
- Lạy thầy, con nghĩ là nếu cây cối xanh tốt như vậy là v́ ở dưới đất có nhiều chất dinh dưỡng. Con xin đề nghị là chúng ta lật đất lên, lấy phần đất mềm và bổ dưỡng ở dưới, ḥa tan trong nước và uống lấy nước ấy cho có chất bổ dưỡng.
Bụt đáp:
- Không nên làm như thế, Moggallana. Hồi tu ở núi Dangsitri, tôi cũng đă có làm như thế mà không thấy có công hiệu ǵ. Với lại có bao nhiêu sinh vật đang sống b́nh an dưới mặt đất, không bị sức nóng và ánh sáng mặt trời làm khô chết. Nếu ta lật đất lại th́ biết bao nhiêu loài sẽ bị hy sinh, trong đó kể cả các loại cây cỏ đang tốt tươi.
Nghe Bụt nói thế, thầy Mogallana im lặng không dám nói nữa.

Theo thường lệ th́ khi đi khất thực về, các thầy chia bớt phần ḿnh xin được vào những chiếc chậu đặt ở giữa trai đường để những vị nào không xin được có thể đến lấy, nhưng cả mươi hôm nay chẳng có hôm nào Svastika thấy được một chiếc bánh chapati hay một hạt cơm trong các chậu đó. Lư do là nếu thầy nào xin được một ít thức ăn th́ thức ăn ấy cũng không đủ cho thầy ấy sử dụng, nói ǵ đến chuyện chia xẻ. Rahula có tâm sự với Svastika là khi đi khất thực về, các thầy lớn có cơ hội được cúng dường hơn là các thầy nhỏ. Svastika cũng đồng ư như vậy. Svastika nói với bạn:
- Không hiểu tại sao độ rày vừa thọ trai xong th́ một lát sau đă thấy đói. Từ trước đến giờ có bao giờ chú thấy như thế không?
Rahula công nhận Svastika nói đúng. Chú nghĩ có lẽ thời buổi đói kém nó sinh ra như vậy. Rahula đang vào tuổi lớn. Ăn đủ mà nhiều đêm c̣n thấy đói, huống hồ bây giờ có ngày chẳng có hạt cơm hay một trái ổi để vào trong bụng.

Một hôm, sau khi đi khất thực về, đại đức Ananda đi kiếm một cái om đất, rồi bắc om lên trên một cái bếp ngoài trời. Cái bếp được dựng bằng ba cục đá. Đại đức nhặt các cành củi khô và loay hoay nhóm lửa.
Thấy lạ, chú Svastika tới gần. Chú nói:
- Thầy để con nhúm bếp cho.
Svastika nhúm bếp tài hơn thầy Ananda nhiều. Trong chốc lát, lửa đă cháy bùng lên. Đại đức Ananda trịnh trọng lấy bát ra. Trong bát có một thứ ǵ giống như mạt cưa. Thầy đổ tất cả vào trong chiếc om đất. Thầy nói với Svastika:
- Đây là cám. Chúng ta rang cám này cho thơm rồi đem dâng cho Bụt thay cơm trưa.
Trong khi Svastika dùng hai que củi nhỏ để trộn cám trong nồi rang, đại đức Ananda kể cho chú nghe rằng có một người lái buôn ngựa từ miền Bắc xuống đem theo năm trăm con ngựa. Hiện ông ta đang ở Vejanra. Ông ta đă có dịp làm quen với các vị khất sĩ áo vàng, ông ta biết về t́nh trạng đói kém ở đây và biết rằng các vị khất sĩ cũng đang đói.
Sáng hôm nay, ông gặp đại đức Ananda ở cổng chuồng ngựa. Ông ta nhắn với đại đức là hôm nào không xin được thức ăn cúng dường, các vị có thể ghé chuồng ngựa và mỗi vị sẽ nhận lănh vào bát một vóc cám để ăn chỡ đói. Nghe nói thế, đại đức Ananda liền ngơ ư là ông có thể cúng dường cho Bụt và cho thầy hai phần cám để ăn cho đỡ đói, bởi v́ hôm nay chưa có ai đặt thức ăn vào bát thầy. Ngựi chủ ngựa đưa thầy vào và vốc hai vốc cám cúng dường, một vốc cho Bụt và một vốc cho thầy. Thầy hứa sẽ báo tin mừng này cho các vị khất sĩ biết và thầy có ư định đem rang cám này lên cho thơm trước khi dâng Bụt.
Cám đă thơm, thầy Ananda trút cám trở lại vào bát. Thầy rủ Svastika đi với thầy về phía cây nimba. Thầy dâng cám lên Bụt, Bụt hỏi thầy và Svastika có ǵ ăn chưa. Svastika bạch là sáng nay chú đă xin được hai củ khoai nhỏ. Thầy Ananda nói là thầy đă có phần cám của thầy. Bụt bảo hai người ngồi xuống bên người. Cả hai vâng lệnh. Họ ngồi xuống, trang nghiêm mở nắp b́nh bát ra. Svastika cầm của khoai trên tay, quán niệm, rồi chú ngửng đầu lên, Bụt đang bốc cám trong tay và ăn ngon lành. Chú nh́n mà muốn ứa nước mắt.

Sau buổi pháp thoại chiều hôm đó, đại đức Ananda báo tin cho đại chúng biết về lời nguyện cúng dường cám của người chủ ngựa. Thầy thêm là chỉ khi nào hoàn toàn không xin được thức ăn, các vị khất sĩ mới nên ghé tới chuồng ngựa. Thầy nói có cả thảy năm trăm con ngựa, và số lượng cám được cúng dường sẽ được lấy bớt ra từ phần ăn của ngựa.
Đêm nay có trăng, đại đức Sariputta đến thăm Bụt dưới cây nimba. Thầy được Bụt mời ngồi trên một tọa cụ gần đấy, thầy hỏi Bụt:
- Thế tôn, đạo lư thức tỉnh mà Thế Tôn dạy thật là mầu nhiệm. Đạo lư này chuyển đổi cả sự sống của những ai được có cơ hội nghe, hiểu và làm theo. Thế Tôn! Làm thế nào để đạo lư này được tiếp nối sau khi người đă trăm tuổi.
- Sariputta, nếu các vị khất sĩ thông hiểu kinh kệ thực hành theo những pháp môn được chỉ dẫn trong các kinh kệ đó và nhất là biết chấp hành giới luật cho nghiêm chỉnh th́ đạo lư giác ngộ có thể tiếp nối nhiều trăm năm, có thể là cả ngàn năm về sau.
- Thế Tôn, con thấy số lượng các huynh đệ thông thuộc kinh điển rất đông và hầu hết đều chuyên cần ôn tụng kinh kệ. Con nghĩ rằng nếu thế hệ người xuất gia tiếp tục học hỏi và tŕ tụng đều đều như thế th́ giáo huấn của Bụt có thể truyền về rất xa trong tương lai.
- Nhưng truyền tụng kinh điển chưa đủ. Cần phải thực tập theo các pháp môn chỉ bày trong kinh điển nữa, và nhất là phải nghiêm tŕ giới luật. Này Sariputta, nếu các vị khất sĩ không nghiêm tŕ giới luật th́ chánh pháp sẽ không được trường tồn. Chánh pháp sẽ mai một rất sớm.
- Vậy con xin thỉnh cầu Bụt thiết chế và ban hành giới luật để làm mẫu mực ngàn đời cho nếp sống xuất gia.
- Chưa được đâu, Sariputta. Giới luật không thể được thiết chế đầy đủ trong một ngày và từ một người. Vào những năm đầu của giáo đoàn, chúng ta chưa có một giới luật nào hết, nhưng từ từ v́ những vụng dại và lỗi lầm của các phần tử trong giáo đoàn mà một số các giới điều đă được thiết chế nên. Số lượng các điều, như thầy biết, hiện đă lên tới trên một trăm hai mươi khoản. Số lượng này sẽ tăng lên nữa với thời gian. Những giới chưa thiết chế ḿnh không thể thiết chế trước được. Bây giờ đây chúng ta biết là các điều khoản giới luật vẫn chưa đầy đủ, và v́ vậy chúng ta sẽ phải đợi một thời gian. Khi thấy các giới điều đă đầy đủ, lúc đó chúng ta sẽ ban hành giới luật cụ túc. Sariputta, số lượng các giới điều, theo tôi thấy sẽ lên tới ít nhất là hai trăm.

Ngày tự tứ đă tới, vị thí chủ giàu có bảo trợ cho mùa an cư đă từ phương xa trở về. Nghe nói các vị khất sĩ nhiều người bị đói trong mùa an cư, ông ta rất lấy làm hối hận. Ông tổ chức một buổi trai tăng thật long trọng tại nhà. Sau khi cúng dường cơm nước, ông c̣n cúng dường cho Bụt và các vị khất sĩ mỗi người một áo ca sa. Sau buổi thuyết pháp, Bụt và các vị khất sĩ từ giă ông và đi về miền Nam.
Con đường về miền Nam thật đẹp. Bụt và đoàn khất sĩ đi thành từng chặng. Ngày đi, đêm nghỉ, buổi sáng thiền tọa trước giờ khất thực. Trưa thọ trai và nghỉ trong rừng. Buổi chiều tiếp tục đi. Gặp những nơi cần giáo hoá, Bụt và các vị khất sĩ ở lại nhiều hôm. Buổi tối các thầy học hỏi và ôn tụng kinh điển trước giờ tọa thiền. Sau thiền tọa là nghỉ ngơi.

Một buổi chiều nọ, Svastika gặp trên đường đi mấy em bé chăn trâu đang lùa trâu về. Chú dừng lại để nói chuyện. Svastika nghĩ đến thời niên thiếu của ḿnh. Đột nhiên chú nhớ tới các em chú quá. Chú nhờ thằng Rupak, chú nhớ con Bala, và nhất là chú nhớ con Bhima, em út của chú. Niềm nhớ quặn lên trong ḷng chú. Chú không biết rơ là đă đi tu th́ c̣n có quyền nghĩ tới gia đ́nh của ḿnh hay không. Chú định một hôm nào hỏi Bụt hoặc là hỏi thầy Ananda. Theo chú biết th́ chú Rahula có nhiều lúc cũng nhớ mẹ lắm. Chính Rahula đă tâm sự với chú như vậy.

