PHẦN HAI

 

 

 

 

 

 

 

Hạt Cát

 

Gửi Thầy Trí Chơn và Đạo Hữu Trần Quang Thuận để kỷ niệm những ngày phục vụ đạo pháp và quê hương trong hội nghị Phật giáo tại  Colombo, Tích Lan

 

Ta là hạt cát ḍng sông

Trôi về biển cả mênh mông đất trời

Tháng ngày tỏa rộng mù khơi

Nước trong, cát trắng một đời mênh mang

 

Ta là một hạt cát vàng

Nằm yên giữa biển muôn ngàn năm sau

Trùng trùng sóng vỗ ḷng đau

Biển ơi, có giữ nguyên màu cát không

 

Ta là hạt cát biển đông

Đêm ngày thao thức măi trông lối về

Nh́n trăng, thấy rơ đường quê

Mây bay một nẻo gió về một phương

 

Ta là hạt cát đại dương

Ṿng quanh trái đất quê hương mịt mù

Ra đi cho đến bao giờ

Ngày về sáng ấy ước mơ chẳng sờn

 

Ta là hạt cát cỏn con

Muôn năm thế kỷ sắc son một ḷng

Biển đời vượt hết long đong

Trần gian ai đọc đôi ḍng tâm tư

 

Băi biển Colombo chiều 11 tháng 6 năm 1982

 

Nhớ Ân Sâu

 

Như hoa nở giữa ngày xuân

Như chim hót giữa cơi rừng mênh mông

Ngày Phật Đản rộng vô cùng

Hai ngàn năm trước vẫn không đổi đời

 

Lâm T́ Ni măi xinh tươi

Vô Ưu hoa nở muôn đời c̣n đây

Ngày xưa về lại chốn này

Sáng nay quỳ xuống chắp tay nguyện cầu

 

Ngày Phật Đản nhớ ân sâu

Hương trầm tỏa rộng nhiệm mầu Pháp âm

Sắc không độ kẻ luân trầm

Kiếp người mộng ảo duy tâm trường tồn

 

Cúi đầu ngưỡng lạy Từ Tôn

Mặc cho dâu bể dập dồn thế nhân

Ra đời trong một hóa thân

Ta Bà thị hiện giáng trần độ sinh

 

Xin về nhóm lửa tâm linh

Sưởi hồn ấm lại: Lời kinh sáng này

Trùng trùng điệp điệp chắp tay

Nhớ ân Phật độ tháng ngày b́nh an.

Kỷ niệm Phật Đản 2526

 

Bước Đi

 

Dấu chân in mặt cát

Người đi mây trông theo

Cuộc đời là sa mạc

Biển đời thuyền nhổ neo

 

 

Vu Vơ

 

Mây bay qua thành phố

Trời xuống tận tam quan

Ai ngồi trên bực gỗ

Nh́n kiến ḅ lang thang

 

Tụng Kinh

 

Mở ra Tam Tạng kinh

Ta ngồi đọc một ḿnh

Trăng soi sao từng chữ

Giữa đất trời lặng thinh

 

Thiền Sư

 

Thiền sư đi trên đường

Áo rộng đầy t́nh thương

Thời gian không níu lại

Cười vang suốt đêm trường

 

Malibu

 

Anh ngồi trên phiến đá

Sóng nước ngút ngàn dâng

Tôi ngồi bên cạnh đó

Ngàn năm rồi bâng khuâng

July 18/83

 

Đường Hollywood

 

Thấy không, sao rụng lề đường

Tên ai gắn bó đang vương kiếp này

Ngh́n năm c̣n đó mây bay

Đôi chân bước măi tháng ngày nghe đau

 

Nơi đây sáng chói sắc màu

Nhân gian rộn rịp hồn đau bao lần

Lại qua những dấu phù vân

Người ơi, có thấy tinh thần độc tôn

 

“Quê nhà khuất bóng hoàng hôn

Trên sông khói sóng gợi buồn ḷng ai …”

 

Patrioge Bơkstore, một chiều tắt nắng 26-4-1978

 

Hollywood Boulevard

 

Do you see the stars fallen down

Whose mane is written on the star?

