Thích Nhất Hạnh

Đường Xưa Mây Trắng

chương hai mươi hai

Chuyển Pháp Luân Kinh

 

 

Hồi đó sa môn Assaji vẫn c̣n tu theo lối khổ hạnh tại vườn Nai ở Isipatana.
Một hôm, sau giờ thiền tọa, thầy Assaji trông thấy thấp thoáng bóng một vị sa-môn đang từ ngoài xa đi đến.
Nh́n kỹ, ông biết đó là Siddhatta. Ông vội báo cho các bạn cùng biết. Thầy Bhaddiya nói:
- Siddhatta hồi đó đang tu khổ hạnh với chúng ta th́ nửa chừng bỏ cuộc. Ông ta ăn cơm, uống sữa, vào ra thôn lạc và làm quen với bọn trẻ trong xóm. Sa-môn Siddhatta đă làm cho chúng ta thất vọng. Vậy nếu ông ấy có tới thăm chúng ta th́ chúng ta cũng không nên đón tiếp nồng hậu làm ǵ.
Cả năm người đồng ư là sẽ không ra tận ngơ để đón tiếp mà cũng không cần đứng dậy khi Siddhatta bước vào.

Nhưng sự t́nh đă xảy ra khác hẳn. Thấy Siddhatta bước vào tới cổng, không ai bảo ai, cả năm người đều tức khắc đứng dậy. Sa-môn Siddhatta có phong độ thật uy nghi. Người ông như tỏa chiếu hào quang. Mỗi bước chân của ông như nói lên được sức mạnh của tâm linh ông và cái nh́n của ông như lấy đi hết tất cả mọi ư niệm kháng cự có thể có trong năm người sa-môn đă cùng tu chung với ông thuở trước.
Sa-môn Kondanna chạy tới trước. Ông đỡ lấy b́nh bát trên tay Siddhatta. Sa-môn Mahanama chạy đi múc nước cho Siddhatta rửa tay và rửa chân. Sa-môn Bhaddiya kê một chiếc ghế mời Siddhatta ngồi. Sa-môn Vappa đi t́m một quạt bằng lá cây thốt nốt để quạt cho Siddhatta. Assaji th́ đứng ngớ ngẩn một bên, chẳng biết làm ǵ.

Sau khi Siddhatta đă rửa tay, rửa mặt, rửa chân và ngồi xuống, Assaji mới biết đi t́m rót một bát nước lạnh đem tới cho Siddhatta giải khát. Rồi năm người bạn cũ cùng ngồi quanh Siddhatta. Siddhatta đưa mắt nh́n các bạn, rồi nói:
- Nầy quư vị, tôi đă t́m ra đạo giải thoát rồi, và tôi sẽ chỉ dạy lại cho quư vị.
Nghe nói như thế, sa-môn Assaji nửa tin nửa ngờ. Có lẽ bốn người kia cũng có cảm tưởng như ông. Mọi người im lặng hồi lâu. Bỗng Kondanna lên tiếng:
- Sa-môn Gotama! Hồi trước trong thời gian tu với chúng tôi, bạn đă nửa chừng bỏ cuộc, bạn đă ăn cơm, uống sữa và giao thiệp với người lớn và trẻ con trong xóm. Làm sao bạn có thể t́m được đạo giải thoát. Làm sao bạn có thể chỉ dạy cho chúng tôi về đạo giải thoát?
Siddhatta nh́n vào mắt sa môn Kondanna, ông hỏi:
- Sa-môn Kondanna, bạn đă quen biết tôi từ gần sáu năm nay. Trong thời gian ấy tôi đă từng nói dối bạn một lần nào chưa?
Kondanna giật ḿnh. Ông thẳng thắn nói:
- Sa môn Gotama nói đúng, Tôi chưa bao giờ từng nghe sa-môn nói một điều không phù hợp với sự thực.
- Vậy các bạn hăy nghe đây. Tôi đă t́m ra được Đạo Lớn rồi và tôi sẽ chỉ dạy cho các bạn. Các bạn là những vị sa môn đầu tiên trên đời được nghe giáo pháp mầu nhiệm mà tôi đă t́m ra. Giáo pháp này không phải là kết quả của suy luận. Giáo pháp này là hoa trái của thực chứng. Các vị hăy đem hết nhận thức thanh tịnh mà nghiêm chỉnh lắng nghe.
Giọng nói của Bụt mang uy lực tâm linh rất lớn khiến năm người đều tự động đổi thế ngồi, nghiêm chỉnh hướng về người. Họ chắp tay lại. Kondanna thành kính nói:
- Xin sa-môn Gotama đem hết ḷng xót thương mà dạy cho chúng tôi.
Bụt nghiêm trang mở lời:
- Nầy các vị sa môn, có hai thái cực mà người tu đạo nên tránh: một là lao ḿnh vào khoái lạc nhục thể, hai là hành hạ thân xác cho hao ṃn. Cà hai con đường đều đưa tới sự phá sản của thân tâm. Con đường mà tôi đă t́m ra là con đường trung đạo tránh được hai thái cực ấy và có thể đem đến trí tuệ, giải thoát và an lạc. Con đường đó là con đường Bát chánh: nhận thức chân chính, tư duy chân chính, ngôn ngữ chân chính, hành động chân chính, sinh kế chân chính, chuyên cần chân chính, niệm lực chân chính và định lực chân chính. Tôi đă theo con đường bát chánh đó và đă thực hiện được trí tuệ, giải thoát và an lạc.
Nầy các vị, sao gọi là chánh đạo? Sở dĩ gọi là chánh đạo v́ con đường này không phải là con đường trốn tránh đau khổ mà là con đường đối diện trực tiếp khổ đau để diệt trừ khổ đau. Con đường bát chánh này là con đường của sự sống tỉnh thức, v́ vậy chánh niệm là khởi điểm. Có chánh niệm th́ sẽ có chánh định, nghĩa là định lực có tác dụng đưa tới trí tuệ. Nhờ có niệm lực và định lực chân chính th́ nhận thức, tư duy, ngôn từ, hành động, sinh kế và sự chuyên cần cũng sẽ đi vào chánh đạo. Trí tuệ được phát sinh sẽ giải thoát được cho người hành giả tất cả mọi ràng buộc khổ đau và làm phát sinh nơi người hành gia nguồn an lạc chân chính.
Nầy các vị, có bốn sự thật mà người tu phải công nhận: sự có mặt của những nguyên nhân của các khổ đau ấy, sự chấm dứt khổ đau và con đường đi tới sự chấm dứt khổ đau. Bốn sự thật ấy là bốn sự thật mầu nhiệm, gọi là tứ diệu đế. Này các vị sa-môn, đây là sự thật thứ nhất: Khổ đau, sinh, già, bệnh và chết là khổ; buồn, giận ghen, tức, lo lắng, sợ hăi và thất vọng là khổ; chia cách người thân yêu là khổ, chung đụng với người ghét bỏ là khổ, tham đắm và kẹt vào năm uẩn là khổ.
Nầy các vị sa-môn, đây là sự thật thứ hai: nguyên nhân của khổ đau. V́ ngu muội, v́ không thấy và không hiểu được sự thật về bản thân và về cuộc đời cho nên con người bị những ngọn lửa của tham đắm, giận hờn, ghen tức, sầu năo, lo lắng sợ hăi và thất vọng đêm ngày đốt cháy và hành hạ.
Nầy các vị sa môn, đây là sự thật thứ ba: sự chấm dứt khổ đau. Đó là trí tuệ, là hiểu biết, là nhận thức được sự thật về bản thân và về cuộc đời. Trí tuệ này, cái thấy này đưa lại sự chấm dứt của mọi sầu đau và làm phát sinh niềm an lạc.
Nầy các vị sa môn, đây là sự thật thứ tư: con đường diệt khổ. Đó là con đường Bát chánh mà tôi đă tŕnh bày. Bản chất của Bát chánh đạo được nuôi dưỡng bằng nếp sống tỉnh thức hàng ngày, đó tức là chánh niệm. Chánh niệm đưa tới Định và Tuệ, có năng lực giải thoát con người khỏi mọi niềm đau và đem lại mọi an vui. Tôi sẽ hướng dẫn cho các vị từng bước trên con đường thực hiện này.