Tuy đă hai mươi tuổi, Svastika vẫn c̣n cảm thấy gần gũi với bọn trẻ, hơn là với người lớn. Chú ưa quấn quít bên cạnh Rahula. Rahula cũng cảm thấy thoải mái khi gần gũi chú. Hai người đă có dịp tâm sự. Chú đă từng kể cho Rahula nghe về cuộc đời ḿnh như một em bé chăn trâu. Rahula chưa bao giờ từng được ngồi trên một con trâu. Nghe nói con trâu hiền lắm, Rahula vẫn chưa tin được. Chú nói với Rahula rằng con trâu là một con vật thuộc loại hiền nhất trong các loài động vật, dù h́nh tướng của nó to lớn có thể làm cho nít ở thành phố e ngại. Chú nói đă nhiều lần chú ngằm ngửa thoải mái trên lưng trâu trên con đường từ bên sông về nhà. Trong khi chú nh́n trời xanh, mây trắng và đàn chim bay lượn, th́ con trâu cứ chầm chậm đưa chủ về nhà; các con trâu khác đều đi theo một cách ngoan ngoăn. Có khi năm ngửa trên ḿnh trâu, chú c̣n thổi sáo nữa. Lưng trâu rất ấm và cũng rất êm. Chú lại kể về những tṛ chơi chú từng chơi chung với bọn trẻ giữ trâu trong xóm. Rahula nghe chú kể rất lấy làm ưa thích.
Rahula đă ở trong cung điện trong suốt thời gian ấy, và Rahula đă có bao giờ được chơi đùa theo cách đó đâu. Rahula đă từng ngơ ư muốn được ngồi trên lưng trâu một phen. Svastika hứa là sẽ t́m cách giúp cho Rahula toại nguyện. Chính Svastika mà cũng con muốn trở về ngồi trên lưng trâu, huống chi là Rahula. Nhưng t́nh thế khó khăn lắm, đă làm khất sĩ mà c̣n muốn chơi đùa ngồi trên lưng trâu như bọn mục đồng, điều này không dễ. Svastika tính thầm là có dịp đi hành hóa gần quê nhà, chú sẽ xin Bụt cho chú ghé về thăm các em, rồi chú cũng sẽ xin Bụt cho phép Rahula cùng đi với chú. Rahula đă từng gặp các em của chú rồi. Về thăm các em, chú sẽ bảo Rupak tập cho Rahula cỡi trâu trên bờ ruộng, gần ḍng Neranjara. Ở đấy vắng vẻ không có ai nh́n đến; chú cũng sẽ cởi áo khất sĩ và cũng cỡi trâu như ngày xưa. Ít nhất là trong một buổi chiều.

Mùa an cư năm tới, Bụt cư trú trên núi đá Calika. Đây là Hạ thứ mười ba kể từ ngày Bụt thành đạo. Năm nay thầy Meghiga được làm thị giả cho Bụt. Một hôm thầy Meghiga thú thật với Bụt là là có khi ngồi một ḿnh trong rừng vắng, thầy thấy những tư tưởng tạp loạn và ái dục nổi dậy trong tâm. Thầy thường nhớ Bụt dạy là vị khất sĩ phải biết sống một ḿnh để có th́ giờ và cơ hội mà thực tập thiền quán, nhưng khi ở một ḿnh thầy lại gặp những chướng ngại khác trổi dậy từ trong tâm.
Bụt dạy thầy rằng biết sống một ḿnh không có nghĩa là sống không có bạn đạo. Gần gũi bạn bè mà chỉ để chuyện tṛ phù phiếm, điều ấy không có lợi cho sự tu tập và làm mất hết th́ giờ, nhưng gần gũi bạn hữu để nâng đỡ và chỉ dẫn nhau trong việc thực tập là một điều cần thiết. Vị khất sĩ nên sống trong một đoàn thể, để được nâng đỡ và khuyến khích, đó là ư nghĩa của những tiếng quay về nương tựa Tăng (Sangham saranam gacchami).
Bụt dạy đại đức Meghiga:
- Người khất sĩ cần hội đủ năm điều kiện. Thứ nhất là có thiện hữu trí thức, tức là những bạn đồng tu có trí tuệ và đạo hạnh đủ để hướng dẫn ḿnh. Thứ hai là phải có giới luật để giúp ḿnh an trú trong chánh niệm. Thứ ba là phải có cơ hội học hỏi giáo pháp. Thứ tư là phải chuyên cần. Thứ năm phải có sự hiểu biết. Bốn điều kiện sau cũng có liên hệ nhiều tới điều kiện thứ nhất là có thiện hữu trí thức. Meghiga, muốn điều phục ái dục, sân hận và si mê, thầy phải thường xuyên thực tập cửu tưởng quán, từ bi quán, vô thường quán và tùy tức quán. Bốn phép quán này có công năng đưa đến giải thoát và giác ngộ.
Cửu tưởng quán là quán chiếu về quá tŕnh tàn hoại của cơ thể, thấy được quá tŕnh hủy diệt của một thân thể từ khi tắt thở cho đến khi xương cốt tan thành tro bụi. Quá tŕnh này có cả thảy là chín giai đoạn, cho nên gọi là cửu tưởng quán. Cửu tưởng quán có thể giúp ta đối trị ái dục.
Từ bi quán là quán chiếu về những nguyên nhân đă đưa tới tâm niệm giận dữ của ḿnh, trong đó có những nguyên nhân thuộc tâm lư của ḿnh, và những nguyên nhân xa gần đă khiến người khác nói năng và hành động thế nào để ḿnh nổi cơn giận dữ. Từ bi quán giúp ta đối trị sân hận.
Vô thường quán là quán chiếu quá tŕnh sinh diệt của vạn pháp; phép quán này có công năng diệt trừ si mê. Tùy tức quán là theo dơi hơi thở và nuôi dưỡng chánh niệm; phép quán này có công năng đối trị loạn tâm.
Nếu thầy thường xuyên thực tập bốn phép quán ấy, thầy sẽ đạt tới trạng thái tự do của tâm ư.

 

chương năm mươi mốt

Kho Tàng Của Cái Thấy

 

Măn mùa an cư, Bụt lên đường, hướng về Savatthi. Svastika và Rahula được phép tùy tùng người.
Đây là lần đầu Svastika được đến tu viện Jetavana. Tu viện rất đẹp và đầy đủ mọi tiện nghi cho sự tu học.
Khung cảnh đă tươi mát mà không khí lại đầm ấm. Thấy Svastika, thầy nào cũng mỉm cười.
Ai cũng biết là do vị khất sĩ trẻ này mà Bụt đă nói kinh Chăn Trâu. Svastika nhận thấy rằng trong một hoàn cảnh thuận tiện cho sự tu học như thế này chắc chắn chú sẽ đạt được nhiều tiến bộ. Chú hiểu tại sao Tăng cũng quan trọng như Bụt và Pháp. Tăng là đoàn thể của những người cùng đi trên con đường tỉnh thức, và ta phải t́m về nương tựa Tăng để được nâng đỡ và hướng dẫn. Cũng như ta đă t́m về nương tựa Bụt và Pháp.

Năm nay, vị sa di Rahula được hai mươi tuổi. Chú được đại đức Sariputta làm lễ trao giới khất sĩ.
Cả tu viện đều vui mừng. Đại đức đă dạy chú thật chu đáo nhiều ngày trước ngày chú thọ giới.
Chú Svastika cũng được hân hạnh dự nghe những lời giáo huấn này.

Sau khi Rahula được thọ giới khất sĩ. Bụt đă để th́ giờ đặc biệt dạy cho chú về các công phu thiền quán, Svastika cũng được dự thính các buổi dạy. Bụt dạy Rahula quán chiếu về sáu giác quan là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ư, về sáu đối tượng của giác quan là h́nh sắc, âm thanh, mùi vị, xúc chạm và ư niệm, và về sáu thức là cái thấy, cái nghe, cái ngửi, cái nếm, cái xúc chạm và ư thức.
Người dạy Rahula quán chiếu về tự tính vô thường của mười tám hiện tượng đó mà người gọi là thập bát giới. Mười tám hiện tượng gồm có sáu căn, sáu trần và sáu thức. Căn tức là cơ quan cảm giác, trần là đối tượng của các cơ quan đó, và thức là những nhận thức phát sinh ra từ sự xúc chạm giữa căn và trần. Phép quán này gọi là giới phân biệt quán.
Bụt dạy quán chiếu căn, trần và thức để thấy tất cả các hiện tượng này đều nương vào nhau mà có mặt, để thấy được tự tính vô thường và duyên sinh của chúng. Một khi đă thấy như thế th́ hành giả chứng đắc được tính cách vô ngă và thoát ly được sinh tử. Bụt dạy thầy khất sĩ trẻ Rahula thật kỹ lưỡng về đạo lư vô ngă. Bụt nói:
- Này Rahula, trong năm uẩn là thân thể, cảm thọ, tri giác, tâm hành và nhận thức, không có ǵ bất biến để có thể gọi là ngă cả. Thân thể này không phải là ngă. Thân thể này cũng không phải là ngă sở, nghĩa là vật sỡ hữu của ngă. Ngă không nằm trong thân thể, thân thể cũng không nằm trong ngă.
Có ba loại kiến chấp về ngă. Kiến chấp đầu là cho rằng thân thể này là ngă. Hoặc cảm thọ, tri giác, tâm hành và nhận thức này là ngă. Kiến chấp này gọi là ngă chấp. Khi nói tới thân thể này không phải là ngă, người ta có thể rơi vào kiến chấp thứ hai, cho rằng ngă là một cái ǵ riêng biệt với thân thể, và thân thể chỉ là một vật sở hữu của ngă. Kiến chấp thứ hai này gọi là dị ngă chấp. Kiến chấp thứ ba cho rằng trong thân thể có ngă và trong ngă có thân thể, hai không là hai mà cũng không là một, cái nầy nằm trong cái kia. Kiến chấp này gọi là tương tại chấp.
Rahula, quán vô ngă là phải nh́n sâu vào ḷng năm uẩn để thấy năm uẩn không phải là ngă, không phải là dị ngă, cũng không phải là tương tại. Vượt được ba kiến chấp này rồi mới thực sự chứng nghiệm được tự tính vô ngă của vạn pháp.