Thousand years untill now the clouds are blown

Two legs moving forward forever by day and night but pain in the heart

 

Here there are many coloured lights

The noise of people playing

And the soul is suffering underneath

Coming and going leaving the footing like the cloud

 

And the inner spirit beckons

The sunset cannot see the homeland

On the river there is much smoke…

Who is sad

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Những Người Đi Qua

Tưởng niệm Giác linh nhị vị cố HT Thiện Minh và HT Thiên Ân

 

Đêm nay ngồi đếm sao trời

Như ta lặng ngắm những người đi qua

Mênh mông thế giới Ta Bà

Thu về trong một chén trà b́nh minh

 

Làm sao đếm hết hành tinh

Trăm năm sau nữa đạo t́nh c̣n không

Người đi như chiếc lông hồng

Nắng mưa gởi lại cánh đồng thời gian

 

C̣n đây thế giới ba ngàn

Trong tim nhân loại hân hoan đón chờ

Tọa Thiền đâu thấy

Lang thang từ thuở bao giờ hay chăng

 

Đêm rằm ta hỏi ánh trăng

Ngàn năm về trước đă tằng chiếu ai

Người đi, trong mấy năm dài

Xuyến xao ta nhớ bóng hai đời người

 

Bổng nhiên ta nở môi cười

Khói hương mầu nhiệm rạng ngời Hoa Nghiêm

Trùng trùng duyên khởi bên thềm

Mái chùa xưa đă lặng yên thuở nào.

Los Angeles, Oct.26, 1987

 

Đạt Đạo

 

Qua Thiền Môn: thấy trời xanh

Kim Cang kinh tụng chân thành từng trang

Khói hương quyện, cảnh mơ màng

Không gian là chiếc y vàng quấn thân

 

Thiền Môn xưa sạch phong trần

Kim Cang kinh khép trầm luân thoát rồi

Ta từ sanh tử về chơi

Ngồi trên chót đỉnh mỉm cười với trăng

 

Thân ta là giải đất bằng

Tâm ta là nước sông Hằng mênh mông

T́nh ta là đóa hoa hồng

Ư ta là cả cánh đồng tâm linh

 

C̣n đâu nữa Kim Cang kinh

Thiền Môn biến mất mà ḿnh vô ngôn

B́nh minh về ngập hoàng hôn

Kêu lên một tiếng tỉnh hồn ngàn xưa

 

Los Angeles, mồng 9 tháng 9 Canh Thân

 

Bên Cánh Song

 

Không thể làm sao tả hết lời

Khi chiều thu vắng bóng chiều rơi

Bao nhiêu thương nhớ vời mây nước

Ḷng mẹ bao la gởi cuối trời

 

Quê cũ ngh́n năm quá phủ phàng

Mà sao ḷng mẹ ngập không gian

Mùa thu mang lại niềm vui cũ

Dù mẹ không c̣n giữa thế gian

 

Chuông vắng đâu đây xao động ḷng

Mục Liên sống dậy: nước sông trong

Phù Tang mây quyện Vu Lan đến

Hiếu hạnh đương về bên cánh song

 

Lư trí thua rồi với tháng năm

Ôi, t́nh mẹ sáng hơn trăng rằm

Bấy nhiêu ôm trọn t́nh lưu luyến

Đất lạ, Vu Lan về viếng thăm

Tokyo, Vu Lan Nhâm Dần

 

Ngọn Đuốc Nữ Thần Tự Do

 

Kỷ niệm sinh nhật Tượng Nữ Thần Tự Do

“Happy Birthday United States

Happy Birthday Miss Liberty”

Los Angeles, chiều 4 tháng 7 năm 1986

 

Ngọn đuốc dâng lên cao

Như ḍng sữa ngọt ngào

Tự do vào ḷng bé

Trời đẹp nhờ trăng sao

 

Ngọn đuốc dâng lên đây

T́m đến quê hương nầy

Muôn người tự do thở

Trong không khí vui vầy

 

Ngọn đuốc dâng trăm năm

Đẹp như ánh trăng rằm

Tự do là sức sống

Qua rồi đời tối tăm

 

Ngọn đuốc dâng lên rồi

Ánh sáng ngập đời tôi

Tự do hồi sinh lại

Hai tay, dựng xây đời

 

Ngọn đuốc dâng mênh mông

Tự do là vô cùng

Những ai c̣n kềm kẹp

Xin về một bến sông

 

Ngọn đuốc của Nữ Thần

Chiếu sáng khắp toàn dân

Giữa trời nước xanh biếc

Bàn tay người tương thân.

 

Mộng Ảo

Kỷ niệm ngày Viên Tịch của cố HT. Thích Thiên Ân

 

Lên chùa từ thuở ấu thơ

Áo vàng mấy tấm để chờ từ lâu

Đưa tay gơ cửa nhiệm mầu

Trăng sao chiếu sáng mái đầu Thiền Tăng

 

Người đi tắm mát sông Hằng

Có, không mộng ảo nói năng hăo huyền

Tào khê nước chảy triền miên

Đèn khuya soi thấu đến miền thong dong

 

Người đi vào cơi mênh mông

B́nh minh mở cửa ḍng sông mây vào

Tháng ngày lăng đăng chiêm bao

Trăm năm sau nữa ai nào nhớ quên

 

Người đi đến cơi vô biên

Một ḷng thanh thoát năo phiền xa bay

Tâm kinh phủ mộng tháng ngày

Sắc không tự tại bàn tay độ người

 

Người đi giữ măi nụ cười

Đôi môi nhẫn nại muôn đời c̣n nguyên

Pháp thân ḥa với nhân duyên

Đêm nay ngồi tụng Hoa Nghiêm trước đèn.

