Thích Nhất Hạnh

Đường Xưa Mây Trắng

chương năm mươi tám

Con Gái Đắt Giá Hơn Con Trai

 

Một hôm nọ đi khất thực qua một xóm nghèo Bụt gặp một đám thiếu nhi đang chơi giữa đường. Các bé đang xúm nhau xây một thành phố bằng đất và cát. Chúng xây thành vua, kho lúa, nhà cửa và đào một con sông chảy qua thành phố. Bọn nhỏ đông có đến mười lăm đứa.
Bụt và đoàn khất sĩ dừng lại. Một em bé, chừng như là đầu đàn của tất cả bọn nhỏ, nói:
- Có Bụt và các vị khất sĩ đi ngang qua thành phố chúng ta. Chúng ta phải cúng dường người và các vị đệ tử của người mới được.
Bọn trẻ nhao nhao hỏi:
- Chúng ta lấy ǵ mà cúng dường Bụt? Người lớn mới có thể cúng dường chứ chúng ta là con nít mà cúng dường sao được?
Em bé kia trả lời:
- Tại sao chúng ta lại không có thể cúng dường? Này các bạn, trong kho lẫm nội thành có bao nhiêu là thóc lúa. Chúng ta hăy lấy thóc lúa trong kho ra mà cúng dường Bụt và tăng đoàn.
Bọn nhỏ reo ḥ vang dậy. Chúng moi bụi cát trong kho lúa của chúng ra và đặt bụi cát đó trên một chiếc lá bàng. Em bé đầu đàn nâng chiếc lá bàng có đựng bụi đất trên hai tay, quỳ xuống trước Bụt và dâng lên Bụt những đất bụi ấy. Bọn trẻ đều bắt chước quỳ xuống, hướng về Bụt và tăng đoàn mà chắp tay. Em bé đầu đàn nói:
- Dân chúng trong thành phố chúng con kính dâng lên Bụt và tăng đoàn chút ít lúa gạo trong kho lẫm của chúng con. Xin Bụt và tăng đoàn nhận cho.
Bụt mỉm cười. Người đưa tay xoa đầu em bé và nói:
- Cám ơn các con đă cúng dường lúa gạo cho Bụt và cho các thầy khất sĩ. Các con dễ thương lắm.
Rồi người xoay lại nói với thầy Ananda:
- Ananda, thầy hăy nhận lấy bụi đất trong chiếc lá bàng này rồi đem về ḥa với nước và trét lên vách đất của tịnh thất ta.
Thầy Ananda lĩnh mệnh, thu nhận vật cúng dường của các bé. Bọn trẻ mời Bụt ngồi trên một tảng dá dưới một cột cây đa, rồi tất cả kéo tới quây quần xung quanh Bụt. Ananda và các vị khất sĩ cũng xúm lại gần.

Bụt kể cho bọn trẻ nghe chuyện tiền thân Visvantara. Kiếp xưa, thái tử Visvantara là một người giàu ḷng thương, luôn luôn bố thí tất cả những ǵ ḿnh có cho những người nghèo khổ túng thiếu, không tiếc bất cứ một vật ǵ. Thái tử có một người vợ tên là Madri rất hiền thục và đảm đang. Nàng biết niềm vui của chàng là cứu giúp kẻ thiếu thốn và v́ vậy nàng không bao giờ tỏ vẻ nuối tiếc một thứ ǵ mà chồng đem cho. Hai người sinh được hai đứa con, một đứa trai tên là Jalin và một đứa gái tên là Krishnajina. Vào những năm đói kém hoàng tử được phép vua cha cho lấy lương thực và vải vóc trong kho để phát tặng cho những người đói rét. Các kho lẫm v́ thế cạn dần. Một vài vị quan trong triều thấy thế t́m cách chận thái tử lại. Một hôm họ tâu vua là thái tử làm sạt nghiệp quốc gia và nhân dịp thái tử lỡ cho mất của triều đ́nh một con voi quư, họ đề nghị đày thái tử tới một nơi hẻo lánh trên núi Jayatura để thái tử học sống cuộc đời nghèo khổ và đạm bạc. Bị áp lực của các quan, vua cha nghe lời. Vợ chồng và hai đứa con v́ vậy phải lên đường đi đày biệt xứ.
Giữa đường có người nghèo ghé tới xin bố thí. Thái tử cởi chiếc áo quư đang mặc mà cho. Khi có những người nghèo khác tới xin, vợ thái tử cởi chiếc áo đẹp bên ngoài của nàng, và khi có những nghèo khác tới nữa. Jalin và Krshjina lại cởi áo và những đồ trang sức để tặng. Đi mới được hai phần ba đường mà thái tử và gia đ́nh đă cho hết tất cả những ǵ có giá có thể bán được để mua gạo. Cuối cùng, họ phải cho luôn chiếc xe và hai con ngựa. Thái tử ẵm Jalin, Madri ẳm Krishjina; họ đành ḷng đi bộ tới xứ Jayatura để sống thời gian lưu đày của ḿnh. Không c̣n của cải ǵ nhưng họ vẫn vui, vẫn hát, v́ ḷng họ thanh thản. Họ biết họ đă cho người khác những niềm vui.
Thái tử và vợ đi măi dến khi chân họ rướm máu và chai đi th́ mới tơi nơi. Đó là một ngọn núi và những khu rừng rậm. Leo lên núi họ t́m thấy một túp lều bỏ không. Túp lều mà chắc ngày xưa đă có một vị đạo sĩ cư trú để tu hành. Hai vợ chồng sửa sang quét dọn túp lều, bứt tranh bứt lá lót giường cho bốn người, và nghĩ đến việc đi t́m thực phẩm. Hai người người đi t́m các loại trái cây và các loại rau lá mọc hoang trong rừng có thể ăn được. Hai đứa bé cũng được dạy dỗ cách đi t́m trái cây, hái rau, giặt áo và phơi áo bên bờ suối, gieo hạt và làm vườn. Ngoài ra các bé c̣n được học chữ nữa. Họ dùng lá kè và viết chữ bằng một cái gai nhọn.
Họ sống đơn giản như thế trên núi được ba năm, và cuộc sống rất vui tươi, nhưng có một hôm nọ, trong khi Visvantara và Madri đang đi hái trái cây trong rừng th́ ở nhà có người tới bắt cóc mất hai đứa trẻ. Khi về nhà không thấy hai con, hai vợ chồng hoảng hốt đi t́m. Họ đi khắp núi rừng và khi không thấy con, họ t́m về phố chợ. Hai tháng trôi qua nhưng họ vẫn không t́m được con. Họ trở về túp lều một lần nữa, hy vọng các con đi đâu lạc đă trở về. Về tới nhà, họ gặp sứ giả của vua cha. Vua cha triệu hai vợ chồng về. Sứ giả cho biết là Jalin và Krishnajina đă về tới trong hoàng cung và đang sống với ông nội.
Hai người mừng rỡ hỏi thăm. Sứ giả nói:
- Một hôm nọ có người đem bán hai đứa bé ngoài chợ kinh đô. Có một bà mệnh phụ đi chợ nhận ra hai đứa này là con của thái tử Vivvantara. Bà liền về báo cho chồng biết. Vị quan này tức tốc ra chợ. Ông bảo người kia rằng nếu đem hai đứa trẻ vào cung bán th́ sẽ được giá rất cao, và ông tiến dẫn người bán vào cung.
Thấy hai đứa nhỏ, dù áo quần tả tơi và mặt mày lem luốc, vua cha cũng giật ḿnh nhận ra cháu ḿnh. Vua bàng hoàng. Ḷng nhớ thương con cháu sống dậy mănh liệt nơi vua. Vua truyền:
- Nhà ngươi t́m được hai này ở đâu thế? Bán mỗi đứa bao nhiêu?
Người kia chưa kịp tâu bày ǵ th́ vị đại thần đă lên tiếng:
- Tâu hoàng thượng, đứa con gái bán giá một ngàn lượng vàng và một ngàn con ḅ, c̣n đứa trai bán giá một trăm lượng vàng và một trăm con ḅ.
Mọi người, kể cả hai đứa trẻ, đều ngạc nhiên. Vua hỏi:
- Tại sao con gái lại bán đắt hơn con trai?
Vị đại thần nói:
- V́ hoàng thượng quư con gái hơn con trai. Các công chúa không bao giờ bị hoàng thượng trừng phạt và la rầy, cả đến những cung nhân trong cung cấm cũng được đối đăi thật tử tế. Hoàng thượng chỉ có một đứa con trai duy nhất mà hoàng thượng lại đày lên núi xa ở với cọp beo, phải đi hái trái rừng để ăn và để nuôi con. Như vậy con gái không đắt hơn con trai là ǵ?
Vua rơi nước mắt:
- Thôi khanh đừng nói nữa, trẫm đă hiểu rơ rồi.
Vua hỏi người kia gặp hai đứa trẻ ở đâu. Người kia trả lời là đă mua chuộc hai được hai đứa bé từ một miền núi xa xăm. Vua ban tiền bạc cho người ấy và ra lệnh cho người này cộng tác với thám tử của vua truy nă người đă bắt cóc trẻ em đem đi bán.
Rồi vua gọi hai cháu lên và ôm vào ḷng. Vua hỏi thăm về cuộc sống trên núi. Sau đó, vua lập tức ban chiếu chỉ triệu vợ chồng thái tử về.
Từ đó về sau, vua rất cưng chiù thái tử và c̣n làm hết sức ḿnh để giúp thái tử có thêm lúa gạo và vải vóc để chia tặng cho những người nghèo khổ.