Trong khi Siddhatta giảng giải về bốn sự thật mầu nhiệm, sa-môn Kondanna bỗng thấy tâm ḿnh bừng sáng. Ông thấy được lập tức con đường giải thoát thật sự mà lâu nay ông t́m kiếm. Nét mặt ông rạng rỡ. Thấy thế, Bụt chỉ vào ông và nói lớn:
- Sa-môn Kondanna! Bạn đă hiểu! Bạn đă hiểu!
Kondanna chắp tay quỳ xuống bên ghế ngồi của Bụt. Ông thành kính nói:
- Sa-môn Gotama, xin thầy hăy nhận Kondanna này làm học tṛ của thầy. Kondanna biết rằng dưới sự chỉ dạy của thầy, Kondanna sẽ thành đạt nguyện lớn.
Bốn vị sa-môn kia thấy vậy cũng quỳ xuống cả dưới chân Bụt và chắp tay cầu xin Bụt nhận họ làm đệ tử. Bụt đỡ cả năm người dậy. Người bảo họ ngồi lên ghế. Người cũng ngồi xuống chỗ ngồi cũ của ḿnh. Bụt nói:
- Nầy quư vị! Bọn trẻ trong làng Uruvela đă đặt tên cho tôi là Bụt. Có lẽ quư vị cũng có thể dùng danh từ ấy để gọi tôi.
Kondanna hỏi lại:
- Bọn con nít gọi sa-môn Gotama là Bụt? Bụt có nghĩa là “người tỉnh thức"?
- Đúng như vậy, và chúng gọi con đường mà tôi t́m ra là “đạo tỉnh thức". Các thầy nghe có được không?
- Người tỉnh thức! Đạo tỉnh thức! Hay lắm! Hay lắm! Danh xưng vừa chính xác, vừa đơn giản và thân mật. Chúng con xin từ nay gọi thầy là Bụt và nền đạo lư mà thầy t́m ra là đạo Bụt. Đạo tỉnh thức. Đúng lắm, bởi v́ nếp sống tỉnh thức hàng ngày, như thầy nói, là căn bản cho sự tu hành.
Năm người đă đồng ư tôn sa-môn Gotama làm thầy, bây giờ đều đồng ư gọi sa-môn Gotama là Bụt.
Bụt mỉm cười nh́n họ:
- Xin các vị tinh tiến tu hành. Con đường đă t́m ra được. Nếu quư vị thực tập nghiêm chỉnh th́ chỉ trong ṿng ba tháng quư vị sẽ đạt tới quả vị giải thoát.

Bụt ở lại Isipatana một thời gian để dạy dỗ cho năm vị sa-môn. Họ vâng lời Bụt chấm dứt lối tu khổ hạnh. Mỗi ngày ba vị luân phiên cầm bát đi khất thực trong xóm. Trưa về, ba người san sẽ thức ăn xin được cho ba người ở lại, trong đó có Bụt. Bụt ở lại để hướng dẫn sự tu học cho mọi người. Năm vị tu học rất tinh tiến và ngày nào cũng đạt được nhiều tiến bộ.

Bụt dạy cho họ về tự tính vô thường và vô ngă của vạn vật. Người phân tích cho họ thấy năm uẩn đều như những ḍng sông luôn luôn trôi chảy và biến đổi, trong đó không có một cái ǵ có thể gọi là đồng nhất và bất biến. Năm uẩn tức là thân thể (sắc), cảm giác (thọ), tri giác (tưởng), tâm hành (hành) và nhận thức (thức).
Bụt dạy họ quán sát sự trôi chảy của năm ḍng sông ấy trong tự thân của mỗi người để có thể thấy được tính vô thường và vô ngă của chúng và của vạn hữu, và cũng để thấy những liên hệ mật thiết và mầu nhiệm giữa vũ trụ và bản thân ḿnh.
Nhờ sự tu học tinh chuyên, năm vị dần dần đạt được cái thấy mầu nhiệm. Người đầu tiên chứng ngộ là Kondanna. Rồi hai tháng sau là đến phiên Vappa và Bhaddhiya. Cuối cùng Mahanam và Assaji cũng đạt tới quả vị A-la-hán.

Bụt rất vui mừng. Người nói:
- Chúng ta đă có đoàn thể xứng đáng với tên gọi sangha, đoàn thể của những người biết sống cuộc đời tỉnh thức, rồi đây quư vị sẽ phải cùng với tôi đem những hạt giống của đạo tỉnh thức gieo rắc khắp mọi nơi.