Tại tu viện Cấp Cô Độc này có một thầy tên là Thera. Svastika nhận xét rằng thầy này ít ưa nói chuyện với ai, và đi đâu cũng đi một ḿnh, làm ǵ cũng làm một ḿnh. Đại đức Thera không làm phật ḷng ai, cũng không phạm vào giới điều nào, nhưng thầy sống có vẻ lẻ loi và không thật sư ḥa hợp với đại chúng, Svastika đă có lần tới gần thầy để gợi chuyện nhưng thầy cũng tránh đi. Mọi người đặt tên cho thầy là “người ưa sống một ḿnh”.
Svastika biết rằng Bụt thường khuyến khích các thầy tránh tụ họp chuyện tṛ, tránh những buổi nhàn đàm vô ích để có th́ giờ sống một ḿnh mà thiền quán, nhưng chú cảm thấy cách sống của thầy Thera không thật sự là cách sống mà Bụt muốn.
Một buổi chiều, nhân có cơ hội, Svastika đem chuyện này tŕnh bày lên Bụt.
Ngày mai lại, trong giờ pháp thoại, Bụt gọi đại đức Thera lên và hỏi:
- Thầy là người ưa sống một ḿnh, làm cái ǵ cũng ưa làm một ḿnh và tránh sự chung đụng với các thầy khác, có phải vậy không?
Đại đức đáp:
- Bạch Thế Tôn, đúng như vậy. Thế Tôn thường dạy người khất sĩ nên biết độc cư, nghĩa là nên sống một ḿnh.
Quay lại đại chúng, Bụt nói:
- Các vị khất sĩ, tôi muốn dạy cho các vị thế nào là thật sự biết sống một ḿnh.
Người thật sự biết sống một ḿnh là người biết an trú trong chánh niệm. Người ấy ư thức được những ǵ đang xảy ra trong thân thể, trong cảm giác, trong tâm ư và nơi những đối tượng của tâm ư. Người ấy biết quán chiếu sự sống trong giờ phút hiện tại, không t́m về quá khứ, không tưởng tới tương lai, v́ quá khứ th́ không c̣n mà tương lai th́ chưa tới. Sự sống chỉ có mặt trong giờ phút hiện tại. Nếu ta bỏ giờ phút hiện tại, ta đánh mất sự sống.
Này các vị, thế nào là t́m về quá khứ? T́m về quá khứ ở đây có nghĩa là tự đánh mất ḿnh trong quá khứ, trôi dạt trong quá khứ trên những đợt sóng tư duy: trong quá khứ h́nh thể ta từng như thế đó, cảm thọ ta từng như thế đó, địa vị ta từng như thế đó, hạnh phúc ta từng như thế đó ... Phát khởi lên những tư duy như thế và bị ràng buộc bởi những ǵ thuộc về quá khứ, đó là t́m về quá khứ.
Này các vị, thế nào là tưởng tới tương lai? Tưởng tới tương lai ở đây có nghĩa là tự đánh mất ḿnh trong tương lai, trôi dạt trong tương lai, trên những đợt sóng tư duy, lo sợ hoặc mơ tưởng: trong tương lai, h́nh thể ta sẽ được hay sẽ bị như thế đó, cảm thọ ta sẽ được hay bị như thế đó, hạnh phúc ta sẽ được như thế đó, khổ đau ta sẽ bị như thế đó ... Phát khởi lên những tư duy như thế và bị ràng buộc bởi những ước mơ hoặc lo sợ về tương lai ... đó là tưởng tới tương lai.
Này các vị, trở về giây phút hiện tại là để tiếp xúc với sự sống và để quán chiếu sự sống. Nếu không tiếp xúc th́ không thể quán chiếu. Chánh niệm giúp ta trở về hiện tại, tiếp xúc với hiện tại và quán chiếu sự sống trong hiện tại. Trở về hiện tại không có nghĩa là tự đánh mất ḿnh trong những đam mê hoặc sầu khổ về hiện tại. Nếu bị ràng buộc bởi những đam mê và sầu khổ về những ǵ đang xảy ra trong hiện tại th́ sự sống cũng không có mặt. Sự sống không có mặt v́ chánh niệm không có mặt.
Này các vị khất sĩ, người biết sống một ḿnh là người biết an trú trong hiện tại, dù người ấy đang ngồi giữa đám đông. Một người ngồi trong rừng sâu mà nếu không có chánh niệm, nếu bị những con ma quá khứ và tương lai lôi cuốn và ám ảnh th́ người ấy vẫn không phải là người biết sống một ḿnh. Rồi Bụt đọc cho các thầy nghe một bài kệ:

"
Đừng t́m về quá khứ
Đừng tưởng tới tương lai
Quá khứ đă không c̣n
Tương lai th́ chưa tới
Hăy quán chiếu sự sống
Trong giờ phút hiện tại
Kẻ thức giả an trú
Vững chăi và thảnh thơi
Phải tinh tiến hôm nay
Kẻo ngày mai không kịp
Cái chết đến bất ngờ
Không thể nào mặc cả
Người nào biết an trú
Đêm ngày trong chánh niệm
Th́ Mâu Ni gọi là
Người Biết Sống Một Ḿnh
."

Đọc xong bài kệ, Bụt cảm ơn đại đức Thera và bảo thầy đi xuống. Người không trực tiếp khen hay chê thầy. Nhưng chắc chắn là lần này đại đức thật sự hiểu được ư Bụt.

Trong buổi pháp đàm hôm đó, Svastika nghe các thầy lớn nói rằng những lời dạy của Bụt hôm đó rất là quan trọng, mọi người cần phải ghi nhớ. Đại đức Ananda trùng tuyên một lần nữa những điều Bụt nói cho mọi người nghe. Thầy đọc lại bài kệ của Bụt một cách trôi chảy và thông suốt. Svastika lấy làm lạ. H́nh như thầy Ananda nhớ hết những lời Bụt nói không sót một tiếng nào. Cách nói, lời nói, và cú pháp giống hệt như khi Bụt nói. Khi đại đức Ananda trùng tuyên xong lời Bụt, đại đức Mahakaccana đứng lên nói:
- Ta hăy nên lấy lời Bụt dạy hôm nay làm thành một kinh văn. Thưa các huynh đệ, tôi xin đề nghị gọi kinh này là kinh Bhaddekaratta nghĩa là kinh Người Biết Sống Một Ḿnh, và cũng xin đề nghị tất cả các huynh đệ học thuộc ḷng để hành tŕ. Ít nhất mỗi người trong chúng ta đều phải học thuộc ḷng bài kệ.
Đại đức Mahakassapa đứng dậy tán đồng ư kiến ấy.

Sáng hôm sau, trong khi đi khất thực, Bụt gặp một bọn trẻ con đang tụ họp với nhau chơi đùa. Các thiếu nhi này đang hành hạ những con cua nhỏ mà chúng bắt được dưới ruộng. Một đứa trong bọn chúng lấy ngón tay trỏ của bàn tay trái đè xuống lưng một con cua . Với tay phải, nó bẻ một càng của con cua. Bọn trẻ reo ḥ vang dậy. Đứa kia thích chí, bẻ găy một cái càng cua khác. Bọn trẻ lại vỗ tay ḥ reo. Chúng chơi như vậy cho đến khi tất cả hai càng và tám chân của con cua đều bị bẻ găy hết. Rốt cuộc chúng liệng con cua xuống ruộng và đi bắt một con khác để chơi.
Thấy Bụt và các thầy tới, bọn chúng ngửng đầu lên rồi lại cúi xuống chơi tṛ hành hạ mấy con cua. Chúng tàn ác mà không biết là chúng tàn ác. Bụt bảo bọn trẻ ngừng tay. Người nói:
- Này các con, nếu các con bị trặc chân tay hay găy tay th́ các con có đau không?
- Bạch thầy, có, bọn trẻ trả lời.
- Con cua bị các con bẻ găy càng và găy chân cũng đau đớn như thế đó. Các con có biết không?
Bọn trẻ nín bặt.
Bụt nói tiếp:
- Con cua cũng biết ăn uống, con cua cũng có cha, mẹ, anh và chị của nó như là các con vậy. Các con làm khổ con cua như thế th́ các con cũng làm khổ luôn cả cha mẹ và anh chị nó. Các con hăy suy nghĩ đi.
Bọn trẻ tỏ vẻ hối hận.
Lúc bấy giờ thấy Bụt và các thầy xúm quanh một bọn trẻ, những người qua lại gần đấy cũng ghé lại xem. Nhân cơ hội này Bụt dạy cả trẻ em lẫn người lớn về ḷng từ bi. Người nói:
- Chúng ta phải làm sao để cho tất cả mọi loài đều cảm thấy có an ổn và có niềm vui trong sự sống. Chúng ta phải bảo vệ sự sống cho nhau và đem niềm vui cho nhau. Tất cả mọi loài, dù lớn, dù nhỏ, dù đi bằng hai chân hay đi bằng bốn chân, dù ḅ trên mặt đất hay bay trên hư không hoặc bơi lội trong nước cũng đều có quyền sống. Chúng ta không nên đem tâm hận thù nhau, sát hại nhau. Chúng ta nên che chở cho nhau.
Này các con, cũng như một bà mẹ đem thân mạng che chở cho đứa con thân yêu duy nhất của ḿnh, mỗi người trong chúng ta phải mở ḷng ra để đón nhận và che chở cho tất cả các loài có sinh mệnh. Ḷng thương của chúng ta phải bao trùm tất cả mọi loài sinh vật đang có mặt trên, dưới, trong, ngoài và chung quanh ta. Trong khi đi, đứng, nằm, ngồi, trái tim ta phải mang theo t́nh thương đó, và ta hăy an trú đêm ngày trong t́nh thương đó.
Dạy xong, Bụt rủ bọn trẻ cũng đem thả những con cua c̣n lại xuống ruộng, rồi người cùng các vị khất sĩ tiếp nối con đường đi khất thực.

Svastika biết Bụt rất chú tâm đến việc hướng dẫn trẻ em nên chú bàn với chú Rahula tổ chức những buổi tập hợp thiếu nhi tại tu viện Jetavana để các em có dịp được học hỏi với Bụt. Với sự cộng tác của những người cư sĩ trẻ thường hay đến tu viện nghe Pháp, nhất là với bốn người con của cư sĩ Sudatta.
Svastika và Rahula thường quy tụ các em thiếu nhi trong vùng về chùa mỗi tháng một lần.
Cư sĩ Sudatta có bốn người con: Subhada chị, Subhada em, Sumana và Kala. Kala là con trai duy nhất của cư sĩ.
Ban đầu Kala không có vẻ hăng hái lắm, nhưng v́ mến Svastika nên cậu từ từ dấn thân vào việc tu học. Công chúa Vajiri con quốc vương Pasenadi cũng yểm trợ đắc lực cho việc giáo dục thiếu nhi này.

Một buổi chiều rằm, công chúa rủ bọn trẻ đem hoa lên tận tịnh xá dâng Bụt. Mỗi em cầm trong tay những cành hoa hái được trong vườn nhà của ḿnh. Có em đă hái được cả những cành hoa dại trên đường đến tu viện. Công chúa Vajiri ôm theo một bó sen đă hái được ngay trong hồ sen vườn Thượng Uyển.
Khi lên tới tịnh xá th́ công chúa và bọn trẻ được biết Bụt đă ra giảng đường. Đă đến giờ người nói pháp thoại. Pháp thoại hôm nay được nói chung cho cả hai giới xuất gia và tại gia. Các em thiếu nhi rủ nhau cùng lên pháp đường.
Thấy thiếu nhi tới, các thầy và các vị cư sĩ đều nhường lối cho các em đi.
B
ụt đă ngồi trên pháp ṭa. Tất cả các em thiếu nhi được công chúa Vajiri hướng dẫn đă lên dâng những bông hoa của ḿnh hái được trên chiếc bàn nhỏ đặt trước mặt Bụt rồi cúi đầu xá Bụt.
Bụt mỉm cười đáp lễ các em và bảo tất cả đi xuống t́m chỗ ngồi phía trước đại chúng.