Bọn trẻ em nghe Bụt kể chuyện một cách say mê. Bụt nói:
- Thái tử Visvantara t́m thấy niềm vui khi chia xẻ những ǵ ḿnh có với những kẻ khác. Này các con, hồi năy các con chỉ cho ta một ít bụi đất trong kho lẫm của các con mà ta cũng đă rất vui rồi. Các con nên biết: mỗi ngày ta có thể đem lại niềm vui cho kẻ khác bằng cách tặng cho kẻ ấy một món quà. Món quá ấy không cần phải mua. Khi các con hái một hông hoa bên bờ ruộng đem về tặng cho cha mẹ là các con đă cho cha mẹ các con một niềm vui rồi. Nói một câu hiếu thuận hoặc dễ thương cũng là một món quà quư giá. Ôm lấy cha mẹ mà nói rằng ḿnh rất thương quư cha mẹ đă làm lụng khó nhọc để nuôi ḿnh, đó cũng là một tặng phẩm rất quư. Một cái nh́n, một sự săn sóc nhỏ nhặt cũng đưa tới những niềm vui. Đối với cô bác và bạn bè, các con cũng có thể làm cho họ vui bằng những tặng phẩm như thế. Bây giờ ta với các thầy phải từ giă các con để tiếp tục đi khất thực, nhưng ta sẽ nhớ măi những bụi đất mà các con đă tặng cho ta trong ngày hôm nay.
Bọn thiếu nhi rất sung sướng được gặp Bụt ngày hôm ấy. Chúng bàn nhau sẽ rủ các bạn tới tu viện Jetavana để thỉnh thoảng được nghe Bụt và các thầy kể chuyện.

Mùa nắng năm sau, Bụt về Rajagaha. Thăm hỏi và đạy dỗ đại chúng ở đây xong, người lên núi Linh Thứu. Y sĩ Jivaka được tin Bụt về Linh Thứu liền lên núi thăm người. Rồi Jivaka thỉnh Bụt về vườn Xoài của ông dăm bữa. Bụt nhận lời. Thầy Ananda cũng đi theo Bụt.
Y sĩ có một vườn Xoài rất mát mẻ và xum xuê. Xoài ở đây đă lên tới năm thứ tám. Jivaka đă dựng một tịnht thất nhỏ để Bụt ở. Hàng ngày ông đem thức ăn chay của ông tự tay nấu để cúng dường Bụt. Ông xin Bụt nghỉ ngơi ít hôm đừng đi khất thực để có dịp bồi bổ lại sức khỏe. Ông lại đem thuốc bổ đến để cúng dường Bụt. Thuốc bổ này gồm toàn rễ cây, lá cây, và trái cây. Một hôm ngồi với Bụt trong vườn Xoài, Jivaka hỏi:
- Lạy Bụt, có người đồn đăi rằng các vị khất sĩ được phép Bụt cho ăn mặn. Họ c̣n nói: sa môn Gotama cho phép giết thú vật, để làm thức ăn cúng dường ông ta và các vị khất sĩ học tṛ của ông. Có người than thở: v́ sa môn Gotama mà dân chúng phải sát hại sinh vật để làm thức ăn cho ông và cho đệ tử ông. Bạch Thế Tôn, con thầy những lời đồn đăi này không đúng, nhưng con muốn nghe Thế Tôn trực tiếp nói về điều này:
Bụt nói:
- Này Jivaka, những ai nói rằng thầy cho phép giết sinh vật để làm thực phẩm cho thầy và cho các vị khất sĩ, những người ấy đă không nói đúng sự thật. Jivaka, thầy đă từng nói rơ nhiều lần: nếu một vị khất sĩ thấy người ta giết thú vật để làm thực phẩm cúng dường ḿnh, vị khất sĩ ấy phải từ chối không được ăn. Nếu không thấy mà chỉ nghe nói rằng người ta đă v́ ḿnh mà giết thú vật th́ vị khất sĩ cũng phải từ chối không được tiếp nhận thực phẩm, và hơn thế nữa, dù không thấy không nghe nhưng một khi đă nghi rằng người ta có v́ ḿnh mà giết thú vật thi vị khất sĩ cũng phải từ chối không được ăn.
Jivaka, theo phép khất thực, người ta cho thức ăn ǵ th́ phải nhận thức ăn ấy, nhưng trong trường hợp đă thấy đă nghe và đă nghi rằng người ta đă v́ ḿnh mà sát hại thú vật th́ vị khất sĩ có quyền từ chối và phải từ chối. Như thế mới nuôi dưỡng và bảo vệ được ḷng từ bi của ḿnh. Jivaka, những thí chủ nào Bụt, biết Pháp và biết Tăng th́ mỗi khi sửa soạn vật thực cúng dường họ đều dùng những thức ăn chay tịnh. Trong trường hợp họ không có sẵn các món chay họ mới chia xẻ cho các thầy khất sĩ món mặn họ sẵn có mà thôi. Những người lần đầu tiên cúng dường các vị khất sĩ cũng không biết rằng các thầy ưa thức ăn chay hơn thức ăn mặn cho nên cũng chỉ cúng dường và san sẻ những thức ăn họ sẵn có. Trong trường hợp này, các vị khất sĩ có thể thọ dụng thức ăn mặn, để khỏi phụ ḷng thí chủ và cũng để thí chủ có dịp kết duyên từ từ với đạo giải thoát.
Jivaka, một mai kia, khi tất cả thiên hạ đều biết rằng các vị khất sĩ không ăn thịt thú vật bị giết v́ họ th́ thiên hạ sẽ không cúng dường thịt cho các vị khất sĩ nữa. Lúc ấy các vị khất sĩ sẽ ăn chay hoàn toàn.
Jivaka biện bạch:
- Con thấy ăn chay làm cho cơ thể nhẹ nhàng và ít bệnh hơn ăn mặn. Thế Tôn, từ mười năm nay, con đă ăn chay. Con nghĩ rằng ăn chay vừa được khỏe mạnh vừa nuôi dưỡng được ḷng từ bi. Hôm nay con rất vui mừng được thầy chỉ dạy rơ ràng về việc ấy.
Jivaka cũng tỏ ư khen ngợi Bụt về pháp chế không ăn sau giờ ngọ và không ăn những thức ăn cất giữ từ ngày hôm qua, trừ trong mùa lạnh. Ông thấy những điều này rất hợp với phép vệ sinh. Không ăn buổi chiều và buổi đêm th́ vừa cảm thấy nhẹ nhàng vừa có thêm th́ giờ tu tập. Thức ăn để lại ngày hôm sau có thể bị hư và làm độc hại cơ thể, nếu trời nóng quá.
Bụt khen ngợi Jivaka và ngỏ lời mời ông một hôm nào về tu viện nói cho các vị khất sĩ nghe về các phép vệ sinh của đời sống hàng ngày.