 

chương hai mươi ba

Những Giọt Nước Cam Lồ

 

Bụt hay dậy sớm, và sau khi ngồi thiền, người ưa đi thiền hành ngoài trời giữa những hàng cây.
Một hôm đang đi thiền hành ngoài trời, Bụt thấy một người đi tới. Lúc ấy nắng chưa lên và trong sương mù h́nh dáng của cây cối và của người khách lạ kia không được tỏ rơ lắm. Bụt ngồi xuống một tảng đá gần đó. Người khách lạ đă đến gần. Người nầy chưa thấy Bụt nhưng Bụt đă thấy ông ta. Đó là một chàng thanh niên chừng ba mươi tuổi, dáng điệu thanh tú, chàng thanh niên vừa đi vừa lẩm bẩm cái ǵ trong miệng, khi anh ta tới gần. Bụt nghe anh ta lẩm bẩm: “Thật là đáng sợ, thật là ghê tởm”. Chàng thanh niên vẫn chưa thấy Bụt.
Bụt lên tiếng:
- Không có ǵ đáng sợ, không có ǵ ghê tởm.
Giọng Bụt vọng lên rành mạch và ôn tồn trong không khí mát lạnh của buổi mai. Chàng thanh niên giật ḿnh nh́n sang. Anh ta thấy Bụt ngồi thảnh thơi trên một tảng đá, phong thái thật ung dung và trầm tĩnh. Anh tuốt bỏ đôi dép, tiến tới trước Bụt và lạy xuống, rồi anh ngồi xuống trên một ḥn đá thấp bên cạnh Bụt, Bụt hỏi:
- Cái ǵ mà đáng sợ? Cái ǵ mà ghê tởm?
Chàng thanh niên bắt đầu kể chuyện ḿnh.
Anh ta tên là Yasa, con của một thương gia giàu có vào bậc nhất nh́ ở thành phố Baranasi. Yasa sống một cuốc sống giàu sang tột bực. Cha mẹ anh cưng ch́u anh và cung cấp cho anh đủ hết phương tiện để sống trong các thú vui của người giàu có: nhà cao, cửa rộng, châu báu, tiền bạc, rượu mạnh, kỹ nữ, tiệc tùng, cuộc vui ... Yasa là một người con trai biết suy nghĩ. Những năm gần đây, anh bắt đầu thấy lợm v́ cái nếp sống trác táng đó. Anh ta không c̣n cảm thấy lạc thú ǵ trong cuộc sống ấy.
Anh ta khao khát một đời sống lành mạnh, giống như một người bị nhốt lâu trong một căn pḥng kín mít khao khát khí trời. Cả đêm hôm qua, bạn bè anh ta quy tụ để ăn uống, đàn địch và nô đùa với bọn vũ nữ. Thức dậy lúc nửa đêm Yasa nh́n thấy cảnh tượng cac vũ nữ nằm ngă nghiêng, phơi bày những chân tướng không đẹp đẽ ǵ của họ, chàng cảm thấy không thể nào c̣n tiếp tục được cuộc sống trác táng này. Chàng khoác lên người một cái áo, luồn chân vào một đôi dép và mở cửa đi ra khỏi nhà. Chàng đi ra cổng trước. Mở cửa cổng trước, chàng đi mà không biết ḿnh đi đâu. Chàng cứ thế mà đi trong đêm khuya, và t́nh cờ Yasa đi về hướng vườn Lộc Uyển. Tới đây th́ trời vừa sáng và Yasa gặp Bụt.
Bụt dạy:
- Yasa cuộc đời đầy dẫy những khổ đau mà cũng đầy dẫy những hiện tượng tượng mầu nhiệm. Đắm ḿnh trong dục lạc, điều đó chỉ có thể tàn phá sức khỏe của h́nh hài cũng như của tâm hồn, và lại tạo thêm khổ đau cho ta. Nếu biết sống một cuộc đời lành mạnh, không bị vật dục lôi cuốn, ta có thể tiếp xúc với biết bao cảnh tượng mầu nhiệm trong cuộc đời. Yasa, con hăy nh́n những thân cây đứng trong sương mù này. Đó là những h́nh ảnh vừa đẹp đẽ vừa mầu nhiệm. Trăng, sao, sông, núi, ánh sáng mặt trời, tiếng chim hót, tiếng suối reo ... tất cả những biểu hiện đó của vũ trụ đều mầu nhiệm, đều đẹp đẽ, đều có thể cho ta những nguồn vui bất tận.
Những niềm vui này không phá hại sức khỏe của thân thể và của tâm hồn, trái lại c̣n nuôi dưỡng được cho thân thể và tâm hồn. Chính thân thể và tâm hồn con cũng là những hiện tượng mầu nhiệm, con thử nhắm mắt lại, thở ra thở vào vài ba hơi, rồi mở mắt ra xem. Con thấy không? Hai mắt của con có thể nh́n thấy cây, thấy sương, thấy trời, thấy tia nắng ấm; hai mắt của con thật mầu nhiệm, v́ không tiếp xúc được với hiện hữu mầu nhiệm nên đă có lúc con chán ghét ngay cả thân thể con và tâm hồn con. Có người chán ghét thân thể họ, tâm hồn họ và chán ghét luôn cả cuộc đời cho nên đă đi tự tử. Họ không biết rằng vạn hữu cũng là mầu nhiệm. Họ chỉ thấy được mặt khổ đau của vạn hữu, nhưng khổ đau không phải là bản chất của vạn hữu. Khổ đau là do thái độ sống và do cách nh́n sai lạc của con người mà có ...
Yasa là một chàng trai rất thông minh, những lời của Bụt như những giọt nước mát tưới vào tâm hồn khô cạn của chàng. Rất sung sướng, chàng quỳ xuống dưới chân Bụt và xin được làm học tṛ xuất gia của Bụt.
Bụt đỡ Yasa lên. Người nói:
- Người xuất gia sống một cuộc đời thanh bạch và khiêm cung, không nắm giữ tiền bạc, ngủ trong am lá hoặc dưới gốc cây, ăn bất cứ thức ăn nào xin được và mỗi ngày chỉ ăn một bữa. Con có thể sống như vậy được không?
- Lạy thầy, con có thể sống như vậy được.
Bụt nói:
- Người xuất gia tu học cần phai đem hết tâm tư và nghị lực để hoàn thành sự nghiệp giải thoát của ḿnh, để có thể giúp đời và giúp người, làm vơi bớt những khổ đau trong sự sống, con có phát nguyện đi theo con đường ấy không?
- Lạy thầy, con xin phát nguyện đi theo con đường mà thầy chỉ dạy.
- Vậy ta sẽ cho con xuất gia. Người xuất gia tu học trong giáo đoàn ta sẽ được gọi là bikkhu, nghĩa là người khất sĩ. Mỗi ngày đi xin thực phẩm là để tự nuôi sống ḿnh, để tập đức khiêm cung, và cũng để có cơ hội tiếp xúc với con người mà hướng dẫn họ trên con đường đạo hạnh.
Vừa lúc ấy năm vị sa môn khất sĩ học tṛ của Bụt cũng ra tới. Yasa đứng dậy cung kính chào mọi người. Bụt giới thiệu năm thầy với Yasa, rồi hướng về thầy Kondanna, Bụt nói:
- Thầy Kondanna, đây là Yasa, một người trẻ tuổi có chí nguyện xuất gia. Tôi đă ưng thuận, vậy cúi xin thầy chỉ dạy cho Yasa về cách mang y, ôm bát, đi khất thực, điều phục hơi thở, ngồi thiền và đi kinh hành. Yasa, con đi theo thầy Kondanna đi.
Yasa cúi chào Bụt. Thầy Kondanna đưa chàng vào tịnh xá, xuống tóc cho chàng. Thầy trao cho Yasa một cái y và một cái bát và dạy cho chàng cách mang y và cầm bát. Y bát này đă được cúng dường cho thầy từ lâu, nhưng v́ có sẵn y bát cũ, thầy chưa bao giờ dùng tới.