Buổi pháp thoại hôm đó thật là đặc biệt. Đợi các thiếu nhi ngồi xuống yên ổn. Bụt mới đứng dậy. Người cầm lấy một bông sen đưa lên trước mặt đại chúng, không nói năng ǵ. Tất cả đại chúng đều im phăng phắc. Không ai hiểu Bụt muốn nói ǵ bằng cử chỉ ấy.
Một lát sau, Bụt đưa mắt quan sát đại chúng rồi mỉm cười. Người lên tiếng:
- Tôi có con mắt của chánh pháp, kho tàng của cái thấy mầu nhiệm và tôi đă trao lại cho Mahakassapa.
Mọi người đổ dồn hai mắt về đại đức Kassapa. Nụ cười chưa tắt trên môi đại đức. Mắt thầy vẫn nh́n lên Bụt. Mọi người lại nh́n lên Bụt. Bụt đang nh́n bông hoa và mỉm cười.

Svastika không hiểu ǵ hết và nghĩ rằng có nhiều người cũng ngẩn ngơ như chú. Chú biết điều quan trọng nhất trong lúc này là giữ chánh niệm và chú bắt đầu theo dơi hơi thở theo phương pháp đă được học với Bụt.
Chú thấy bông hoa Bụt cầm trên tay là một bông sen trắng đang vào lúc hé nở. Bàn tay Bụt cầm đóa sen trong một dáng điệu thanh tao và trang trọng, ngón tay cái và ngón tay trỏ kẹp cuống hoa vào giữa, và cuống hoa nằm xuôi ép theo ḷng bàn tay. Chính bàn tay Bụt cũng xinh đẹp như một bông hoa, và đóa sen trắng phía trên, tinh khiết và mầu nhiệm, cũng có vẻ như là một bàn tay khác của người.
Svastika cảm nhận được cái đẹp tinh khiết và trang trọng mà không cần suy tư t́m hiểu.
Bất giác chú cũng mỉm miệng cười.
Bỗng Bụt cất tiếng nói. Tiếng của ngài trong, ấm và sang sảng:
- Đại chúng, bông hoa này là một thực tại mầu nhiệm. Khi tôi cầm nó đưa lên trước đại chúng, tất cả chúng ta đều có cơ hội tiếp xúc với bông hoa. Cơ hội ấy là một cơ hội đồng đều. Tiếp xúc được với bông hoa là tiếp xúc được với thực tại mầu nhiệm, tiếp xúc với sự sống.
Mahakassapa đă mỉm cười trước tiên v́ Mahakassapa đă tiếp xúc được với bông hoa trước tiên. Trong đại chúng đây, có những vị không tiếp xúc được với bông hoa, đó là v́ trong tâm của quư vị c̣n có những chướng ngại.
Có những vị đang đặt câu hỏi: "v́ cớ ǵ mà sa môn Gotama hôm nay đưa cành hoa lên?" V́ tâm các vị ấy đang bận rộn về những ư tưởng, cho nên các vị ấy không tiếp xúc được với bông hoa.
Đại chúng, đắm ch́m trong suy tư là một trong những nguyên do khiến ta không tiếp xúc được với thực tại.
Trong trường họp đang bị lo lắng, phiền muộn, giận hờn hay ghen ghét chế ngự, ta cũng mất cơ hội tiếp xúc với thực tại mầu nhiệm.
Đại chúng! Bông hoa trong tay tôi có thể chỉ thật sự có mặt đối với những ai biết an trú, trong chánh niệm nơi giờ phút hiện tại. Nếu quư vị không trở về an trú trong giờ phút hiện tại th́ bông hoa có mặt cũng như không.
Có những người đi ngang qua rừng cây trầm hương mà không thấy được một cây trầm hương. Có những người đi qua sự sống mà không tiếp xúc được với sự sống. Đại chúng! Sự sống chứa chất khổ đau mà sự sống cũng đầy những mầu nhiệm. Quư vị phải tinh cần và tỉnh thức để tiếp xúc với những khổ đau và những mầu nhiệm ấy của sự sống.
Nhưng tiếp xúc với khổ đau không có nghĩa là tự đánh mất ḿnh trong khổ đau và tiếp xúc với mầu nhiệm không có nghĩa là tự đánh mất ḿnh trong mầu nhiệm. Tiếp xúc là để thực sự chứng nghiệm sự sống và quán chiếu sự sống, ta sẽ thấy được tự tính duyên khởi và vô thường của sự sống, do đó ta sẽ không đánh mất ta trong tham đắm, trong giận hờn và trong mê muội.
Ta sẽ thường xuyên an trú trong tự do và giải thoát.

Svastika rất sung sướng. Chú hiểu được lời Bụt dạy. Chú hài ḷng lắm khi nhớ ra rằng chú đă mỉm cười khi tay Bụt c̣n cầm bông hoa đưa lên. Đại đức Mahakassapa mỉm cười trước v́ đại đức là một đệ tử lớn của Bụt, đứng về hàng thầy của chú. Chú làm sao tự so sánh ḿnh với đại đức, cũng như với các vị cao đệ khác của Bụt như các thầy Sariputta, Moggallana, Assaji v.v... Năm nay chú chỉ mới hai mươi bốn tuổi.

 

chương năm mươi hai

Phước Điền Y

 

 

Năm sau, Svastika được theo Bụt về an cư ở tu viện Nigrodha sát bên thành Kapilavatthu quê hương của Bụt.
Bụt đă về quê trước mùa an cư bởi v́ người nghe nói có sự xích mích và tranh chấp giữa hai nước Sakya và Koliya.
Sakya là quê nội của Bụt và Koliya là quê ngoại của người.
Hoàng hậu Mahamaya và công chúa Yasodhara đều có gốc gác từ Koliya. Hai nước đă chống nhau v́ ḍng sông Rohini.
Số là năm ấy trời không có mưa mà cả hai bên đều thiếu nước tưới ruộng. Mực nước sông Rohini cũng rất thấp. Nước không đủ cho cả hai bên dùng, mà bên nào cũng muốn đắp đập dẫn hết nước sông về phía ḿnh. Ban đầu chỉ là lời qua tiếng lại giữa nông dân hai phía. Sau đó th́ có xung đột và đấm đá, rồi dân vệ và cảnh sát hai bên nhập cuộc. Cuối cùng là binh đội hai nước dàn trận hai phía bờ sông. T́nh thế trở nên gay cấn và nguy hiểm.

Bụt muốn biết nguyên do của cuộc tranh chấp. Hỏi các vị tướng chỉ huy quân đội, Bụt được cho họ biết là v́ phía bên kia khinh người, xâm phạm tài sản và tính mạng bên này. Hỏi các nhà chính trị, họ cũng trả lời tương tợ. Không ai nói cho Bụt nghe do thật sự của cuộc tranh chấp. Măi đến khi Bụt nói chuyện với các nông dân nghèo, người mới biết nguyên do thật sự của cuộc tranh chấp là nước tưới.
Vốn có liên hệ thân tộc sâu xa với cả hai ḍng họ Sakya và Koliya, Bụt sắp đặt được một cuộc gặp gỡ giữa các vị quốc vương, một bên là quốc vương Mahanama, một là quốc vương Suppabuddha.
Ngư
ời xin với hai vị quốc vương thảo luận để đi đến một cuộc ḥa giải.
Người nói rằng trong một cuộc chiến tranh, ai cũng là người thua cuộc, dù là thua nhiều hay thua ít.
Bụt hỏi:
- Các vị đại vương, nước sông quư hơn hay mạng người quư hơn?
Vua nào cũng trả lời là mạng người là quư hơn, mạng người là vô giá. Bụt nói:
- Các vị đại vương, nước tưới là đầu mối của cuộc tranh chấp giữa hai nước, nhưng nếu không có ḷng tự ái và sự căm giận th́ sự tranh chấp về nước tưới sẽ không đủ để đưa tới một cuộc chiến tranh. Các vị đại vương! Chúng ta phải xét lại tâm ư chúng ta. Chúng ta đừng v́ ḷng tự ái và sự căm giận lẫn nhau mà làm tổn phí máu xương của dân chúng hai nước.
Buông bỏ tự ái và giận hờn là chúng ta tháo gỡ được guồng máy chiến tranh. Giải quyết vấn đề tranh chấp về nước tưới không khó. Chúng ta chỉ cần ngồi lại thương thuyết với nhau. Có bao nhiêu nước trong ḍng Rohini th́ ta chia cho cả hai phía, dù nước không đủ cho cả hai bên. Chúng ta sẽ t́m ra giải pháp để bên nào cũng được thừa hưởng đồng đều số lượng nước tưới.
Nhờ sự can thiệp của Bụt mà hai bên đă đi tới một sự thỏa thuận về vấn đề nước tưới và thiết lập liên lạc ngoại giao thân t́nh như cũ. Quốc vương Mahanama khẩn khoản xin Bụt lưu lại trong một mùa an cư ở vương quốc Sakya. Bụt nhận lời. Đây là mùa an cư thứ mười lăm sau ngày thành đạo của Bụt.
Sau mùa an cư ở Kapilavatthu. Bụt trở về miền Nam.
Mùa an cư thứ mười sáu, người cư trú tại Alavi.
Mùa an cư thứ mười bảy, người về tu viện Trúc Lâm.
Mùa an cư thứ mười tám, người ở Koliya.
Mùa an cư thứ mười chín, người lại trở về Rajagaha.