 

chương năm mươi chín

Nhảy Cao Mấy Cũng Rơi Lại Vào Trong Lưới

 

Vườn Xoài của y sĩ Jivaka rất rộng răi và thanh tịnh. Rải rác trong vườn có những tịnh thất nhỏ của các vị nữ khất sĩ.
Buổi chiều ấy, có một vị nữ khất sĩ trẻ tên là Subha đến xin tham vấn Bụt. Hồi sáng cô đă bị một thanh niên đón đường và suưt bị thanh niên ấy xâm phạm đến tiết hạnh. Ni cô xin Bụt đặt ra một pháp chế để bảo đảm thêm sự an ninh cho giới nữ khất sĩ. Bụt hỏi đầu đuôi câu chuyện. Ni cô thuật lại với tất cả chi tiết.
Hôm qua đi khất thực về ngang một khu hẻo lánh, Subha bị một thanh niên đón đường. Biết là ḿnh đang lâm vào t́nh trạng khó khăn, ni cô theo dơi hơi thở để duy tŕ sự b́nh tĩnh. Nh́n thẳng vào người thanh niên, cô hỏi:
- Thưa ông, tôi đâu có làm điều ǵ lầm lỗi mà ông lại chặn đường tôi? Tôi chỉ là một người xuất gia tu hành theo giáo pháp của Bụt. Tại sao ông lại ngăn không cho tôi đi về tu viện?
Người kia nói:
- Cô c̣n trẻ và đẹp lắm. Tại sao cô lại đi hủy hoại đời ḿnh bằng cách cạo đầu, mặc áo vàng và sống như những người tu khổ hạnh? Này ni cô, đáng lư cái thân h́nh xinh đẹp của cô phải được khoác lên một chiếc sari lụa mua từ Kasi.Tôi chưa thấy ai xinh đẹp bằng cô. Tôi muốn cho cô nếm mùi dục lạc của thân xác. Cô đi với tôi đi.
Subha vẫn b́nh tĩnh:
- Ông đừng có nói bậy. Người tu hành đă quyết t́m niềm vui nơi cuộc sống giải thoát và giác ngộ. Năm thứ dục lạc chỉ đưa tới tội lỗi và khổ đau. Ông hăy tránh đường cho tôi đi. Tôi sẽ rất cảm ơn sự hiểu biết của ông.
Người thanh niên kia nói:
- Cô có hai con mắt rất đẹp. Tôi chưa thấy người đàn bà nào có đôi mắt đẹp như cô. Tôi dại ǵ mà để cô đi. Thôi cô hăy đi với tôi.
Và người thanh niên đưa tay ra định nắm lấy cô.
Subha lùi lại một bước. Cô nói:
- Này ông kia, ông đừng chạm tới tôi. Ông đừng chạm tới một người tu phạm hạnh. Tôi đă chán ngấy đời sống dục vọng và hận thù cho nên tôi muốn đi tu. Ông nói tôi có hai con mắt đẹp. Thôi để tôi móc hai con mắt của tôi đưa cho ông. Thà rằng tôi mù c̣n hơn là để ông chạm tới.
Subha nói với giọng cương quyết. Người thanh niên kia nao núng. Anh ta biết vị ni cô này có thể nói và làm ngay. Anh ta lùi lại một bước.
Subha tấn công thêm:
- Ông đừng v́ dục vọng mà tạo nên tội ác. Ông không biết đức vua Bimbusara đă ra lệnh trừng phạt nặng nề những kẻ phạm pháp hay sao. Chính tôi, tôi đă chứng kiến những tội phạm bị hành xử. Nếu ông không tỉnh táo, nếu ông xâm phạm tới phạm hạnh, và sanh mạng của tôi, ông cũng sẽ bị bắt và hành xử như những tội phạm ấy.
Người thanh niên tỉnh ngộ. Anh ta h́nh dung ra được cảnh khổ do dục vọng điên cuồng gây ra. Anh ta tránh sang một bên đường cho Subha đi. Rồi anh nói vọng theo:
- Tôi xin lỗi sư cô. Tôi chúc sư cô tu hành cho tới khi thành đạt.
Subha đi thẳng, không ngoái nh́n trở lại, ḷng dặn ḷng sẽ tŕnh lên Bụt trường hợp ḿnh.
Sau khi nghe kể chuyện, Bụt khen ngợi niềm quả cảm và sự thông minh của nữ khất sĩ Subha. Người nói:
- Người con gái đi một ḿnh ở nơi vắng vẻ th́ nguy hiểm lắm. Đó là một trong những lư do tại sao ngày xưa tôi đă ngần ngại chưa muốn cho giới nữ xuất gia. Này Subha! Từ hôm nay trở đi, đi đâu vị nữ khất sĩ cũng không được đi một ḿnh. Lội qua một ḍng sông, đi vào thôn xóm, băng qua một cánh đồng hay một khu rừng, vị nữ khất sĩ không được đi một ḿnh. Ngủ cũng vậy. Trong tu viện, trong tịnh xá, trong thôn lạc hay dưới gốc cây, người nữ khất sĩ không được ngủ một ḿnh. Phải ngủ với một vị nữ khất sĩ khác để có thể bảo vệ cho nhau.
Rồi Bụt quay lại nói với thầy Ananda:
- Ananda thầy nên ghi nhớ điều này và yêu cầu các vị lănh đạo ni chúng đưa điều này vào giới luật của các vị nữ khất sĩ.
Rời vườn Xoài của y sĩ Jivaka, Bụt lên đường đi Nalanda. Cùng đi với người, có rất đông các vị khất sĩ.
Bụt và các vị khất sĩ đi lặng lẽ và trang nghiêm; ai nấy đều theo dơi hơi thở và nuôi dưỡng chánh niệm.
Phía sau lưng các vị, có hai thầy tṛ vị du sĩ Suppiyo cùng đi. Họ nói chuyện vang lên suốt cả dọc đường.
Đệ tử của du sĩ Suppiyo là thanh niên Bramadatta. Đề tài của câu chuyện là Bụt và giáo pháp của người.
Du sĩ Suppiyo cố ư nói lớn để những vị khất sĩ có thể nghe.
Tất cả những lời ông nói đều nhắm tới sự kích bác Bụt và giáo pháp của người.
Trong khi đó th́ lạ thay, thanh niên Bramadatta lại hết ḷng bênh vực cho Bụt và giáo pháp của người.
Branmadatta dùng những lư luận và h́nh ảnh rất khéo léo để tán dương Bụt và giáo đoàn của người.
Khéo léo đến nổi tất cả các vị khất sĩ đi trước đó đều có cảm t́nh với chàng.
Chiều hôm ấy Bụt ghé vào nghỉ đêm ở Ambalatthika. Ambalatthika là một khu vườn rừng rất sum sê và tốt đẹp, chỗ nghỉ mát của gia đ́nh hoàng gia. Vua Bimbasara đă ngỏ ư là các vị tu sĩ của bất cứ giáo phái nào nếu cần sử dụng Ambalatthika th́ đều có quyền sử dụng để nghỉ ngơi. Đêm đó hai thầy tṛ du sĩ Suppiyo cũng nghỉ đêm tại đấy.