Chiều hôm ấy, vị trưởng giả thân sinh của Yasa t́m tới vườn Lộc Uyển. Cha của chàng cho người đi lùng chàng khắp nơi. Có một gia nhân theo vết dép của Yasa và t́m tới được vườn Lộc Uyển. Anh ta thấy được đôi dép bằng vàng của tiểu chủ nằm bên một chiếc ghế đá. Vào hỏi thăm, anh ta biết là tiểu chủ của ḿnh đang có mặt tại đây. Anh vội vă về báo tin.
Ông thân sinh của Yasa t́m tới vườn Lộc Uyển và được gặp Bụt đang ngồi trên tảng đá. Ông ta đến làm lễ người rồi chắp tay hỏi:
- Bạch sa môn, ngài có thấy Yasa con của con không?
Bụt chỉ chiếc ghế đá bên cạnh người:
- Mời ông ngồi xuống đây. Yasa đang ở trong tịnh xá. Nó sẽ ra đây bây giờ.
Ông thân sinh của Yasa ngồi xuống, Bụt kể cho ông ta nghe về những ǵ đă xảy ra sáng nay. Bụt cũng nói cho ông ta nghe về tâm sự của Yasa và những khao khát của chàng. Người kết luận:
- Yasa là một người con trai thông minh và có chí khí. Nó đă t́m ra được nẻo thoát cho tâm hồn nó, và hiện tại đă có niềm tin và sự an lạc. Xin ông mừng cho nó.
Tiếp theo, Bụt dạy cho ông ta về cách sống tỉnh thức để tránh bớt những khổ đau và phiền muộn, và cũng là để tạo sự an lạc cho ḿnh và cho những người chung quanh. Nghe Bụt nói, tâm của ông càng lúc càng như sáng ra. Ông đứng dậy chắp tay cầu Bụt cho ông ta làm học tại gia của người. Bụt lặng yên. Một lát sau, người nói:
- Học tṛ của tôi là những người biết sống đơn giản, tỉnh thức, biết tránh sự giết hại sinh vật, biết tôn trọng tư hữu của kẻ khác, biết tránh việc tà dâm, biết nói lời chân thật và tránh việc rượu chè say sưa. Này trưởng giả, nếu ông thấy ông có thể theo được con đường đó th́ tôi chấp nhận ông là học tṛ tại gia của tôi.
Ông thân sinh của Yasa quỳ xuống trước mặt Bụt. Ông chắp tay thành kính nói:
- Con xin nương tựa nơi thầy, xin thầy chỉ đường đưa lối cho con trong cuộc đời này. Con xin nguyện làm đệ tử tại gia của thầy cho đến này con nhắm mắt ĺa bỏ cuộc đời.
Bụt đỡ vị trưởng dậy. Khi đứng lên, vị trưởng giả trông thấy Yasa đứng hầu sau lưng Bụt. Yasa trong y phục của một người xuất gia, râu tóc cạo sạch. Vị khất sĩ mới chắp tay lại thành búp sen, cung kính chào cha, và miệng chàng mỉm cười. Thần sắc Yasa tỉnh táo và sáng rỡ. Vị trưởng giả chưa bao giờ thấy con ḿnh tươi vui và hạnh phúc như thế. Ông chắp tay lại đáp lễ, rồi ông nói:
- Mẹ của con đang sầu đau và lo lắng ở nhà.
Yasa đáp:
- Con sẽ về thăm mẹ con, nhưng con đă phát nguyện theo Bụt sống đời giải thoát và phục vụ chúng sanh.
Vị trưởng giả hướng về Bụt:
- Lạy Bụt, con xin thỉnh ngài và các vị khất sĩ đệ tử xuất gia của ngài trưa mai đến thọ trai tại nhà con. Xin để cho người đệ tử mới của ngài đi theo làm thị giả cho ngài. Chúng con sẽ rất sung sướng được cúng dường một bữa cơm cho các vị khất sĩ tại nhà và cũng sẽ rất sung sướng được nghe lời giáo huấn quư báu của ngài về đạo giải thoát.
Bụt quay lại nh́n Yasa. Hai mắt của người khất sĩ mới tu lấp lánh. Bụt gật đầu chấp thuận lời thỉnh cầu của trưởng giả.