Tại Rajagaha, từ mấy năm nay, Bụt ưa cư trú trên núi Gijjhakuta, một ngọn núi đá có h́nh dáng chim thứu nên cũng được gọi là Thứu Sơn. Vua Bimbisara thường hay đến viếng Bụt và nghe pháp trên núi này. Vua đă cho xây bậc đá từ chân núi lên tới tịnh xá của Bụt. Mấy cái thung lũng nhỏ đă được vua cho san bằng. Vua lại cho bắc cầu qua mấy thác nước.
Xa giá tới chân núi, vua đi bộ lên theo các bậc đá.
Gần tịnh xá có một tảng đá lớn bằng cả mấy ṭa nhà. Tịnh thất của Bụt được xây bằng đá lấy ngay tại chỗ.
Phía Đông Bắc tịnh xá, có một ḍng suối chảy qua khe đá. Bụt thường giặt áo ca sa trên ḍng suối này và phơi áo trên một phiến đá khá lớn bên suối.
Ngồi trước tịnh xá, vào những ngày quang đăng, Bụt thấy được cả kinh đô Rahajaga, Bụt rất ưa ngồi ngắm mặt trời lặn từ điểm nh́n nầy. Cảnh tượng mặt trời lặn ở đây thật huy hoàng và diễm lệ.
Các đại đức lớn như Sariputta, Uruvela Kassapa, Moggallana, Upali, Devadatta và Ananda đều có tịnh xá riêng trên núi Linh Thứu. Trong vùng lân cận thủ đô Rajagaha đă có tới mười tám cơ sở tu học quan trọng của tăng đoàn. Ngoài tu viện Trúc Lâm (Venuvana) và núi Linh Thứu (Gijjhakuta), c̣n có những trung tâm nổi tiếng khác, trong đó nổi bật nhất là Vaibharavana, Sarpasundikapragbhara, Saptaparnaguha và Indrasailaguha. Hai nơi sau là hai động đá lớn.

Gần núi Linh Thứu, có tịnh xá của một vị y sĩ trẻ nổi tiếng tên là Jivaka. Vị y sĩ này là một trong những đệ tử tại gia thân cận nhất của Bụt. Jivaka là con của vua Bimbisara và của bà mệnh phụ Ambapali. Chàng học thuốc từ năm mười bốn tuổi tại Taksassila. Năm mười lăm tuổi, chàng đă được mẹ tới đón, đưa về tu viện Trúc Lâm để viếng Bụt.
Năm nay Jivaka đă hai mưới sáu tuổi. Tốt nghiệp ngành y từ năm hai mươi ba tuổi. Jivaka đă trở nên một lương y nổi tiếng sau khi chữa lành cho nhiều người đă từng mắc những chứng bệnh hiểm nghèo. Jivaka cũng đă từng chữa bệnh cho vua Bimbisara.
Từ mấy năm nay, Jivaka thường lui tới tu viện Trúc Lâm và núi Linh Thứu để chăm sóc sức khỏe của Bụt và của các vị khất sĩ. Vào đầu mùa lạnh, Jivaka cổ động các bạn cúng dường thêm y áo cho các vị khất sĩ để họ đắp mà ngủ ban đêm. Jivaka cũng đă cúng dường Bụt một bộ y. Vị lương y này không những lưu tâm đến việc trị bệnh mà c̣n lưu tâm đến việc ngừa bệnh nữa. Ông đề nghị với Bụt một số biện pháp vệ sinh cần được áp dụng cho các vị khất sĩ.
Mỗi thầy nên có một dụng cụ lọc nước để uống, và nước lấy từ ao hồ th́ nên được đun sôi. Y áo mỗi bảy ngày phải được giặt ít nhất một lần. Nhà tắm cần được dựng thêm trong tu viện. Thức ăn hôm nay không nên dành lại cho ngày hôm sau. Tất cả những điều Jivaka đề nghị, Bụt đều chấp nhận.

Cúng dường ca sa đă trở nên một hành động rất phổ thông trong dân chúng.
Có một hôm Bụt thấy một vị khất sĩ trở về tu viện trên vai nặng trĩu cả y áo. Bụt hỏi:
- Thầy có bao nhiêu chiếc y tất cả?
- Lạy Bụt, con được cúng dường tất cả tới tám chiếc y.
- Thầy cần dùng nhiều y đến thế sao?
- Lạy Bụt, con không cần dùng nhiều y như thế, tại v́ người ta cúng dường nên con phải nhận.
- Theo thầy th́ mỗi vị khất sĩ cần có bao nhiêu chiếc y là đủ?
- Lạy đức Thế Tôn, con nghĩ ba chiếc y là đủ cho mỗi người. Ngồi thiền trong rừng lạnh hoặc ngủ nghỉ ban đêm dưới gốc cây mà có được ba y th́ đă là đủ ấm.
Bụt nói:
- Tôi cũng nghĩ như thầy vậy. Khi nào lạnh lắm tôi cũng chỉ cần tới chiếc y thứ ba. Từ rày về sau, mỗi vị khất sĩ chỉ có quyền có một cái b́nh bát và ba chiếc y ca sa mà thôi. Nếu được cúng dường thêm quư vị nên từ chối.
Vị khất sĩ bái tạ Bụt và đi về tăng xá của ḿnh.

Có một hôm khác đứng trên một ngọn đồi. Bụt chỉ những thửa ruộng nối nhau chạy dài đến chân trời và nói với đại đức Ananda:
- Ananda, thầy có thấy những thửa ruộng lúa chín vàng được chia thành từng ô chạy dài tới chân trời không? Đẹp quá! Tại sao ta không đề nghị may áo ca sa cho các vị khất sĩ theo kiểu mẫu này?
Ananda bạch:
- Ư của Thế Tôn thật hay. Áo ca sa may theo h́nh dáng những thửa ruộng như thế này th́ đẹp biết bao nhiêu. Con từng nghe Thế Tôn nói một vị khất sĩ tu học nghiêm chỉnh là một thứ đất ruộng rất tốt trên đó ta có thể gieo những hạt giống phước đức cho hiện tại và tương lai. Cúng dường, học hỏi và tu tập theo vị khất sĩ ấy tức là gieo những hạt giống phước đức vậy. Nếu Thế Tôn cho phép, con sẽ bố cáo với đại chúng về cách thức may y trong tương lai và sẽ gọi kiểu y này là phước điền y.
Bụt mỉm cười. Người gật đầu ưng thuận.

Mùa an cư năm sau. Bụt cư trú tại tu viện Jetavana ở thủ đô nước Kosala.
Cư sĩ Suddata đă thân hành về Rajagaha thỉnh người. Cư sĩ nhắc là đă từ lâu Bụt không an cư tại Jetavana.
Đây là mùa an cư thứ hai mươi của Bụt sau ngày người thành đạo.
Năm nay Bụt đă năm mươi lăm tuổi. Được tin Bụt về an cư tại Savatthi, quốc vương Pasenadi mừng rỡ. Vua đem cả gia đ́nh hoàng gia tới viếng Bụt. Đi theo vua có thứ hậu Vrsabhasatriya và hai người con của thứ hậu là thái tử Vidudabha và công chúa Vajna. Thứ hậu là người ḍng Sakya.
Sau ngày được gặp Bụt và trở nên đệ tử của người, quốc vương Pasenadi đă gửi một phái đoàn qua vương quốc Sakya để xin cưới một người trong hoàng gia làm thứ hậu. Vương quốc đă tuyển chọn vị công nương xinh đẹp Vrsabhasatriya để gă cho vua. Công nương là con gái của hoàng thúc Mahanama.
Trong suốt mùa an cư, vua không bỏ một pháp thoại nào của Bụt mà không đến nghe. Người đến nghe pháp càng ngày càng đông. Trong số những vị đệ tử mới có nữ cư sĩ Visakha, được xem như là nữ thí chủ lớn nhất của tu viện. Thấy các vị khất sĩ tại tu viện quá đông đảo, bà phát tâm đem khu vườn rộng răi và xanh tốt của bà ở phía Đông thành phố Savathi cúng dường cho Bụt và cho giáo đoàn. Khu đất này đẹp không thua ǵ vườn cây Jeta, nhưng diện tích th́ hẹp hơn. Với sự hợp sức của các bạn, bà Visakha đă xây dựng được nhiều tăng xá và thiền đường trong khu đất. Khi tu viện mới được hoàn thành, đại đức Sariputta đề nghị đặt tên là tu viện Đông Viên (Purvarama). Giảng đường ở trung tâm tu viện được đặt tên là Lộc Mẫu Đường, Lộc Mẫu Đường là biệt hiệu của nữ cư sĩ Visakha, Lộc (Migarai) là tên con trai lớn của bà.

Nữ cư sĩ Visakha sinh trưởng ở Bhaddhya trong vương quốc Anga. Cô là con gái của nhà triệu phú Dhananjaya. Lớn lên cô lấy chồng ở Savathi. Chồng cô cũng là một triệu phú. Hai cha con đều là đệ tử trong giáo phái Nigantha Nataputta; hai người vốn không có cảm t́nh với Bụt và giáo đoàn khất sĩ, nhưng nhờ đức hạnh và sự đằm thắm của Visakha mà hai người dần dần có cảm t́nh với Bụt và sau đó không lâu đều trở nên đệ tử của Bụt.
Bà Visakha thường hay đi chùa với một người bạn gái tên là Suppiya. Bà phát nguyện với Bụt là sẽ thường xuyên cúng dường thuốc men cho bất cứ vị khất sĩ và nữ khất sĩ nào đến Savatthi mà bị đau ốm, sẽ cúng dường áo ca sa và khăn tắm cho tất cả các vị khất sĩ và nữ khất sĩ nào đến an cư tại Savatthi. Bà cũng đă triệt để ủng hộ ni sư Mahapajapati trong việc thiết lập và trang bị một trung tâm tu học cho các vị nữ khất sĩ bên hữu ngạn sông Ganga gần sát thủ đô Savatthi. Bà là người hộ tŕ rất đắc lực cho các vị nữ khất sĩ, không những về phương diện vật chất mà c̣n trên phương diện tinh thần nữa. Bà đă từng can thiệp và hóa giải những vụ xích mích xảy ra giữa ni chúng trong nữ tu viện.