Sáng hôm sau các thầy khất sĩ bàn tán với nhau về thái độ hôm qua của hai thầy tṛ vị du sĩ. Bụt nghe được những câu bàn tán ấy. Người bảo:
- Này các thầy, khi nghe người ta công kích tôi, phỉ báng tôi, công kích và phỉ báng giáo pháp và giáo đoàn khất sĩ, các thầy đừng buồn, các thầy đừng sinh ḷng công phẫn, tức tối hay phiền muộn. Điều ấy có hại cho các thầy. Khi nghe người ta khen ngợi tôi, khen ngợi giáo pháp và giáo đoàn khất sĩ, các thầy cũng không nên mừng rỡ, thích thú và măn ư. Điều này cũng có hại cho các thầy. Thái độ đứng đắn là xét xem những điều công kích ấy đúng hay sai, đúng ở chỗ nào, sai ở chỗ nào. Có như thế quư vị mới có dịp học hỏi để đạt được nhiều tiến bộ.
Này các vị khất sĩ! Phần lớn là những người khen ngợi Bụt, Pháp và Tăng là những người chỉ thấy được những cái đẹp cái hay nhỏ bé của giáo pháp và giáo đoàn thôi. Như là nếp sống phạm hạnh, công phu tŕ giới, đời sống đạm bạc, thái độ thanh thản của chúng ta. Số người thấy được cái cao siêu mầu nhiệm nhất của giáo pháp mà đem lời ca ngợi th́ ít lắm.
Tôi muốn nói đến trí tuệ thực chứng của đạo giác ngộ. Trí tuệ này siêu việt, mỹ diệu, mầu nhiệm, vượt khỏi tầm tư duy và ngôn ngữ của người thường. Thấy được, hiểu được và chứng được trí tuệ ấy mới có thể biết và thấy được giá trị thật của đạo giải thoát.
Này các vị khất sĩ! Trong thế gian có bao nhiêu chủ thuyết và bao nhiêu luận chấp. Người ta không ngớt công kích và căi vả nhau v́ sự khác biệt của những chủ thuyết và luận chấp ấy. Các vị khất sĩ, như tôi đă thấy và đă nghe, đă có ít nhất là sáu mươi luận chấp làm căn bản cho hàng ngàn chủ thuyết hiện giờ có mặt trong các giới tư tưởng và tôn giáo. Các vị nên biết rằng trước cái thấy của đạo giác ngộ giải thoát, tất cả sáu mươi hai luận chấp ấy đều có những chỗ kẹt, đều có những chỗ sai lầm.

Hôm ấy Bụt nói kinh Phạm Vơng. Người phân tích nội dung của cả sáu mươi hai luận chấp và vạch ra những sai lầm của các luận chấp này. Có mười tám luận chấp về quá khứ: bốn chủ trương thuyết thường trú, bốn chủ trương thuyết vừa thường trú vừa vô thường, bốn chủ trương thuyết hữu biên và vô biên, bốn chủ trương thuyết ngụy biện và hai chủ trương thuyết không có nhân quả. Có bốn mươi bốn luận chấp về tương lai: mười sáu chủ trương là c̣n tri giác sau khi chết, tám chủ trương là không c̣n tri giác sau khi chết, tám chủ trương là không phải c̣n cũng không phải không c̣n tri giác sau khi chết, bảy chủ trương thuyết đoạn diệt và năm chủ trương thuyết hiện tại là niết bàn.
Tŕnh bày xong những sai lầm của sáu mươi hai luận chấp, Bụt nói:
- Một người đánh cá giỏi khi quăng lưới xuống hồ tôm được hết tất cả tôm cá hồ vào trong cái màn lưới có mắt lưới sít sao, ông ta nh́n những con tôm con cá đang cố nhảy lên cao để rồi lại rơi ḿnh vào trong lưới, và nói: “dù các ngươi nhảy cao đến mấy các ngươi cũng vẫn c̣n nằm trong lưới của ta”. Ông ta nói đúng. Hàng trăm hàng ngàn học thuyết đang hiện hành và tranh chấp lăng xăng trong giới triết học và tôn giáo này đều nằm kẹt trong cái lưới của sáu mươi hai luận chấp ấy, không thể nào vượt thoát ra nổi. Các vị khất sĩ! Đừng đi vào trong cái lưới mê hồn ấy để mất hết th́ giờ và cơ hội tu tập đạo giải thoát. Đừng đi vào cái lưới của sự hư luận.
Này các vị khất sĩ! Tất cả những luận chấp kia đều phát sinh do sự lừa gạt của tri giác và của cảm thọ. V́ không tu tập chánh niệm, v́ không quán chiếu nên người ta không biết được chân tướng của tri giác và cảm thọ, do đó đă bị tri giác và cảm thọ lừa gạt. Nếu thấy được nguồn gốc và bản chất của tri giác và cảm thọ, người ta sẽ thấy được tự tính vô thường và duyên sinh của sự vật, người ta sẽ không bị vướng vào lưới tham ái, lo âu, và sợ hăi, người ta sẽ không bị vướng vào cái lưới của sáu mươi hai luận chấp.

Hôm ấy đại đức Ananda đă nỗ lực ghi nhớ hết những lời Bụt dạy. Thầy đi bách bộ và thầm lặng trùng tuyên lại những lời Bụt nói. Rồi thầy nghĩ: kinh này quan trọng lắm. Ta sẽ đặt tên kinh này là kinh Phạm Vơng. Phạm Vơng là cái lưới vĩ đại thu tóm tất cả những chủ thuyết sai lạc trong cuộc đời.

 

chương sáu mươi

Ngày Nào Đầu Tóc Cũng Ướt

 

 

 

Bụt từ giă vườn Ambalatthika. Người đi đến Nalanda. Sau khi thăm viếng và giáo hóa tại đây, người đi về Ampa.
Ampa là thành phố lớn nhất của xứ Anga; xứ này nằm dưới quyền bảo hộ của vua Bimbisara nước Magadha.
Dân cư ở đây đông đúc, ruộng đất ở đây ph́ nhiêu, cây cỏ ở đây xanh tươi.
Bụt cư trú trong một khu rừng mát mẻ bên bờ hồ Gaggara. Trong hồ, hoa sen nở thơm ngát.

Nghe Bụt tới, dân chúng lũ lượt đến thăm người. Có một người trai trẻ ḍng Bà la môn giàu có tên là Sonadanda, nổi tiếng thông minh xuất chúng tại địa phương này, cũng có ư muốn đi viếng Bụt. Những người Bà la môn khác cố ư ngăn giữ không cho ông ta đi, bảo rằng nếu Sonadanda tới thăm sa môn Gotama th́ gây uy tín cho vị sa môn này nhiều quá. Sonadanda mỉm cười trả lời rằng Bụt là nhân vật lỗi lạc, trên đời chỉ có một, và nếu không đi thăm người th́ thật là bỏ phí cơ hội ngàn năm một thuở. “Ta phải đi để học hỏi chứ. Để biết ta hơn sa môn Gotama ở những điểm nào và sa môn Gotama hơn ta ở những điểm nào”. Vừa nói, Sonadanda vừa mỉm cười bí mật.
Nghe Sonadanda nói vậy hàng trăm người trí thức Bà la môn khác cũng muốn xin đi theo. Người trí thức này, theo họ nghĩ, sẽ không làm mất mặt giới Bà la môn trước đám quần chúng đông đảo đến viếng Bụt.