Sáng hôm sau, Bụt cùng sáu vị khất sĩ đến thọ trai tại nhà ông trưởng giả. Mẹ của Yasa thấy con mừng rơi nước mắt. Bụt và sáu vị đệ tử xuất gia được mời ngồi trên những chiếc ghế có trải tọa cụ. Mẹ của Yasa tự tay dâng cúng thực phẩm vào bát của Bụt và vào bát của sáu vị khất sĩ. Bữa cơm diễn ra trong yên lặng. Cha mẹ của Yasa và các người hầu cận kính cẩn đứng hầu, không ai dám nói với ai một lời nào. Bữa cơm kết thúc. Sau khi bát đă được rửa, nước uống đă được dâng lên, vợ chồng ông trưởng giả chắp tay làm lễ Bụt và ngồi xuống trên những chiếc ghế thấp phía trước mặt người. Bụt bắt đầu giảng cho họ nghe về nội dung của năm giới. căn bản tu học của người đệ tử tại gia. Bụt nói:
- Người học theo con đường tỉnh thức th́ phải biết vun bồi sự hiểu biết (Trí) và t́nh thương yêu (Bi) của ḿnh. Năm giới tức là cách thức sống để thực hiện từ bi và trí tuệ.
Giới thứ nhất là tránh việc tàn hại sinh mạng. Chúng sinh loài nào cũng tham sống sợ chết, v́ vậy nếu ta thực sự học theo đạo hiểu biết và thương yêu th́ ta phải giữ giới không sát sanh. Không những ta không được sát hại con người mà ta c̣n cố gắng đến mức tối đa để tránh sự sát hại các loài cầm thú. Giữ giới này là một cách nuôi dưỡng từ bi và trí tuệ rất hiệu quả.
Giới thứ hai là không gian lận trộm cắp. Ta không có quyền xâm phạm vào tư hữu của kẻ khác, và không làm giàu bằng cách lợi dụng sự khờ dại và bóc lột sức lao động của kẻ khác, trái lại ta phải biết t́m cách giúp đỡ những kẻ khốn khổ những phương tiện để họ có thể tự lực mưu sinh.
Giới thứ ba là không tà dâm, nghĩa là không xâm phạm đến tiết hạnh của những người khác và hết ḷng trung thực với người vợ hoặc người chồng của ḿnh.
Giới thứ tư là không nói dối, nghĩa là không nói những lời trái với sự thật, không xuyên tạc, chửi rủa, không dùng lời nói để gây thù hận và loan truyền những tin mà ḿnh không chắc là có thực.
Giới thứ năm là không say sưa, không dùng những chất ma túy và kích thích như thuốc phiện và rượu.
Nếu ta sống theo được tinh thần của năm giới này, ta sẽ tránh được cho bản thân, gia đ́nh ta và bạn bè ta mọi đau khổ và đổ vỡ. Ta sẽ thấy đời ta tươi sáng và hữu ích lên gấp trăm lần.
Trong khi Bụt nói, bà mẹ của vị khất sĩ trẻ Yasa rất sung sướng. Bà thấy được cánh cửa hạnh phúc mở rộng trước mặt bà. Bà biết chồng ḿnh đă được Bụt chấp nhận là đệ tử tại gia của người, và điều đó làm bà hân hoan vô hạn. Bà quỳ xuống chắp tay lại và cầu xin Bụt cho bà làm đệ tử tại gia.

Sau đó, Bụt và sáu vị khất sĩ trở về vườn Lộc Uyển.

 

chương hai mươi bốn

Hăy Đi Như Những Con Người Tự Do

 

 

Tin Yasa đi xuất gia bắt đầu được loan truyền trong giới bạn hữu của chàng. Bốn người bạn thân nhất của Yasa là Vimala, Subahu, Punnaji và Gavampati, một hôm rủ nhau t́m tới vườn Lộc Uyển. Trên đường đi, Subahu nói:
- Nếu Yasa chịu đi tu, th́ ông thầy của Yasa phải là một người rất giỏi và giáo pháp của ông ta phải là một giáo pháp thâm diệu. Tôi biết Yasa ít phục ai lắm.
Vimala trả lời:
- Không chắc như thế, có thể là Yasa bốc đồng đi tu một thời gian mà thôi. Sáu tháng hay một năm sau anh chàng hoàn tục cũng chưa biết chừng.
Gavampati nói:
- Anh Vimala coi thường Yasa quá. Tôi thấy tánh Yasa trầm lặng và anh ta thường suy nghĩ chín chắn lắm.
Bốn người vào gặp Yasa. Yasa đem các bạn ḿnh tới giới thiệu với Bụt. Yasa bạch:
- Lạy Bụt, bốn người bạn này của con đều là những người tốt. Xin Bụt đem ḷng thương mở mắt cho họ thấy được con đường giải thoát.
Bụt ngồi nói chuyện với bọn trẻ. Vimala ban đầu c̣n có vẻ hồ nghi nhưng càng nghe Bụt nói chàng càng thấy thấm. Cuối cùng Vimala đề nghị với các bạn xin Bụt cho cả bốn chàng xuất gia theo Yasa.
Bốn chàng trai trẻ quỳ xuống chắp tay cầu Bụt để được xuất gia. Thấy cả bốn người đều nhiệt thành và thiết tha, Bụt ưng thuận. Người giao cả bốn chàng cho khất sĩ Kondanna dạy dỗ.

Bạn bè cũ của vị khất sĩ Yasa đông có tới hàng trăm người. Tin Yasa và bốn người bạn thân đi tu chẳng mấy chốc mà đă được truyền ra khắp chốn. Hơn một trăm hai chục người đă tập họp về nhà của Yasa và cùng rủ nhau đến vườn Lộc Uyển để thăm hỏi. Họ đều là những người trai trẻ, tuổi từ hai mươi tới ba mươi. Đó là vào một buổi sáng đẹp trời. Nghe tin họ đến thăm, khất sĩ Yasa ra đón họ tận ngoài cổng. Thầy thuật cho họ trường hợp đi xuất gia của ḿnh và nói với họ về Bụt. Cuối cùng, thầy đưa tất cả một trăm hai mươi người bạn vào yết kiến người.
Một trăm hai mươi người trẻ vây quanh, Bụt bắt đầu nói chuyện về con đường thánh thiện, có khả năng đưa tới sự diệt khổ và đem lại an lạc. Người kể sơ lược về thân thế và hành tŕnh t́m đạo của người, và nói đến chí nguyện cứu người giúp đời của tuổi trẻ. Một trăm hai mươi người trai trẻ ngồi nghe Bụt một cách say mê. Cuối cùng, năm mươi người trong đám đông đó xin phép được ở lại xuất gia tu đạo.
Trong số bảy mươi chàng thanh niên c̣n lại, có nhiều người cũng muốn xuất gia, nhưng họ c̣n kẹt bổn phận gia đ́nh; người th́ có cha, người th́ có mẹ, người th́ có vợ và con.
Yasa thỉnh Bụt chấp nhận lời thỉnh cầu của năm mươi người bạn. Bụt bằng ḷng. Rất sung sướng, Yasa bạch với thầy:
- Ngày mai, con xin Bụt cho cho con được về nhà con để khất thực. Con sẽ có dịp nói chuyện với song thân con về việc cúng dường y mới và bát mới cho những vị tân khất sĩ.