Trong một buổi pháp đàm tại giảng đường Lộc Mẫu, các vị cao đệ của Bụt đă đi tới quyết định quan trọng sau nhiều giờ đàm luận, quyết nghị đầu là đề nghị thầy Ananda làm thị giả thường xuyên cho Bụt. Đề nghị thứ hai là từ nay về sau, cứ tới mùa an cư th́ thỉnh Bụt trở về Savathi.
Đề nghị đầu là do đại đức Sariputta đưa ra. Đại đức nói:
- Sư huynh Ananda là người có trí nhớ bền bĩ nhất trong chúng ta. Trí nhớ của sư huynh thật là lạ lùng, trên trần gian này không ai b́ kịp. Mỗi khi Bụt dạy điều ǵ mà có mặt sư huynh Ananda th́ những lời Bụt dạy không rơi rớt đi đâu cả. Khi trùng tuyên lại những điều Bụt dạy th́ sư huynh Ananda trùng tuyên không sót một câu hoặc một tiếng, v́ vậy, nếu được làm thị giả cho Bụt, sư huynh sẽ có dịp nghe hết những điều Bụt nói, dù là nói cho một đám đông hoặc là nói cho một người, và sư huynh sẽ ghi nhận được những điều đó. Lời dạy nào của Bụt cũng quư hóa không cùng, do đấy chúng ta phải làm đủ mọi cách để gặt hái và bảo tŕ tất cả những điều người giáo huấn. Trong hai mươi năm qua, chúng ta đă dại dột để rơi rớt và mất mát rất nhiều điều Bụt dạy. Vậy sư huynh Ananda nên v́ chúng ta và v́ các thế hệ tương lai mà nhận lấy trách nhiệm làm thị giả cho Bụt.
Các vị khất sĩ có mặt trong buổi họp đều tán đồng ư kiến của đại đức Sariputta.
Đại đức Ananda có vẻ ngần ngại.
Đại đức nói:
- Tôi thấy có nhiều điều bất tiện nếu các sư huynh cử tôi làm thị giả cho Bụt. Không chắc rằng Bụt đă bằng ḷng cho tôi làm thị giả, nếu chịu khó nhận xét, chắc các sư huynh cũng đă thấy rằng Bụt đă rất cẩn thận để khỏi mang tiếng là có con mắt đặc biệt với những người trong thân tộc Sakya. Đối với nữ khất sĩ Mahapajapati, vốn là d́ mẫu của người mà người cũng rất cứng rắn, c̣n Rahula th́ từ ngày được làm sa di, không bao giờ chú được ngủ trong tịnh xá của Bụt hay ngồi ăn cơm riêng với Bụt. Tôi cũng thế, tôi cũng không bao giờ được Bụt cho thân cận một cách quá đáng, với lại tôi cũng không dám thân cận với Bụt một cách quá đáng. Tôi cũng ngại các huynh đệ nói ra nói vào, cho là tôi thóc mách, và cho rằng v́ tôi thóc mách cho nên Bụt mới thỉnh thoảng gọi các huynh đệ lên để mà răn dạy.
Nói tới đó, đại đức ngửng lên nh́n đại đức Sariputta:
- Đối với sư huynh Sariputta, Bụt có một cái nh́n đặc biệt, bởi v́ sư huynh là người thông minh và tài giỏi vào bậc nhất trong số chúng ta.
Sư huynh đă là một người phụ tá rất đắc lực cho Bụt trong việc dạy dỗ cũng như trong việc tổ chức, và cố nhiên là Bụt có đặt niềm tin lớn nơi sư huynh. Cũng v́ vậy mà sư huynh đă bị nhiều huynh đệ ghen ghét. Tôi thấy khi quyết định có điều ǵ, Bụt thường hỏi ư kiến của nhiều người, chứ không phải là chỉ hỏi ư kiến một sư huynh Sariputta. Vậy mà có những huynh đệ dám nói là những quyết định ấy là những quyết định của Sariputta chứ không phải thật sự là những quyết định của Bụt. Làm như Bụt là người không có trí óc suy xét để đi tới được những quyết định quan trọng. Tôi thấy đó là một tội tăng thượng mạn rất lớn. Tôi ngần ngừ không muốn vâng lời các sư huynh là v́ thế.
Đại đức Sariputta cười:
- Tôi th́ tôi không ngại khi có huynh đệ nào hiểu lầm tôi mà tỏ vẻ ganh ghét. Tôi nghĩ là khi nhận thấy điều ǵ thật sự có lợi lạc, ḿnh phải có can đảm làm theo; dù ai nói ngửa nói nghiêng ḿnh cũng không nên v́ vậy mà thối chí. Sư huynh Ananda! Chúng tôi biết sư huynh là người có ư tứ lắm, nhưng chúng tôi nghĩ là nếu sư huynh không nhận lời yêu cầu của anh em th́ đạo pháp sẽ rất bị thiệt tḥi, cho thế hệ hiện tại và nhiều thế hệ về sau.
Đại đức Ananda im lặng hồi lâu không nói ǵ. Cuối cùng thầy lên tiếng:
- Tôi sẽ vâng lời các sư huynh để làm thị giả thường xuyên cho Bụt, nếu các sư huynh có thể bạch với người chấp nhận những điều mà tôi yêu cầu sau đây. Thứ nhất là xin Bụt đừng cho tôi y áo mà người ta cúng dường người. Thứ hai là xin Bụt đừng cho tôi những thức ăn mà người ta đem đến cúng dường người. Thứ ba là xin Bụt đừng cho tôi ở cùng trong một tịnh thất với người. Thứ tư là xin Bụt đừng cho tôi đi theo khi có một thí chủ thỉnh người thọ trai. Thứ năm là xin Bụt biết là Bụt có thể cùng đi với tôi khi tôi được một thí chủ thỉnh tới thọ trai. Thứ sáu là xin Bụt cho tôi có quyền tiến dẫn hoặc từ chối những người muốn được diện kiến với người. Thứ bảy là con Bụt cho tôi được hỏi lại người mỗi khi có điều ǵ người nói mà tôi chưa hiểu. Thứ tám là xin Bụt lặp lại cho tôi đại ư những bài pháp thoại mà v́ bất đắc dĩ tôi không có mặt để nghe.
Đại đức Upali góp ư:
- Những điều sư huynh Ananda đưa ra đều là chính đáng, tôi chắc những điều ấy sẽ được Bụt chấp nhận. Duy có điều thứ tư tôi thấy chưa ổn, nếu sư huynh không đi theo Bụt khi có thí chủ thỉnh Bụt tới thọ trai th́ làm sao sư huynh được nghe những lời Bụt dạy vị thí chủ? Sư huynh không được nghe th́ làm sao sư huynh có thể trùng tuyên lại những lời ấy cho chúng tôi nghe, trong trường hợp những lời ấy là những lời mới lạ rất quư báu? Tôi đề nghị như sau: mỗi khi Bụt được cung thỉnh, ngoài sư huynh ra, nên có một huynh đệ khác cùng đi, như vậy sư huynh tránh được miệng thế gian là nhờ nương vào Bụt mà sư huynh thường có thức ăn ngon.
Ananda cười:
- Điều sư huynh nói đó cũng chưa ổn. Trong trường hợp thí chủ chỉ đủ sức cúng dường cho hai người mà thôi, th́ sao?
- Th́ hôm ấy Bụt và hai sư huynh ăn ít lại một chút chứ sao.
Các thầy cùng cười rộ lên một cách vui vẻ.

Vấn đề thị giả giải quyết xong, các thầy bàn tới chuyện thỉnh Bụt an cư hàng năm tại Savatthi.
Savatthi hiện có tới hai tu viện lớn cho nam giới, tu viện Kỳ Thọ Cấp Cô Độc và tu viện Lộc Mẫu.
Ngoài ra c̣n có một tu viện cho ni giới. Nên lấy Savatthi làm căn cứ hành đạo.
Ở những vương quốc lân cận ai muốn gặp Bụt mà không biết người ở đâu th́ cứ về Savatthi trước mùa an cư là tự khắc được gặp. Đó là cơ hội đồng đều cho tất cả mọi người. Các vị khất sĩ và nữ khất sĩ từ các quốc gia khác có thể tới Savatthi an cư mà không gặp trở ngại, v́ các đại thí chủ lớn như Anathapindika và Visakha đă phát nguyện cung cấp thực phẩm, thuốc men, y áo và chỗ cư trú cho bất cứ vị khách tăng nào tới đây. Sau khi kết thúc buổi pháp đàm, các thầy cũng đi đến t́m Bụt tại tịnh thất của người để tŕnh bày những ư kiến đă được tổng hợp được.
Bụt chấp nhận hai đề nghị của các vị cao đệ một cách hoan hỷ.

 

 

chương năm mươi ba

An Trú Trong Hiện Tại

 

  Mùa Xuân năm sau, tại Kammassadhamma thủ phủ xứ Kuru thuộc vùng Tây Bắc, Bụt nói kinh Niệm Xứ (Satipatthanasutta) cho một thính chúng khất sĩ trên ba trăm người.
Đây là một kinh rất quan trọng cho công phu tu tập thiền quán. Bụt nói phép quán niệm xứ này là con đường có thể giúp mọi người đạt tới sự thanh tịnh hóa thân tâm, vượt khỏi sầu năo, diệt được khổ ưu, thành tựu được hiểu biết lớn và đạt tới tự do hoàn toàn.
Nghe Bụt dạy xong kinh này, đại đức Sariputta đă nói với đại chúng rằng đây là một trong những kinh văn quan trọng vào bậc nhất, và đề nghị tất cả các vị khất sĩ và nữ khất sĩ ôn tụng kinh này cho thuộc ḷng để mà hành tŕ theo.
Ngay tối hôm ấy, đại đức Ananda trùng tuyên lại từng lời từng tiếng những điều Bụt dạy. Niệm Xứ là an trú trong chánh niệm. Theo phép tu này người hành giả ư thức được những ǵ đang xảy ra trong các lĩnh vực thân thể, cảm giác, tâm ư và đối tượng tâm ư ḿnh. Ư thức ấy tức là chánh niệm. Bốn lĩnh vực ấy là bốn lĩnh vực quán niệm.

Trong lĩnh vực thứ nhất là thân thể, người hành giả quán niệm về hơi thở của ḿnh, về bốn tư thế của thân thể ḿnh là đi, đứng, nằm, ngồi, về những động tác của thân thể ḿnh như đi tới, đi lui, nh́n, mặc áo, ăn, uống, đại tiểu tiện, nói chuyện, giặt áo ... về những bộ phận của cơ thể như tóc, lông, răng, gân, xương, thận, tủy, ruột, nước miếng, mồ hôi, v.v... về những yếu tố tạo nên cơ thể như nước, sức nóng, không khí, vật thể ... và về sự tàn hoại của một tử thi từ khi nó trương phồng lên cho đến khi xương cốt tan thành tro bụi. Quán niệm về thân thể bằng cách phát khởi ư thức về những hiện tượng thuộc về thân thể. Ví dụ khi đang thở vào, hành giả biết là ḿnh đang thở vào; khi đang thở ra, hành giả biết là ḿnh đang thở ra; khi đang thở vào và làm cho toàn thân an tịnh, hành giả biết là ḿnh đang thở vào và làm cho toàn thân an tịnh. Khi đi, hành giả biết là ḿnh đi, khi ngồi xuống, hành giả biết là ḿnh đang ngồi xuống. Khi làm những động tác như mặc áo, uống nước, hành giả biết là ḿnh đang mặc áo, uống nước v.v...

Như vậy công phu quán niệm về thân thể không phải chỉ được thực hiện trong lúc ngồi thiền mà phải được thực hiện suốt ngày, ngay cả những lúc đi khất thực, ăn cơm và rửa bát.