Sonadanda c̣n chưa biét mở đầu câu chuyện ra sao cho thông minh, th́ Bụt đă ân cần hỏi:
- Các vị học giả trong giới Bà la môn hăy cho chúng tôi biết đâu là những điều kiện cần thiết để có thể thật sự là một người Bà la môn chân chính. Quư vị nói đi và nếu cần th́ nên viện dẫn kinh điển của quư vị.
Sonadanda rất hoan hỷ, một vị Bà la môn đích thực phải có đủ năm điều kiện sau đây: thứ nhất là phải có dung sắc đẹp đẽ, thứ hai là phải biết kỹ thuật xướng tụng và chú thuật, thứ ba là phải có huyết thống thuần túy trong bảy đời, thứ tư là phải có đức hạnh, thư năm là phải có tuệ giác.
Bụt hỏi:
- Trong năm điều kiện ấy, điều kiện nào là căn bản? C̣n điều nào dù là không có th́ người Bà la môn vẫn c̣n có thể đích thực là một người Bà la môn?
Trả lời dần theo những câu hỏi của Bụt, Sonadanda đi đến kết luận rằng hai điều kiện sau chót hai điều kiện căn bản của một vị Bà la môn đích thực, Sonadanda công nhận rằng các điều kiện dung sắc, kỹ thuật xướng tụng chú thuật và huyết thống bảy đời không phải là những điều kiện căn bản. Không có ba điều kiện ấy nhưng nếu có các điều kiện đức hạnh và tuệ giác th́ người ta vẫn có thể là một vị Bà la môn đích thực như thường.
Gần năm trăm vị Bà la môn có mặt đưa tay phản đối Sonadanda. Họ kết tội Sonadanda đă bị Bụt dùng hư luận đưa tới chỗ chấp nhận lập trường của Bụt và chối bỏ một điều kiện mà họ cho là căn bản là điều kiện huyết thống. Họ đă đặt hết niềm tin nơi sự thông minh và tài mẫn tuệ của Sonadanda mà họ coi như vị lănh đạo tinh thần của họ. Nay Sonadanda công nhận lập trường của Bụt th́ họ mất mặt biết bao.
Bụt can thiệp:
- Này quư vị quan khách! Nếu quư vị có ḷng tin nơi người lănh đạo của quư vị là Sonadanda, th́ quư vị im lặng đi để tôi tiếp tục đối thoại với ông ta, c̣n nếu quư vị không có ḷng tin ở ông ta, th́ quư vị xin ông ta im lặng đi để tôi nói chuyện với quư vị.
Mọi người lặng thinh.
Sonadanda nói:
- Xin sa môn Gotama yên ḷng. Để tôi xin có đôi lời nói với các bạn tôi.
Rồi Sonadanda quay lại với năm trăm vị Bà la môn. Ông ta chỉ vào một thanh niên ngồi hàng đầu và nói:
- Các bạn có thấy cháu tôi, vị thanh niên Bà la môn tên là Angaka đang ngồi kia không? Angaka là một người thanh niên tuấn tú, khôi ngô, có phong thái tranh nhă và thanh cao. Đứng về phương diện dung sắc, trong chúng ta không ai so được với Angaka, trừ sa môn Gotama ra mà thôi, Angaka lại thông hiểu ba bộ kinh Veda, thông hiểu văn phạm, ngữ pháp và kỹ thuật xướng tụng và chú thuật; điều này ai cũng biết. Angaka cũng có huyết thống thanh tịnh, cho đến bảy đời, kể cả về bên cha lẫn mẹ. Angaka có đủ ba điều kiện là dung sắc, kỹ thuật xướng tụng, chú thuật và huyết thống thanh tịnh. Nhưng giả sử Angaka sát sinh, trộm cướp, tà dâm, nói dối, uống rượu, th́ dung sắc ấy c̣n có giá trị ǵ? Kiến thức Veda và chú thuật c̣n có giá trị ǵ? Thưa các bạn, hai điều kiện sau mới là hai điều kiện căn bản của một người Bà la môn đích thực. Đó là giới hạnh và tuệ giác. Đây là sự thực chung cho tất cả chúng ta chứ không phải là sự thực riêng của sa môn Gotama.
Sonadanda nói đến đây th́ tiếng hoan hô của quần chúng nổi lên vang dậy. Đợi cho tiếng hoan hô chấm dứt.
Bụt hỏi Sonadanda:
- Nhưng trong hai điều kiện căn bản kia c̣n lại là giới hạnh và trí tuệ, ta có thể bỏ bớt một điều để giữ lại một điều hay không?
- Thưa sa môn Gotama, không thể được, nhờ giới hạnh tịnh nghiêm mà tuệ giác phát triển, nhờ tuệ giác phát triển mà giới hạnh càng tịnh nghiêm. Sa môn Gotama, cũng như lấy tay để rửa tay, lấy chân để kỳ cọ chân, hai thứ giới hạnh và tuệ giác nâng đỡ và phát triển lẫn nhau; giới hạnh làm cho tuệ giác thêm sáng và tuệ giác làm cho giới hạnh thêm thanh tịnh. Giới hạnh và tuệ giác là hai cái quư nhất trên đời.
Bụt nói:
- Hay lắm, Sanadanda! Những điều ông nói đúng là sự thực. Giới hạnh và tuệ giác là hai cái quư nhất trên đời. Ông hăy nói thêm đi. Làm thế nào để phát triển giới hạnh và tuệ giác đến mức độ cao nhất?
Sonadanda chắp tay xá Bụt, mỉm cười:
- Bạch sa môn, xin người chỉ dạy cho. Chúng con chỉ biết nguyên tắc thế thôi. Sa môn là người có thực tập và có chứng đắc. Xin người giải bày cho chúng con rơ đâu là những phương pháp có thể giúp ta phát triển giới hạnh và tuệ giác đến mức viên măn.
Bụt bắt đầu dạy đạo giải thoát. Người nói đến nguyên tắc tam học là giới định tuệ. Có giới th́ có định, có định th́ có tuệ, có tuệ th́ giới thể vững vàng. Giới thể càng vững th́ định lực càng lớn, định lực càng lớn th́ tuệ giác càng sâu. Người nói đến phép quán duyên sinh để phát trừ những kiến chấp về thường, về ngă, để cắt đứt những sợi dây tham ái, hờn giận, si mê, để đạt tới giải thoát và an lạc.
Sonadanda say sưa nghe Bụt nói. Khi Bụt dứt lời, Sonadanda đứng dậy chắp tay:
- Sa môn Gotama! Con xin cám ơn sa môn đă mở mắt cho con hôm nay. Những lời của sa môn nói đă có hiệu lực đưa con ra khỏi vũng lầy tăm tối. Con xin được quy y Bụt, quy y Pháp và quy y Tăng để làm một kẻ môn đệ của người. Con xin kính thỉnh Bụt và giáo đoàn ngày mai tới nhà con thọ trai.
Cuộc đàm thoại hôm ấy giữa Bụt và giới trí thức trẻ tuổi Bà la môn thật là hào hứng và đă gây chấn động sâu xa trong mọi giới. Những người trẻ tuổi trong giới Bà la môn đi theo Bụt rất đông.

Sau đó ít lâu, một người thanh niên Bà la môn nổi tiếng khác tên là Ambattha và thầy của anh là Pokkharasadi do một cuộc thăm viếng và đàm đạo với Bụt cũng đă phát nguyện quy y Tam Bảo. Việc này xảy ra tại một làng Bà la môn tên là làng Lechanankala trong vương quốc Kosala. Phong trào thanh niên Bà la môn theo Bụt càng ngày càng lớn. Niềm bực tức của những nhà lănh đạo Bà la môn và của các giáo phái cũng v́ vậy mà khó tiêu tan đi được.

Tại công viên Ambalatthika, đại đức Svastika đă có dịp gần gũi đại đức Moggallana để hỏi thăm về các giáo phái hiện đang thịnh hành nhất và đă được đại đức nói cho nghe một cách sơ lược về chủ trương của các giáo phái ấy.

Trước hết là giáo phái của đạo sĩ Purana Kassapa. Phái này chủ trương một thái độ hoài nghi về luân lư, cho rằng ư niệm về thiện và ác chỉ là nhận thức do thói quen và tập quán mà có.

Kế đến là giáo phái của đạo sĩ Makkhali Gosala. Giáo phái này chủ trương thuyết tất nhiên, cho rằng hành vi và vận mạng con người đều do những quy luật vận hành tự nhiên sắp đặt và con người không thể làm ǵ hơn được. Nếu năm trăm hoặc một ngàn kiếp sau mà con người được giải thoát th́ đó cũng là do sự vận hành của tự nhiên giới, chứ không phải v́ nỗ lực của con người mà có giải thoát.

Thứ ba là giáo phái của đạo sĩ Ajita Kesakambati, chủ trương một thuyết duy vật thuần túy, cho rằng con người là do bốn yếu tố, đất, nước, lửa và không khí tạo thành, và sau khi chết th́ không c̣n ǵ nữa. Theo phái này, mục đích của đời người là hưởng lạc trong khi con người đang c̣n sống.

Giáo phái thứ tư do đạo sĩ Pakudha Kaccayana cầm đầu, chủ trương ngược lại thuyết của giáo phái của đạo sĩ Ajita. Giáo phái này chủ trương thuyết bất diệt, cho rằng tâm ta cũng như thân ta không bao giờ có thể bị hủy diệt. Theo giáo phái này, có bảy yếu tố làm nên con người, đó là đất, nước, lửa, không khí, khổ, vui, và sinh mạng. Sống và chết chỉ là hiện tượng bên ngoài do sự kết hợp hay tụ tán của bảy yếu tố ấy tạo nên, trong khi tự thân của bảy yếu tố ấy là trường cửu và bất diệt.

Giáo phái thứ năm do đạo sĩ Sanjaya Belatthiputta thành lập.
Ngày xưa các đại đức Sariputta và Maha Moggallana đă từng theo học với đạo sĩ này.
Đạo sĩ Sanjaya dạy thuyết thích ứng, cho rằng chân lư tùy thuộc vào trường hợp, vào không gian và vào thời gian. Có thể trong trường hợp này, thời gian này này và địa phương này, một điều nọ có thể là chân lư, nhưng trong trường hợp khác, thời gian khác và địa phương khác th́ điều đó có thể không c̣n là chân lư. Nhận thức con người là thước đo của muôn vật.