Tại vườn Lộc Uyển, từ hôm đó ngoài Bụt đă có cả thảy sáu mươi vị khất sĩ. Bụt ở lại vườn Lộc Uyển thêm ba tháng nữa để dạy dỗ và hướng dẫn đại chúng xuất gia. Trong thời gian ấy hàng trăm vị cư sĩ đă đến vườn Nai để xin Bụt chấp nhận cho làm đệ tử cư sĩ.
Bụt dạy các vị khất sĩ về phép quán niệm hơi thở, quán niệm về thân thể, về cảm giác, về tri giác, về tâm ư và về đối tượng của tâm ư. Người cũng dạy phương pháp quán chiếu tự tính duyên khởi của vạn hữu trong thế giới hiện tượng.
Phép duyên khởi là một phép quán rất quan trọng trong công tŕnh tu tập. Vạn vật nương vào nhau để phát hiện, tồn tại rồi ẩn diệt; chính v́ nương vào nhau nên mọi vật mới có thể có mặt và v́ vậy trong cái một, có cái tất cả, và cái tất cả cũng không thể có mặt nếu cái một không có mặt.
Phép quán duyên khởi này là cánh cửa, do đó người tu thoát được ra khỏi sinh tử. Phép quán duyên khởi cũng có công năng phá trừ những định kiến lâu đời như định kiến vũ trụ đă được một nguyên do đầu tiên sinh khởi, dù nguyên do đó là một vị thần linh hay là một chất liệu làm căn bản cho hiện hữu như đất, nước, lửa hay là không khí.
Với t́nh thương, với ư thức trách nhiệm của một bậc thầy, cũng như của một anh cả, Bụt chăm sóc và dạy dỗ sáu mươi vị khất sĩ một cách tận t́nh. Người lại giao phó cho năm người đệ tử đầu trách nhiệm d́u dắt các vị khất sĩ mới học. Kondanna d́u dắt hai mươi vị. Bốn người khác, Bhaddiya, Vappa, Mahana và Assaji, mỗi người d́u dắt mười vị. Đại chúng bước những bước rất vững và mạnh trên con đường tu học.

Khi thấy phần lớn các vị khất sĩ dưới sự hướng dẫn của ḿnh đă có được bản chất và tư cách của những người hành đạo, Bụt tập hợp đại chúng và nói:
- Các vị khất sĩ, xin hăy nghe tôi nói. Chúng ta là những con người tự do, không vướng bận và không bị ràng buộc vào bất cứ một cái ǵ. Quư vị đă biết đường đi. Quư vị hăy tinh tiến dũng mănh bước trên con đường ấy. Quư vị có thể rời khuôn viên Lộc Uyển. Hăy đi như những con người tự do để mang ánh sáng của đạo tỉnh thức đến tận những chốn hang hố thẳm. Đi để gieo rắc hạt giống giải thoát và giác ngộ. Đi để đem an lạc đến cho con người. Quư vị hăy dạy đạo lư giải thoát, nền đạo lư đẹp đẽ từ đầu đến cuối, từ h́nh thức cho đến nội dung. Nhân gian sẽ thừa hưởng được công tŕnh hoằng pháp của quư vị, c̣n tôi, tôi cũng sẽ lên đường. Trong ít lâu nữa, tôi sẽ đi về phương Đông. Tôi muốn về thăm cội bồ đề và các em bé ở thôn Uruvela, và sau đó tôi sẽ về thăm một người bạn tri kỷ ở Rajagaha.
Các vị khất sĩ nghe theo lời Bụt dạy. Một số lớn khoác y và mang bát lên đường hành hóa.
Chỉ c̣n mươi thầy ở lại vườn Lộc Uyển với Bụt.