Trong lĩnh vực thứ hai là cảm giác, người hành giả quán niệm về những cảm giác đang phát sinh, tồn tại hoặc tàn hoại nơi ḿnh, những cảm giác dễ chịu (lạc thọ), khó chịu (khổ thọ) và những cảm giác trung tính (xả thọ). Những cảm thọ ấy có thể có nguồn gốc sinh lư hay tâm lư. Quán niệm cảm giác bằng cách phát khởi ư thức về sự phát sinh, tồn tại và hoại diệt của những cảm giác ấy. Ví dụ khi đang bị nhức răng, hành giả biết là ḿnh đang bị nhức răng, khi đang sung sướng v́ được một người khác khen ngợi, hành giả biết là ḿnh đang sung sướng v́ được một người khác khen ngợi. Hành giả c̣n quán chiếu để an tịnh hóa những cảm giác của ḿnh và để thấy rơ nguồn gốc phát sinh của mọi cảm giác. Công phu quán niệm về cảm giác, do đó cũng không phải chỉ được thực hiện trong lúc ngồi thiền, trái lại, đây là một công phu được thực hiện suốt ngày.

Trong lĩnh vực thứ ba là tâm ư, người hành giả quán niệm về những trạng thái tâm lư đang có mặt. Khi có tham dục, biết là có tham dục, khi không có tham dục, biết là không có tham dục. Khi có giận hờn, lầm lạc, biết là có giận hờn hay lầm lạc, khi không có giận hờn hay lầm lạc th́ biết không có giận hờn hay lầm lạc. Khi tâm ư tập trung hay tán loạn, th́ biết là có tập trung hay tán loạn. Những lúc tâm ư mở rộng, khép kín, có giới hạn, cố định hay có giải thoát th́ hành giả liền biết; không có th́ cũng liền biết. Nói tóm lại, hành giả nhận diện và có ư thức về tất cả những trạng thái tâm ư có mặt trong giờ phút hiện tại.

Trong lĩnh vực thứ tư là đối tượng tâm ư, người hành giả quán niệm về năm trạng thái chướng ngại của giải thoát (tham đắm, giận hờn, hôn trầm, kích thích và nghi ngờ) mỗi khi chúng có mặt; về năm yếu tố cấu tạo nên con người gọi là năm uẩn (thân thể, cảm giác, tri giác, tâm tư và nhận thức); về sáu giác quan và đối tượng của chúng; về bảy yếu tố giác ngộ (chánh niệm, trạch pháp, tinh tiến, hỷ lạc, khinh an, định và hành xả) và về bốn sự thật là khổ đau, nguyên do của khổ đau, sự giải thoát khổ đau và con đường thực hiện giải thoát. Tất cả những thứ ấy đều là đối tượng của tâm ư. Vạn pháp đều bao hàm trong những đối tượng ấy.

Bụt chỉ dạy cặn kẽ về từng phép quán niệm trong cả bốn lĩnh vực. Người dạy tinh chuyên hành tŕ phép quán này trong bảy năm th́ chắc chắn sẽ đạt được giải thoát. Người lại nói: có người có thể đạt tới giải thoát trong bảy tháng, hoặc nội trong bảy ngày, nhờ hành tŕ phép quán niệm này.

Trong một buổi pháp đàm, đại đức Assaji cho biết đây không phải là lần đầu Bụt dạy về bốn phép lĩnh vực quán niệm. Người đă dạy nhiều lần phép này rồi, nhưng đây là lần đầu tiên người tổng hợp lại những ǵ người đă dạy về phép tu trong một bài giảng thật đầy đủ, thật cặn kẽ. Đại đức cũng đồng ư với đại đức Sariputta là kinh này cần được tất cả các vị khất sĩ học thuộc ḷng để tụng đọc và hành tŕ.

Trở về tu viện Jetavana vào cuối xuân năm ấy. Bụt độ được một tên sát nhân nổi tiếng tên là Angulimala.
Một buổi sáng đi vào thành Savatthi khất thực, Bụt có cảm tưởng đây là một thành phố chết. Ngoài đường không có bóng người qua lại. Hai bên đường không có nhà nào mở cửa.
Đứng hồi lâu trước một căn nhà nơi đó người đă từng được cúng dường, Bụt thấy cửa nhà hé mở, người gia chủ chạy ra mời Bụt vào. Vào tới nhà, người gia chủ khép cửa và cài then lại.
Người ấy mời Bụt ngồi, và đề nghị với Bụt ở lại thọ trai, đừng nên đi khất thực nữa:
- Bạch sa môn, đi ra đường hôm nay nguy hiểm lắm. Người ta cho biết tên sát nhân Angulimala đă xuất hiện trong thành phố. Nghe nói nó đă hạ sát rất nhiều người ở nhiều thành phố, và sau khi hạ sát, nó lại c̣n chặt ngón tay của người ta để xâu thành một tràng chuỗi và đeo nó vào cổ. Cũng v́ vậy cho nên người ta đă đặt cho nó cái tên Angulimala. Con nghe đồn rằng nếu Angulimala giết được đủ một trăm người và có được một trăm lóng tay đeo vào cổ th́ nó sẽ thành tựu được một quyền lực bùa chú ghê gớm lắm. Có một điều lạ là nó giết người mà không cướp giật của cải của bất cứ ai. Con nghe nói là vua Pasenadi đă cho điều động quân đội và cảnh sát bao vây và truy nă nó.
Bụt hỏi:
- Tại sao chỉ có một tên sát nhân mà chính quyền phải huy động cả binh đội và cảnh sát như thế?
- Bạch sa môn Gotama, tên sát nhân này ghê gớm lắm. Vơ nghệ nó rất cao cường, có khi ba bốn người đàn ông gặp nó giữa đường cũng không đủ sức đối địch lại nó. Một số bị nó hạ sát và số c̣n lại phải bỏ chạy tán loạn. Angulimala thường trú ẩn trong rừng Jalini. Lâu nay không ai dám đi qua rừng này cũng v́ thế. Có lần một toán cảnh sát địa phương có trang bị đủ khí giới đă đi vào rừng để lùng bắt Angulimala. Toán này có đến hai mươi người. Trong số đó chỉ có hai người sống sót trở về. Cũng v́ vậy khi nghe tin nó xuất hiện trong thành phố, dân chúng đều kinh hoàng. Không ai buôn bán làm ăn ǵ được.
Bụt cám ơn vị gia chủ đă cho người biết về Angulimala và từ giă ra đi. Người này có ngăn cản Bụt nhưng không được. Bụt nói Bụt phải thực hành phép tŕ bát khất thực như mọi hôm, để giữ vững niềm tin của mọi người.
Đang đi thong thả trong chánh niệm, Bụt bỗng nghe tiếng chân một người chạy đuổi theo ở phía sau. Bụt biết đó là Angulimala đang chạy theo ḿnh, nhưng Bụt không hốt hoảng. Người vẫn đi từng bước chậm răi, an nhiên, ư thức được ǵ đang xảy ra trong tâm ư và trong hoàn cảnh của ḿnh, và người nghe tiếng của Angulimala gọi người từ phía sau lưng vọng tới:
- Ông sa môn! Dừng lại!
Bụt không đứng lại. Bụt vẫn chậm răi đi. Tiếng bước chân của Angulimala cho Bụt biết là Angulimala đă ngừng chạy mà chỉ c̣n rảo bước theo Bụt. Tuy đă năm mươi sáu tuổi nhưng thính giác và thị giác Bụt c̣n bén nhạy lắm và sức khỏe của Bụt vẫn đầy đủ. Trong tay Bụt chỉ có một chiếc b́nh bát mà thôi. Người mỉm cười nhớ lại ngày xưa trong các vơ đường, khi c̣n là thái tử, người là vơ sinh nhanh nhẹn nhất, và chưa ai chạm được vào người. Bụt biết Angulimala đă đuổi kịp người, và Angulimala thế nào cũng có đeo khí giới, nhưng người vẫn ung dung bước.
Angulimala đă rượt kịp Bụt và hiện đang đi ngang hàng với Bụt. Bụt nghe anh ta nói:
- Ta đă bảo ông dừng lại, tại sao ông cứ tiếp tục đi mà không chịu dừng?
Bụt vừa đi vừa đáp:
- Angulimala, ta đă dừng lại từ lâu rồi, chỉ có anh mới chưa chịu dừng lại mà thôi.
Angulimala, giật ḿnh. Angulimala nín thinh không nói thêm ǵ được bởi v́ anh ta quá ngạc nhiên.
Ông sa môn này nói cái ǵ lạ thế. Ông ta đă dừng lại đâu nào. Rơ ràng là chân ông ta vẫn c̣n bước đi, vậy mà ông ta lại nói rằng ông ta đă dừng lại. Ta phải hỏi cho ra mới được.
Nghĩ như vậy, Angulimala phóng tới phía trước, đứng chận đường đi của Bụt. Bụt dừng lại. Người đưa mắt nh́n Angulimala. Mắt ngài chiếu sáng như những ngôi sao. Angulimala chưa bao giờ thấy ai trầm tĩnh như thế, uy nghiêm như thế và thản nhiên đến thế. Thường thường ai gặp Angulimala th́ nếu không sợ hăi bỏ chạy cũng mất đi ít nhiều b́nh tĩnh. Vậy mà ông thầy tu này lại xem ḿnh như một kẻ không ra ǵ. Hoặc giả ông ta chưa biết ḿnh là ai cho nên ông ta không biết sợ chăng? Không đúng, bởi v́ ông ta đă gọi ngay tên Angulimala khi trả lời câu hỏi của ḿnh. Vậy th́ ông ta biết ḿnh là ai rồi. Biết ḿnh là một tên sát nhân ghê gớm, vậy mà vẫn giữ được sự điềm đạm, ung dung không hề tỏ một vẻ ǵ sợ hăi, lại c̣n nh́n ḿnh bằng một con mắt thật hiền ḥa.
Angulimala cảm thấy ḿnh không đối đầu được cái nh́n của Bụt. Anh ta cất tiếng hỏi:
- Sa môn, hồi năy ông nói ông đă dừng lại rồi, trong khi chân ông vẫn bước, điều đó có nghĩa là sao? Ông lại nói rằng tôi chưa chịu dừng lại, điều này có nghĩa là ǵ? Ông nói cho tôi nghe đi.
Bụt bảo:
- Angulimala, những hành động có thể gây đau khổ cho các loài chúng sanh, ta đă dừng lại, và dừng lại tự lâu rồi. Ta đă học được hạnh bảo vệ sự sống, không những của con người mà c̣n của tất cả các loài sinh vật. Angulimala, trong các loài sinh vật, kể cả loài người, loài nào cũng muốn sống, sợ chết; v́ vậy ta phải có ḷng thương, đem t́nh thương ấy mà bảo vệ sự sống của muôn loài.
Angulimal la lớn như hét vào tai Bụt:
- Nhưng loài người có ai thương ta đâu, tại sao ta phải thương loài người? Loài người là một loài độc ác, gian trá, phản bội, ta muốn tiêu diệt cho hết mới thỏa được niềm uất hận của ta.
Bụt dịu dàng:
- Angulimala, ta biết rằng anh đă từng khổ đau, và ta biết những kẻ đă làm khổ anh là những con người. Angulimala, con người quả có khi rất là độc ác. Ác độc v́ si mê, v́ hận thù, v́ tham dục, v́ ganh tị, nhưng lại có khi rất hiểu biết và rất từ bi. Anh đă từng gặp một vị khất sĩ nào chưa? Vị khất sĩ nào cũng đă phát nguyện bảo vệ sự sống cho mọi người và mọi loài, vị khất sĩ nào cũng đă phát nguyện diệt trừ tham dục, hận thù và si mê. Ta biết có nhiều người không phải là khất sĩ, nhưng vẫn sống theo nếp sống hiểu biết và thương yêu đó. Angulimala! Anh đừng vơ đũa cả nắm, ở đời có người ác, nhưng cũng có người hiền. Đạo lư của ta có công năng chuyển hóa kẻ ác ra kẻ hiền. Hận thù là con đường nên tránh. Anh đang đi trên con đường ấy. Nên dừng lại đi thôi. Hăy chọn con đường của tha thứ, của hiểu biết và của t́nh thương mà đi.
Angulimala bị thu hút trong giọng nói đầm ấm mà đầy t́nh thương của vị sa môn. Gan ruột anh như bị ai xé nát và xát muối vào. Tuy nhiên đây là lần đầu tiên mà anh cảm thấy ấm áp trong ḷng.
Người đang đứng trước mặt anh thật sự là v́ thương anh mà nói. Nơi con người này quả không có hận thù, quả không có sợ hăi, không có sự khinh ghét. Người này đă có thể nh́n ḿnh như nh́n một con người. Hay chính người này là sa môn Gotama, là người mà thiên hạ đă ca tụng và tôn xưng là Bụt? Chắc là đúng như vậy rồi. Chắc là hôm nay ḿnh gặp người ấy rồi. Angulimala hỏi:
- Thầy có phải là sa môn Gotama đó không?
Bụt gật đầu.
Angulimala nói:
- Rất tiếc, thầy gặp tôi quá muộn. Tôi đă đi quá xa trên con đường này rồi, bây giờ có muốn dừng lại cũng không được.
Bụt bảo:
- Đừng nói thế, Angulimala, làm một việc lành th́ không bao giờ muộn cả.
- Việc lành ǵ đâu nào?
- Dừng lại trên con đường hận thù và bạo động là việc lành lớn nhất trên tất cả các việc lành. Angulimala! Biển khổ tuy mông mênh, nhưng quay đầu lại là tự khắc thấy được bờ bến.
- Sa môn Gotama ơi! Bây giờ tôi có muốn quay đầu về cũng không c̣n kịp nữa. Người ta sẽ không để cho tôi yên.
Bụt đưa tay ra nắm lấy tay Angulimala. Người nói:
- Angulimala, ta sẽ bảo vệ cho anh, nếu anh phát nguyện cải tà quy chánh và từ nay siêng năng học đạo, sám hối lỗi lầm và bắt đầu làm những công việc phục vụ cho người. Ta thấy anh là kẻ thông minh, anh đă hiểu được điều ta muốn nói. Thế nào anh cũng thành công trong bước đường hướng thiện.
Angulimala quỳ xuống trước mặt Bụt. Anh đưa tay cởi lưỡi dao to bản đeo bên lưng, nâng nó lên trên hai tay rồi đặt nó xuống đất, rồi Angulimala sụp lạy sát đất dưới chân Bụt, ôm mặt mà khóc nức nở. Một hồi lâu, anh nói:
- Con xin nguyện từ đây hối cải, bỏ ác làm lành, quyết tâm theo Bụt để học hạnh từ bi. Cúi xin Bụt chấp nhận con làm đệ tử của người.
Vừa lúc ấy các đại đức Sariputta, Ananda, Upali, Kimbila và nhiều vị khất sĩ khác xuất hiện. Họ bao vây quanh Bụt và Angulimala. Thấy Bụt an lành và Angulimala đă quy y, mọi người đều lấy làm mừng rỡ. Bụt dạy Ananda:
- Ananda, hăy đưa cho ta một bộ y áo. Upali, đại đức hăy làm lễ xuống tóc cho Angulimala ngay tại đây. Sariputta thầy hăy ghé vào nhà trước mặt mượn con dao cạo tóc.
Ngay tại chỗ, Angulimala được làm lễ thế phát, đọc ba lời quay về nương tựa, tiếp nhận các giới pháp do đại đức Upali trao truyền. Lễ thế phát cử hành xong, mọi người lập tức theo Bụt trở về tu viện Jetavana.