Giáo phái thứ sáu là giáo phái của đạo sĩ Nigantha Nataputta. Các đạo sĩ trong giáo phái này thực hành pháp khổ hạnh cực đoan, không mặc quần áo và giữ giới bất sát một cách tuyệt đối. Đạo sĩ Nigantha chủ trương một thứ vận mạng luận có tính cách nhị nguyên, cho mạng (jiva) và phi mạng (ajiva) là nền tảng cho vũ trụ và sự sống. Thế lực của các du sĩ lơa h́nh này trong xă hội khá lớn, và với đoàn khất sĩ của Bụt, các du sĩ lơa h́nh đă có nhiều liên lạc và tiếp xúc qua lại. Điểm tương đồng căn bản giữa giáo đoàn du sĩ va giáo đoàn khất sĩ là ư niệm tôn trọng sự sống, nhưng giữa hai giáo đoàn có nhiều điểm dị biệt. Có những vị trong giáo đoàn Nigantha đă tỏ vẻ chống đối giáo đoàn khất sĩ. Đại đức Moggallana thường không chịu đựng được thái độ quá khích của một số các vị du sĩ lơa h́nh, và đă không ngần ngại nói lên cảm tưởng ấy, v́ thế, đại đức thường bị các vị du sĩ lơa h́nh chống đối kịch liệt.

Về tới Savatthi, Bụt cư trú ở tu viện Đông Viên, nơi có giảng đường lộc Mẫu. Các giới đệ tử nghe Bụt về, đến thăm người không ngớt. Một buổi sáng, nữ thí chủ Visakha tới t́m Bụt, đầu tóc và xiêm y ướt đẫm, Bụt hỏi:
- Visakh, bà đi đâu về mà đầu tóc và xiêm y ướt đẫm thế này?
- Lạy đức Thế Tôn, đứa cháu nội của con mới chết. Con buồn quá đi t́m Bụt mà quên mang theo cả dù, cả nón.
- Visakh, đứa cháu nội của bà lên mấy tuổi, cháu ốm bệnh ǵ mà mất?
- Bạch Thế Tôn, nó mới có ba tuổi, nó bị bệnh thương hàn.
- Tội nghiệp cháu. Này Visakha, bà có tất cả bao nhiêu con và cháu?
- Bạch Thế Tôn, con có tới mười sáu đứa con, chín đứa đầu đă lập gia đ́nh, và con đă có tám đứa cháu, vừa nội vừa ngoại. Bây giờ con chỉ c̣n có bảy đứa cháu, toàn là cháu ngoại.
- Visakha, bà muốn có nhiều cháu lắm phải không?
- Vâng, bạch đức Thế Tôn, con muốn có thật nhiều con và thật nhiều cháu. Nhà càng đông con cháu th́ lại càng vui.
- Này Visakha, nếu con cháu bà nhiều như dân số ở thủ đô Savatthi này th́ chắc là bà vui lắm.
- Vâng, thưa đức Thế Tôn, con mà có được nhiều con nhiều cháu như dân số ở Savatthi th́ c̣n ǵ bằng.
- Visakha, bà biết mỗi ngày ở thủ đô Savatthi có bao nhiêu người chết không?
- Thưa Thế Tôn, có ngày th́ mười người chết, có ngày th́ chín người, tám người, bảy người hay sáu người, ít nhất là một người. Thế Tôn, ở Savatthi không có ngày nào là không có người chết.
- Này Visakha, nếu con cháu bà đông đúc như dân cư ở Savatthi th́ ngày nào mà tóc tai và áo quần của bà lại không ướt đẫm như thế kia?
Visakha chắp hai tay lại:
- Thôi, thôi, con không muốn con cháu đông đảo như dân số ở Savatthi nữa đâu. Con hiểu rồi. Càng thương nhiều th́ càng bị ràng buộc nhiều, càng bị ràng buộc nhiều th́ càng khổ đau nhiều. Bụt đă dạy con điều này nhiều lần, mà con cứ quên măi.
Bụt im lặng, mỉm cười.
Visakha nói:
- Thế Tôn, người thường du hành hóa độ khắp nơi và chỉ về Savathhi vào trước mùa mưa. Đệ tử chúng con nhiều khi nhớ Bụt, lên tu viện thăm th́ ít khi được gặp người. Mỗi khi chúng con đến, chúng cho nên chỉ biết đi ṿng ba lần quanh tịnh thất của người rồi đi về mà thôi.
Bụt dạy:
- Visakha, bà nên nhớ rằng việc tu học tinh tiến theo giáo pháp cần thiết hơn việc thăm viếng. Mỗi khi tới chùa, các vị đều có dịp nghe các vị đại đức thuyết pháp để học hỏi thêm giáo lư và để đem về thực hành. Giáo pháp ấy chính là thầy đó. Đừng v́ sự vắng mặt của thầy ở tu viện mà xao lăng việc tu học.
Đại đứa Ananda bạch:
- Con ư định là sẽ trồng một cây bồ đề ngay trong tu viện. Mỗi khi các vị đến thăm Bụt mà không có Bụt th́ có thể đến thăm và làm lễ cây bồ đề. Như vậy th́ cũng như làm lễ Bụt. Chúng con sẽ đặt một pháp tọa bằng đá dưới gốc bồ đề. Nếu các vị đệ tử đem hoa tới cúng dường Bụt, các vị có thể dâng hoa trước pháp tọa làm lễ, và đi nhiễu ba ṿng xung quanh cây bồ đề để quán niệm về Bụt.
Bà Visakha nói:
- Ư kiến của đại đức rất hay. Nhưng biết lấy cây bồ đề con ở đâu ra mà trồng?
Đại đức Ananda nói:
- Ta có thể đến xin hạt của cây bồ đề ở thôn Uruvela, nơi Bụt thành đạo. Visakha, bà đừng lo, tôi sẽ phụ trách về việc lấy hạt, ươn hạt và trồng cây bồ đề. Tôi sẽ trồng một cây ở tu viện và một cây ngay ở đây.
Nữ thí chủ Visakha đă cảm thấy nhẹ bớt trong ḷng. Bà lạy Bụt và đại đức Ananda rồi ra về.

 

 

chương sáu mươi mốt

Tiếng Gầm Của Sư Tử Lớn

 