Nhưng từ mấy tháng nay, tại hai vương quốc Kasi và Magadha, nhiều người đă nghe nói tới Bụt và các đệ tử của người. Họ nghe nói có một vị hoàng tử ḍng họ Sakya đi tu đă thành đạo và đang giảng dạy tại vườn Lộc Uyển gần thành Baranasi. Nghe tin này nhiều vị sa-môn từng tu tập lâu ngày mà chưa đạt ngộ được ǵ rất lấy làm phấn khởi.
Từ nhiều địa phương khác nhau họ t́m về Isipatana. Nh́ều người đă sung sướng được nghe Bụt thuyết pháp và đă phát nguyện sống đời xuất gia dưới sự chỉ dạy của người.
Các vị khất sĩ học tṛ của Bụt đi hoằng hóa mọi nơi cũng đă bắt đầu đưa về vườn Lộc Uyển rất nhiều thanh niên muốn được xuất gia. Số lượng học tṛ xuất gia của Bụt v́ vậy lại tăng lên rất chóng.
Một hôm Bụt tập họp đại chúng lại. Người nói:
- Các vị khất sĩ! Tôi nghĩ rằng tôi không cần trực tiếp làm lễ thọ giới xuất gia cho tất cả những ai muốn sống đời sống phạm hạnh theo con đường tỉnh thức. Nếu bất cứ ai muốn xuất gia đều phải về vườn Lộc Uyển gặp tôi, th́ điều đó sẽ gây ra nhiều bất tiện. Điều bất tiện thứ nhất là các thầy phải bỏ dỡ công việc hoằng hóa để đưa người giới tử về tận đây.
Điều bất tiện thứ hai là người giới tử không được thọ giới ngay tại chỗ cư trú của ḿnh với sự có mặt của bạn bè và những người thân thuộc, trái lại phải đi đường dài có khi mất cả mười mấy ngày mới tới được đây.
Điều bất tiện thứ ba là tôi bị bắt buộc ở tại đây măi măi. Tôi cũng là một con người tự do như quư vị, và tôi cũng muốn được tự do đi đâu th́ tùy ư tôi. V́ vậy tôi nghĩ rằng các thầy có thể làm lễ truyền giới xuất gia cho những giới tử nào hợp đủ điều kiện, và làm lễ ngay tại địa phương hành đạo của ḿnh.
Đại đức Kondanna đứng lên chắp tay:
- Lạy Bụt, như vậy th́ xin Bụt dạy cho chúng con phương pháp làm lễ xuất gia cho người phát tâm tu học để chúng con có thể làm lấy khi trường hợp xảy ra.
Bụt nói:
- Th́ quư vị đă từng thấy tôi làm lễ xuất gia cho nhiều người rồi. Quư vị cũng có thể làm như thế.
Vị khất sĩ Assaji đứng dậy tŕnh bày:
- Lạy Bụt, nhân cách của Bụt rất lớn, thành ra người không cần phải có nghi thức rườm ra, nhưng đối với chúng con, một nghi thức tối thiểu để sử dụng trong lúc làm xuất gia rất là cần thiết. Sư huynh Kondanna, xin sư huynh đề nghị một nghi thức đi. Có Bụt ở đây, người sẽ chỉ dạy cho chúng ta thêm.
Khất sĩ Kondanna im lặng một lát để suy nghĩ, rồi ông lên tiếng:
- Lạy Bụt, theo con th́ việc trước tiên là phải cho người giới tử cạo sạch râu tóc. Sau đó, giới tử được dạy cho cách mặc áo ca-sa. Khi mặc ca-sa vào rồi, giới tử phải vạch trần vai bên phải ra theo nghi lễ và quỳ xuống trước mặt vị khất sĩ truyền giới. Vị khất sĩ này bây giờ là đại diện cho Bụt, v́ vậy, giới tử quỳ xuống dưới chân người là phải. Chắp tay lại thành búp sen, giới tử đọc:
- "Con nương tựa Bụt, người đưa đường chỉ lối cho con trong cuộc đời này. Con về nương tựa Pháp, con đường của t́nh thương và sự hiểu biết. Con về nương tựa Tăng, đoàn thể của những nguyện sống cuộc đời tỉnh thức". Lặp lại ba lần như vậy th́ giới tử trở nên một vị khất sĩ trong giáo đoàn của Bụt. Lạy Bụt, con mạo muội đề nghị như thế, không biết con có phạm vào lầm lỗi nào không?
Bụt dạy:
- Nghi thức thầy đề nghị hay lắm. Vậy tôi xin xác định với đại chúng; quư vị đọc ba lần tam quy dưới chân một vị khất sĩ th́ có thể trở nên một vị khất sĩ.
Đại chúng hoan hỷ tuân theo lời Bụt dạy.

Sau đó mấy hôm, vào một buổi sáng đẹp trời. Bụt khoác áo, cầm bát, một ḿnh rời khỏi vườn Lộc Uyển. Người hướng về phương Nam, t́m lối vượt sông Hằng để đi về vương quốc Magadha.

 

chương hai mươi lăm

Đỉnh Cao Của Nghệ Thuật

 

 

Con đường này Bụt đă từng đi. Người đi thong thả và ngắm nh́n cảnh vật.
Trời gần trưa, người ghé khất thực ở một xóm ven đường, rồi người mang bát đi vào một khu rừng yên tĩnh gần đó để thọ trai. Thọ trai xong, Bụt đi kinh hành trong rừng và sau đó người t́m một gốc cây im mát ngồi xuống để tĩnh tọa. Được sống trở lại một ḿnh trong rừng, Bụt rất hoan hỷ.
Người ngồi tĩnh tọa được hồi lâu th́ thấy một đám thanh niên đi ngang. Đây chắc là những thanh niên con nhà khá giả, bởi v́ người nào cũng ăn mặc tươm tất sạch sẽ. Họ vào khoảng ba mươi người. Nhiều người cầm nhạc cụ trong tay. Thấy Bụt, họ ngưng lại, thanh niên đi đầu cúi chào và hỏi người:
- Sa-môn, ông có thấy một cô gái mới chạy ngang qua đây không?
Bụt hỏi lại:
- Các bạn t́m cô gái ấy để làm ǵ?
Người thanh niên kể lại đầu đuôi câu chuyện. Bọn họ đều là dân thành phố Banarasi. Họ vào rừng nầy từ sáng để tổ chức một cuộc vui. Họ có đem theo nhiều nhạc cụ và một cô vũ nữ. Sau khi đàn hát, múa nhảy và ăn uống, cả bọn đều t́m chốn ngă lưng để ngủ trưa. Trong khi mọi người ngủ trưa, cô gái đă đánh cắp một số những đồ châu báu trang sức của bọn con trai và bỏ đi mất. Các chàng trai thức dậy thấy thế rủ nhau đi lùng bắt cô gái.
B
ụt nh́n các chàng trai và trầm tĩnh nói:

- Nầy các bạn, trong giờ phút này các bạn nên đi t́m cô gái hay là nên đi t́m chính các bạn?
Các cậu con trai ngạc nhiên. Phong thái của ông thầy tu đă đặc biệt mà câu hỏi của ông ta cũng đặc biệt. Câu hỏi đó làm các cậu giật ḿnh. Họ rủ nhau ngồi xuống, vây quanh Bụt. Chàng trai đầu đàn nói:
- Bạch sa-môn, có lẽ chúng con nên đi t́m chúng con trước.
Bụt nói:
- Sự sống chỉ có mặt trong giây phút hiện tại, nhưng tâm ta ít khi chịu an trú trong giây phút hiện tại. Tâm ta hay ưa trở về quá khứ hoặc vọng đến tương lai. Ta cứ tưởng ta là ta, nhưng quả thực ta chưa hề thực sự tiếp xúc ta với ta, bởi v́ tâm ta cứ rong ruổi chạy theo những ảo ảnh của quá khứ và của vị lai. Chỉ có một phương cách duy nhất để tiếp xúc với sự sống đích thực: đó là trở về với giây phút hiện tại. Nếu các em biết trở về với giây phút hiện tại th́ các em trở nên tỉnh thức, và lúc đó các em mới có cơ hội t́m được các em. Các em hăy nh́n những đọt lá xanh và ánh sáng mặt trời đang lọc qua những đọt lá ấy. Các em đă từng có dịp thật sự ngắm nh́n màu xanh của lá cây trong trạng thái trầm lặng và tỉnh thức của tâm tư chưa. Màu xanh ấy là một khía cạnh vi diệu của sự sống. Nếu các em chưa bao giờ thực sự nh́n màu xanh ấy th́ bây ǵờ đây các em hăy thử nh́n đi.
Các chàng thanh niên yên lặng. Theo ngón tay trỏ của Bụt, họ ngước nh́n những ngọn lá xanh đang run nhẹ dưới làn gió thoảng của buổi trưa hè. Một lát sau, Bụt quay lại với chàng trẻ tuổi ngồi gần bên người, và nói:
- Em có ống sáo, vậy em hăy thổi sáo đi.
Chàng thanh niên hơi ngạc nhiên một chút, nhưng cũng lấy sáo ra. Ngồi lại ngay ngắn, anh ta đưa sống sáo lên thổi. Mọi người lắng nghe. Tiếng sáo đượm buồn như tiếng than khóc của một cuộc t́nh duyên lỡ dỡ. Trong khi anh thổi sáo, mắt Bụt không rời khỏi anh.
Khúc sáo chấm dứt. Rừng trưa đượm buồn. Mọi người im lặng, Bụt cũng im lặng.
Bỗng nhiên người thanh niên thổi sáo quay lại, cầm đưa ống sáo cho Bụt:
- Sa-môn, ngài thổi sáo đi.
Bụt mỉm cười. Tất cả các chàng trai đều cười rộ. Ai cũng cho anh chàng là ngộ nghĩnh. Đă có ai đưa ống sáo để bảo một vị sa-môn thổi bao giờ.
Nhưng Bụt đă đưa hai tay tiếp nhận ống sáo. Mọi người đều nh́n về vị sa-môn, sự ṭ ṃ trong mỗi người được kích thích.
Bụt thở những hơi thở thật dài và thật nhẹ, rồi người nâng ống sáo lên ngang miệng.
H́nh ảnh người con trai thổi sáo năm xưa trong vườn Thượng Uyển thành Kapilavatthu hiện ra trong Bụt. Đó là một đêm trăng. Đó là bà Maha Pajapati ngồi trên ghế đá đang im lặng lắng nghe. Đó là Yasodhara với đỉnh trầm thơm mới đổi.
Bụt bắt đầu thổi sáo.
Tiếng sáo nhẹ như một làn khói nhỏ lơ lửng và nhẹ nhàng đi lên từ một mái tranh nghèo nào đó ở ngoại thành Kapilavatthu trong giờ nấu cơm chiều. Rồi làn khói bỗng nhiên tỏa rộng trên không gian như một đám mây.
Đột nhiên đám mây biến h́nh thành một đóa hoa sen ngàn cánh, mỗi cánh hoa một màu sắc khác nhau lấp lánh trong ánh nắng chiều. Đột nhiên một người thổi sáo biến thành một ngàn người thổi sáo, tất cả những mầu nhiệm của vũ trụ đều được chế biến thành âm thanh, âm thanh muôn màu muôn sắc, âm thanh khi th́ nhẹ như gió thoảng, khi th́ mau như tiếng mưa rào, khi th́ trong như tiếng hạc, khi th́ đậm đà như tiếng ru con, khi th́ sáng rỡ như ngọc lưu ly, khi th́ hùng vĩ như tiếng hải triều, khi th́ im lặng như nụ cười của người đă thoát ly được sự hơn thua c̣n mất. Chim chóc trong rừng đă im hơi lặng tiếng và gió chiều cũng đang thổi ŕ rào trong lá. Rừng được bao phủ bởi một không gian thanh tịnh, an lạc và nhiệm mầu. Tất cả các chàng thanh niên ngồi bên Bụt đều trở nên tỉnh táo một cách kỳ lạ. Họ hoàn toàn sống trong giây phút hiện tại, tiếng sáo đưa họ về với những mầu nhiệm của giây phút hiện tại. Họ có rừng cây, họ có Bụt, họ có tiếng sáo, họ có nhạc, họ có bản thân họ. Tiếng sáo đă chấm dứt, nhưng tiếng sáo vẫn c̣n, không có chàng thanh niên nào nghĩ tới cô vũ nữ và những châu ngọc bị đánh cắp.
Họ ngồi yên lặng rất lâu. Cuối cùng chàng thanh niên thổi sáo lên tiếng hỏi Bụt:
- Sa-môn, thầy thổi sáo thật hay, con chưa bao giờ nghe ai thổi sáo diệu kỳ như vậy. Thầy đă học với ai? Con có thể theo thầy để học thổi sáo được không?
Bụt mỉm cười:
- Hồi nhỏ, tôi đă học thổi sáo, nhưng bảy năm nay tôi không có dịp thổi. Đây là lần thứ nhất tôi thổi sáo trở lại sau bảy năm, nhưng tiếng sáo bây giờ lại có chất liệu hơn tiếng sáo ngày trước.
- Tại sao thế, thưa sa-môn? Tại sao sau bảy năm không tập dượt mà tiếng sáo thầy lại hay hơn?
- Thổi sáo hay không phải là chỉ do tập dượt nhiều. Sở dĩ tôi thổi được hay hơn ngày xưa là tại v́ tôi đă t́m được chính tôi. Nghĩa là tôi đă t́m ra được đạo giác ngộ. Em không thể đạt được tới chỗ tuyệt vời của nghệ thuật nếu em không lên tới được chỗ tuyệt cùng của tâm linh. V́ vậy nếu em muốn thổi sáo hay th́ em phải tu học theo con đường tỉnh thức.
Rồi Bụt bắt đầu giảng cho các chàng thanh niên về đạo giác ngộ, về bốn sự thật và con đường Bát Chánh. Ba mươi người thanh niên nghe người giảng đều được tỏ ngộ. Tất cả đều quỳ xuống tỏ ư xin làm môn đệ xuất gia của người.
Bụt vui ḷng làm lễ xuất gia họ ngay tại chỗ, và bảo ba mươi chàng thanh niên t́m ngay về vườn lộc Uyển để gặp đại đức Kondanna, Ngựi dặn họ tŕnh bày tự sự với thầy Kondanna và xin thầy cho cạo bỏ râu tóc, khoác áo khất sĩ và thọ lănh những lời chỉ dẫn tu học. Người bảo trong một tương lai gần họ sẽ được gặp lại người.

Đêm ấy, Bụt nghỉ trong rừng. Sáng hôm sau, người vượt sông Hằng, rồi theo bờ sông đi về phương Đông. Người dự định sẽ ghé thăm bọn trẻ tại thôn Uruvela, trước khi đi về Rajagaha gặp vua Bimbisara theo lời hứa cũ.

 

 

hết phần 8, xem tiếp phần 9