Trong mười hôm liên tiếp, Angulimala được đại đức Upali hướng dẫn về giới luật và đại đức Sariputta chỉ dạy về giáo lư và những phép thiền tọa, khất thực, thiền hành. Angulimala nỗ lực học hỏi và thực tập như chưa có ai từng học hỏi và thực tập như vậy.
Nửa tháng sau, khi đến thăm Angulimala tại tăng xá, Bụt cũng phải ngạc nhiên. Angulimala đă hoàn toàn lột xác. Bây giờ đây Angulimala đă trở nên một vị khất sĩ có tướng tụng và dung mạo rất uy nghi và đẹp đẽ. Bây giờ trong tu viện ai cũng gọi Angulimala là đại đức Ahimsaka. Tên này vốn là tên thật của Angulimala ngày trước, có nghĩa là bất bạo động hay bất hại. Svastika nghĩ rằng danh hiệu này rất hạp với vị đại đức mới, bởi v́ theo Svastika ngoài Bụt không ai có vẻ hiền lành như thầy Ahimsaka bây giờ.

Sáng hôm sau, Bụt đi vào thành Savatthi khất thực với khoảng năm mươi vị khất sĩ, trong đó có đại đức Ahimsaka. Vừa đến cửa thành, Bụt gặp vua Pasenadi và các tướng lănh đang điều động quân đội và cảnh sát. Quốc vương cũng đang mặc quân phục như các vị chỉ huy quân đội khác, lưng đeo trường kiếm, ngồi trên lưng ngựa. Thấy Bụt, vua xuống ngựa, tiến đến vái chào, Bụt hỏi:
- Đại vương! Có biến cố ǵ mà đại vương và các vị tướng soái phải điều động quân đội để đánh dẹp? Có nước láng giềng nào đang gây hấn ở biên giới chăng?
Vua đáp:
- Thế Tôn! Không có nước láng giềng nào định đến đánh chiếm Kosala cả. Trẫm điều động quân đội và cảnh sát là để vây bắt tên sát nhân Angulimala. Tên tướng cướp này ghê gớm lắm. Chưa có một lực lượng nào đă có thể vây bắt và trừng trị được nó. Trẫm được báo cáo là Angulimala đă xuất hiện trại thủ đô Savatthi từ hơn nửa tháng nay. Dân chúng thủ đô đang mất tinh thần mà các lực lượng cảnh sát vẫn chưa t́m ra được nó.
Bụt hỏi:
- Tên sát nhân Angulimala lợi hại đến thế sao?
Vua đáp:
- Thế Tôn chưa biết, chứ Angulimala là một mối họa lớn cho mọi người. Trẫm phải t́m đủ cách để bắt giết cho được nó. Angulimala là một tên sát nhân vô cùng nguy hiểm.
Bụt hỏi:
- Nhưng giả dụ tên sát nhân đó cải tà quy chánh, phát nguyện suốt đời giữ giới không sát sinh, sống đời xuất gia đạm bạc, tôn trọng sự sống của muôn người và của mọi loài chúng sanh khác, th́ bệ hạ có cần t́m bắt giết nó nữa không?
- Thưa Thế Tôn! Nếu Angulimala mà theo Bụt xuất gia, giữ giới bất sát, sống đời phạm hạnh thanh cao như các vị khất sĩ ở đây th́ trẫm vui mừng xiết bao! Không những trẫm đă không bắt giết mà c̣n tới đảnh lễ và cúng dường y áo, thực phẩm và thuốc men cho, y như trẫm đă từng cúng dường Thế Tôn và các vị đại đức ở tu viện Jetavana vậy, nhưng chuyện này chắc chẳng bao giờ xảy ra đâu, bạch Thế Tôn!
Bụt đưa tay chỉ vào đại đức Ahimsaka đứng sát sau lưng người và nói với vua:
- Đại vương, đây là Angulimala đă được trao truyền giới pháp xuất gia và đă trở nên một vị khất sĩ sống đời phạm hạnh từ nửa tháng nay.
Quốc vương Pasenadi sợ dựng tóc gáy. Bụt nói:
- Đại vương đừng sợ, khất sĩ Angulimala bây giờ hiền hơn cục đất. Bây giờ mọi người gọi vị khất sĩ này là đại đức Ahimsaka.
Vua nh́n đại đức Ahimsaka trong một giây, và từ từ tiến tới trước mặt đại đức. Vua chắp tay xá thầy. Vua hỏi:
- Bạch đại đức, ngài xuất thân từ gia đ́nh nào? Thân phụ ngài tên ǵ?
- Tâu đại vương, thân phụ tôi tên là Gagga, thân mẫu tôi tên là Mantan!.
- Xin đại đức Gagga Mantanniputta nhận nơi đây niềm thành kính của trẫm và xin đại đức cho phép trẫm cúng dường ngài y áo, thực phẩm và thuốc men.
Đại đức Ahimsaka đáp lễ:
- Tâu đại vương, tôi đă có đủ ba y áo; thực phẩm th́ mỗi ngày đều có thí chủ cúng dường trong giờ đi khất thực, c̣n thuốc men th́ hiện giờ tôi không cần đến, xin tạ ơn đại vương.
Vua cúi đầu chào đại đức một lần nữa rồi trở về đứng trước mặt Bụt. Vua làm lễ Bụt và nói:
- Bạch đức Thế Tôn, đạo đức của người thật là mầu nhiệm. Thế Tôn dập tắt được những ǵ rất khó dập tắt, an ổn được những ǵ rất khó an ổn, điều phục được những ǵ rất khó điều phục. Những ǵ không giải quyết được bằng binh lực và bạo động, Thế Tôn đă giải quyết được bằng đức độ của người. Trẫm xin ghi ơn đức Thế Tôn, bây giờ trẫm xin từ giă.
Vua từ giă Bụt và các vị khất sĩ. Ngay sáng hôm đóm các đơn vị quân đội và cảnh sát được lệnh trở về vị trí cũ.

 

hết phần 15 , xem tiếp phần 16