Mùa an cư an năm nay, nhân một câu hỏi của đại đức Ananda về đạo lư duyên sinh, Bụt đă dạy các vị khất sĩ về mười hai nhân duyên như là động cơ của guồng máy sinh tử.
Ngưới bảo thầy Ananda:
- Đạo lư duyên sinh là đạo lư rất vi diệu và thâm sâu. Các vị đừng nghĩ rằng có thể thấu hiểu được hết chiều sâu của đạo lư này bằng ngôn từ và lư luận.
Các vị khất sĩ! Ngày xưa thầy Uruvela Kassapa nhờ được nghe đạo lư nhân duyên mà thấy được và vào được chánh pháp. Ngày xưa Sariputta cũng nhờ nghe được một bài kệ về đạo lư nhân duyên mà hôm nay đă trở nên một trong những khuôn mặt của chúng trung tôn.
Này các vị! Trong mỗi giây phút của cuộc sống hàng ngày, các vị phải quán chiếu về tự tính duyên sinh của vạn pháp. Nh́n vào một tờ lá hay một hạt mưa, các vị phải tập thấy cho được tất cả những điều kiện gần xa đă đưa tới sự có mặt của tờ lá ấy hay của hạt mưa ấy. Các vị nên biết rằng thế giới được dệt thành bởi những màn nhân duyên chằng chịt, cái nầy có v́ cái kia có, cái nầy không v́ cái kia không, cái này sinh v́ cái kia sinh, cái nầy diệt v́ cái kia diệt. Sự sinh diệt của một pháp tùy thuộc vào sự sinh diệt của tất cả các pháp. Sự sinh diệt của tất cả các pháp tùy thuộc vào sự sinh diệt của một pháp. Trong cái một có cái tất cả, và trong cái tất cả có cái một.
Cái một tức là cái tất cả, cái tất cả tức là cái một. Không có cái một th́ không có cái tất cả, không có cái tất cả th́ không có cái một. Đây là chỗ vi diệu của đạo lư duyên sinh. Nếu quán sát cho thấu triệt tự tính của vạn pháp, các vị sẽ vượt thoát ra ngoài cái lo và cái khổ về sinh tử, nói một cách khác hơn là thoát ra được ngoài ṿng sinh tử.
Các vị khất sĩ! Duyên khởi chằng chịt nhiều tầng nhiều lớp, nhưng quư vị có thể phân biệt bốn loại: đó là nhân duyên, tăng thượng duyên, đẳng vô gián duyên và sở duyên duyên.
Nhân duyên là điều kiện chính yếu gần nhất, như hạt lúa là điều kiện chính yếu để phát sinh ra cây lúa. Tăng thượng duyên là những điều kiện phù trợ, như nắng, mưa, hơi ấm, đất màu giúp cho hạt lúa nảy mầm lớn lên thành cây lúa.
Đẳng vô gián duyên tức là sự tiếp nối không gián đoạn của ḍng lưu chuyển. Thiếu sự tiếp nối th́ sự trưởng thành của cây lúa bị gián đoạn nửa chừng.
Sở duyên duyên là đối tượng của nhận thức, bởi v́ nhận thức bao giờ cũng là nhận thức một cái ǵ, nhận thức không rời đối tượng nhận thức. Hạt lúa, cây lúa và các điều kiện xa gần đưa tới sự có mặt của cây lúa ... tất cả đều là đối tượng của nhận thức, không thể tách rời ra khỏi nhận thức. Tâm thức v́ vậy là một điều kiện căn bản của hiện hữu.
Này các vị khất sĩ! Sở dĩ có khổ đau là v́ có sinh tử. Tại sao có sinh tử? Tại v́ có vô minh. Nếu các vị quán chiếu và thấy được tự tính duyên khởi của vạn vật th́ các vị sẽ tiêu diệt được vô minh. Tiêu diệt được vô minh th́ siêu thoát được quan niệm về sinh tử. Thoát được sinh tử th́ diệt được mọi khổ đau và lo âu.
Này các vị! Có tử là v́ có sinh, có sinh tử là v́ c̣n ư niệm có ta, c̣n ư niệm có ta là v́ bị dính mắc, bị dính mắc là v́ tham ái, tham ái là v́ không thấy được tự tính của cảm giác, không thấy được tự tính của cảm giác là v́ bị kéo theo ḍng tiếp xúc giữa giác quan và đối tượng, bị kéo theo ḍng tiếp xúc giữa giác quan và đối tượng là v́ tâm tư không sáng suốt và an tĩnh, tâm tư không sáng suốt an tĩnh là v́ tâm thức hôn mê. Tâm thức hôn mê là v́ vô minh. Mười hai cái khoen của ṿng xích ấy nối liền nhau, trong một cái có cả mười một cái kia, thiếu một cái th́ mười một cái kia cũng không có. Tử, Sinh, Hữu, Thủ, Ái, Thọ, Xúc, Lục nhập, Danh sắc, Thức, Hành, và Vô minh là tên gọi của mười hai cái khoen ấy.
Các vị khất sĩ! Vô minh là chất liệu căn bản của cả mười hai nhân duyên. Nhờ quán chiếu tự tính duyên sinh, ta lấy ánh sáng của trí tuệ làm tan ră chất liệu vô minh đó và ta vượt thoát được tất cả những lo sợ đau buồn của sinh tử. Người phàm phu bị nhận ch́m trong biển khổ sinh tử. Bậc giải thoát cỡi trên những đợt sóng sinh tử mà đi. Mười hai cái khoen của ṿng xích trở nên mười hai cái bánh xe của một cỗ xe chở người tới giác ngộ. Bậc giác ngộ sống trên đời nhưng không bao giờ bị cuộc đời làm cho ch́m đắm. Các vị khất sĩ! Các vị đừng trốn chạy sinh tử, các vị chỉ cần vượt thắng lên trên sinh tử mà thôi. Siêu việt sinh tử, đó là chí khí của bậc đại trượng phu.

Trong một buổi pháp đàm được tổ chức sau đó mấy hôm, đại đức Mahakassapa cho biết Bụt đă từng giảng dạy nhiều lần về đạo lư nhân duyên, và đạo lư này có thể coi như là trọng tâm của đạo giác ngộ, và đại đức cho biết có lần Bụt đă dùng h́nh ảnh một bó lau để làm ví dụ. Người nói không có ai làm ra các nhân duyên cả mà chính các nhân duyên tự làm ra nhau. Vô minh là ra hành và hành làm ra vô minh, hành làm ra thức và thức làm ra hành. Cũng như những cọng lau dựa vào nhau mà dứng, Một cọng lau bị kéo qua một bên th́ cọng kia rơi xuống. Vạn vật trong vũ trụ cũng vậy. Một làm ra tất cả, và tất cả làm ra một. Nh́n cho sâu, ta thấy cái một trong tất cả và ta thấy tất cả trong cái một.
Cũng trong mùa an cư, Bụt bị một nhóm Bà la môn âm mưu trả thù bằng cách vu cáo rằng người đă ăn nằm với người đàn bà cho đến khi người này có thai rồi bỏ.
Vụ âm mưu này được tổ chức rất khéo léo. Những người chủ mưu đă t́m được một cô gái trong giới Bà la môn sẵn sàng cộng tác với họ. Cô này tên là Cinca, nhăn sắc khá mặn mà. Những người chủ mưu đă than thở với cô về sự sụp đổ của niềm tin nơi đạo Bà la môn của giới trẻ tuổi. Giới trẻ tuổi Bà la môn đă theo Bụt nhiều quá, và trong số ấy có những người rất xuất sắc. Một khi theo Bụt họ đă không ngần ngại nói tới những cái mà họ cho là sai lầm và hẹp ḥi trong đạo Bà la môn. Nóng ḷng v́ nền đạo đức của tổ tiên, cô Cinca nói rằng cô có thể làm bất cứ ǵ để cứu văn t́nh thế, và cô đă làm theo những lời chỉ dẫn của những người chủ mưu.
Ngày nào cô cũng ăn mặc thật đẹp và đi về tu viện Jetavana, trên tay luôn luôn có một bó hoa. Nhưng cô không đi chùa vào giờ người khác đi chùa. Cô chỉ tới chùa vào giờ những người khác rời chùa để về nhà sau khi nghe thuyết pháp. Ai hỏi đi đâu, cô chỉ mỉm cười mà không nói. Có khi cô lại nói nửa úp nửa mở: “Tôi đi đâu th́ đi, việc ǵ đến quư vị mà hỏi?”. Thiên hạ lấy làm hồ nghi. Sau đó nhiều tuần lễ, cô lại trả lời người ta như sau: “Tôi đi thăm sa môn Gotama". Rồi mấy hôm sau, cô lại nói: “Ngủ lại tu viện Jetavana thật là vui!”.
Những điều đó làm nhiều người chói tai, nhưng cũng làm cho người sinh ra hoài nghi. Tuy nhiên không ai phê phán ǵ. Cho đến một hôm, Cinca xuất hiện trong một buổi thuyết pháp của Bụt. Bụng của cô đă ph́nh lên khá lớn, Bụt đang thuyết pháp nửa chừng th́ cô bước lên. Trước mặt thính chúng đông đảo, cô nói lớn:
- Sa môn Gotama! Ngài thuyết pháp rất là hay, và ngài là một người có thế lực lớn, nhưng ngài không bao bọc được cho một người đàn bà yếu đuối đă v́ ngài mà bụng mang dạ chửa. Đứa con trong bụng này là của ngài. Nếu ngài không chịu nhận trách nhiệm làm cha nó th́ ai nhận đây?
Thính chúng xôn xao, mọi người đưa mắt hỏi nhau rồi nh́n lên Bụt. Bụt nói với Cinca, miệng người mỉm cười:
- Này cô bé, chuyện này là thật hay giả th́ chỉ có cô và ta biết rơ mà thôi.
Cinca hơi mất b́nh tĩnh, nhưng cô cố lấy giọng rắn rơi:
- Đúng rồi, việc này có thật hay không có thật th́ chỉ có sa môn Gotama và tôi biết mà thôi.
Quần chúng không chịu đựng được sự ngạc nhiên nữa. Nhiều người xô ghế đứng dậy. Nhất là những người ngồi phía sau. Cinca hoảng hốt, tưởng thiên hạ đang lén tấn công ḿnh. Cô t́m cách thoát thân, cô vụng về vấp phải một cái cột nhà, cô gượng níu lấy cột nhà để đứng dậy. Lúc đó có một sợi dây đứt và miếng gỗ tṛn lép từ bụng cô rơi xuống, đánh rầm một cái. Miếng gỗ khá nặng, miếng gỗ dầy ở giữa nhưng có mép mỏng chung quanh. Miếng gỗ rơi xuống trúng vào hai ngón chân của bàn chân cô làm cô đau điếng. Cinca rú lên, cúi xuống ôm lấy bàn chân. Cái bụng của cô bây giờ xép lẹp.
Quần chúng thở phào nhẹ nhơm. Nhiều người phá lên cười ngặt ngoẻo. Có một ni sư đứng dậy và tiến lên. Đó là ni sư Khema. Ni sư bước tới, dịu dàng d́u Cinca ra khỏi pḥng. Đợi cho hai người khuất bóng, Bụt trở lại với bài thuyết pháp. Giọng nói của người b́nh thản, như là vừa rồi chẳng có chuyện ǵ quan trọng xảy ra.
Bụt nói:
- Đại chúng! Đạo lư giác ngộ có năng lực công phá những thành tŕ kiên cố nhất của vô minh, cũng như ánh sáng có năng lực làm tiêu tan bóng tối. Những đạo lư như bốn sự thật, vô thường, vô ngă, duyên sinh, bốn niệm xứ, bảy giác chi, ba cánh cửa giải thoát và con đường tám sự chân chính đă được tuyên thuyết trong nhân gian như những tiếng gầm của một con sư tử lớn, đẩy lui hàng trăm hàng ngàn tà thuyết và hư luận.
Này các vị, sư tử là vua của các loài thú. Khi nó ra khỏi hang, con sư tử uốn ḿnh và vươn vai. Sau khi uốn ḿnh và vươn vai, nó đưa cặp mắt sáng nh́n ra bốn phía. Rồi nó gầm lên ba lần tiếng gầm của loài sư tử. Sau đó nó mới đi t́m mồi.
Này các vị, bất cứ loài thú nào trong rừng nghe tiếng gầm của sư tử đều lấy làm sợ hăi, có con núp kín, có con run rẩy, có con bỏ chạy, có con rời ră cả tứ chi không c̣n biết làm ǵ nữa. Chim bay lên cao, loài cư trú dưới nước như thuồng luồng và cá sấu hấp tấp lội xuống nước, chồn, cáo, và các loài ở hang chui xuống hang sâu. Những con voi trong các làng xóm lân cận, dù là voi của vua có trang sức dây nịt và lộng vàng, đều hoảng sợ, tung bỏ tất cả những đồ trang sức mà chạy, có khi văng cả phân và nước tiểu. Con sư tử có uy lực lớn như thế đó.
Đại chúng! Pháp âm của đạo giác ngộ cũng giống như tiếng gầm của con sư tử! Pháp âm giác ngộ được cất lên th́ tất cả các tà thuyết đều run sợ. Các đạo lư vô thường, vô ngă, duyên sinh ... một khi được tuyên thuyết lên th́ tất cả những ai lâu nay nương náu và cảm thấy an ổn trong vô minh và trong quên lăng đều phải giật ḿnh. Loài người cũng vậy mà loài trời cũng vậy. Khi bừng tỉnh giấc mơ, mọi người thấy được sự thật chói ḷa: “th́ ra lâu nay chúng ta đang ôm lấy hiểm nguy, chúng ta đă nhận cái vô thựng làm cái thường, cái vô ngă làm cái ngă, cái khổ làm cái vui, cái tạm bợ làm cái vĩnh cữu, cái giả làm cái thật. Đă đến lúc chúng ta phải phá tung tất cả những màn lưới quên lăng và luận chấp mà đi”.
Đại chúng! Các học thuyết của nhân gian đều bị ràng buộc vào ư niệm có và không. Pháp âm của đạo giác ngộ đưa nhân gian ra khỏi màn lưới dầy đặc của muôn ngàn lư luận ấy.
Đạo lư giác ngộ vượt thoát mọi ư niệm có không. Mỗi khi có một bậc giác ngộ ra đời là pháp âm giác ngộ lại được dịp vang động như tiếng hải triều. Khi hải triều lên tất cả đều bị cuống phăng theo ngọn sóng.
Pháp âm giác ngộ cũng hùng vĩ như tiếng hải triều.
Đại chúng! Nhân gian thường bị vướng mắc trong bốn cái cạm bẫy lớn. Cạm bẫy thứ nhất là dục lạc. Cạm bẫy thứ hai là kiến thức. Cạm bẫy thứ ba là nghi lễ. Cạm bẫy thứ tư là ư niệm về ngă. Vướng mắc vào các cạm bẫy ấy, con người không c̣n vùng vẫy được. Pháp âm giác ngộ đưa con người thoát ra bốn thứ cạm bẫy lớn này.
Đại chúng! Đạo lư duyên khởi là con đường đưa mọi người ra khỏi mọi cố chấp và cạm bẫy. Các vị phải thường xuyên quán sát tự tánh duyên khởi trong đời sống hàng ngày của các vị, nơi thân thể, nơi cảm thọ, nơi tâm ư và nơi vạn pháp, đối tượng của tâm ư.
Buổi thuyết pháp của Bụt được đại đức Ananda trùng tuyên ngày hôm sau tại giảng đường Lộc Mẫu. Đại đức đặt tên cho bài thuyết pháp này là Kinh Tiếng Gầm Của Sư Tử.

Mùa an cư năm ấy, rất nhiều vị khất sĩ trong tu viện mắc phải bệnh sốt rét. Có nhiều thầy sốt cho đến ốm o và xanh xao. Rất nhiều thầy không đủ sức để ôm bát đi khất thực. Họ phải nằm tại nhà chờ các vị khất sĩ đi khất thực về chia xẻ thức ăn với họ. Nhưng hầu hết thức ăn xin được là cơm có chan nước cà ri. Thức ăn này quá cứng và quá khô đối với người bệnh, thành ra những vị khất sĩ bị sốt không thể nào muốt được. Biết vậy, Bụt cho phép giới cư sĩ cúng dường cho các vị khất sĩ bệnh các thức ăn mềm và có nhiều chất lượng bổ dưỡng như mật, sữa, đường, đề hồ và dâu.
Nhờ những thức ăn ấy các vị khất sĩ bị bệnh phục hồi được sức khỏe một cách từ từ.

Một hôm sau giờ ngồi thiền. Bụt nghe tiếng quạ kêu râm ran bốn phía. Người đi ra th́ thấy một số các vị khất sĩ đang cho quạ ăn các thức ăn rất quư đă được cúng dường đặc biệt cho người bệnh. Các vị khất sĩ này là những người được cử ra săn sóc cho bệnh nhân. Họ tŕnh với Bụt rằng sở dĩ họ phải cho quạ ăn các thức ăn quư giá này v́ có một số các vị khất sĩ sốt vào buổi sáng nên không thọ thực được. Quá giờ ngọ th́ không được ăn nữa, cho nên thức ăn phải đem cho quạ ăn. Bụt hỏi tại sao không giữ các thức ăn này lại cho ngày mai. Các vị trả lời là họ không được phép giữ thức ăn qua đêm. Bụt dạy trong khi bệnh, các vị khất sĩ có quyền thọ thực sau giờ ngọ, và cũng có quyền giữ các thức ăn đến ngày hôm sau.

Một vị y sĩ tại thủ đô gặp đại đức Sariputta và đề nghị với đại đức một thứ thức ăn được chế biến bằng năm yếu tố có nhiều chất đạm để bồi bổ cho các vị khất sĩ đă v́ sốt và rét mà trở nên ốm yếu xanh xao.

 

hết phần 17 , xem tiếp phần 18