 

Xa Lạ

 

Nh́n ra xa lạ vô cùng

Núi dâng hơi lửa, người chung mối sầu

Trời xanh mây trắng về đâu

Con chim viễn xứ qua cầu chiêm bao

 

Một ḿnh ta đứng trên cao

Lắng nghe tất cả rạt rào dưới kia

Nhớ thương rủ áo ra về

C̣n đây nguyên vẹn bốn bề tâm tư

Hilo, cuối năm 1978

 

Tiễn Biệt

Gửi Nguyên Đạt, để kỷ niệm ngày giă từ Los Angeles đi Seattle.

 

Chà là (Palm tree) đứng đấy tiễn đưa ai

Sáng tối, hoàng hôn ngă bóng dài

Ngất ngưỡng thân cao nh́n gió cuốn

Làm sao dựng lại: đẹp ngày mai

 

Dù lạ hay quen chẳng ngại ngùng

Ra đi, xây lại quăng đời chung

Đôi chân bước măi trên đường đạo

Lư tưởng mênh mông nguyện đến cùng

 

Lên đường chí lớn nhớ nghe không

Phật giáo Việt Nam phải một ḷng

Đă hứa trọn đời cho Đạo Pháp

Th́ không quên được nợ non sông

 

Tiễn biệt hôm nay không tiễn biệt

Dù xa, ḷng vẫn ở nơi đây

Quê hương thương nhớ trên ng̣i viết

Lặng ngắm thời gian khắc khoải đầy.

Los Angeles, chiều 16-7-1978

 

Bất Diệt

 

Ai hay hoa nở bao giờ

Nhân gian tràn ngập nguồn thơ thanh b́nh

Xuân về mở cửa tâm linh

Trần gian c̣n đó mới tinh muôn đời

 

Cho nhau, cho một nụ cười

Trên môi nhân loại sáng ngời t́nh thương

Xuân Kỷ Mùi 1979

 

Hồn Châu Á

 

Gió vờn qua cây cành

Rung rinh hàng tre xanh

Gió đi không trở lại

Trời xanh mây hiền lành

 

Hồ thu con nhạn sang

Nước trong im mơ màng

Trăng treo cao lồng lồng

Bóng nhạn ch́m mênh mang

 

Ngàn năm không giữ gió

Hàng tre đứng âm thầm

Hồ trong không lưu bóng

Nhạn qua rồi bặt tăm

 

Thao thức sao bóng chiều

Hồn Châu Á cao siêu

Ngàn năm ngàn năm vẫn

Như gấm dệt hoa thêu.

 

Tỉnh Giấc Chiêm Bao

Viết cho Tánh Thiện (Đ. Phước)

với những buổi công phu đầy thiền vị

 

Hôm qua mộng thấy tụng kinh

Tỉnh ra mới biết chính ḿnh là trăng

Bao nhiêu cát của sông Hằng

Là bấy nhiêu kiếp đă tằng tử sinh

 

Lang thang, nghiệp chướng, tội t́nh

Con chim nó hót, b́nh minh đến rồi

Thời gian phủ mộng đầy nôi

Mỉm cười bé ngủ xa xôi kiếp nào

 

Nôi hồng tràn ngập chiêm bao

Mà nay ta đă đi vào trần gian

Đêm ngày ngồi tụng Kim Cang

Sắc không mộng huyễn cưu mang với người

 

Trong mơ thấy đóa hoa tươi

Bây giờ tỉnh dậy ta cười với ta

Giang tay đón cả Ta Bà

Ḷng nghe rợn ngợp hằng sa kiếp rồi

 

Ngày xưa Trang Tử bồi hồi

Giữa ḿnh và bướm ai ngồi ngắm nhau

Bây giờ xuân đến ḷng đau

Ai mang áo cũ bạc màu mùa đông

 

Cho xin một đóa hoa hồng

Đem về cắm giữa gịng sông cuộc đời

Hương thơm bát ngát t́nh nguời

Say sưa tụng măi những lời kinh xưa.

Los Angeles, cuối Xuân Canh Thân

 

Đây Ngày Phật Đản

 

Đây cả non sông c̣n vẹn mới

Đường vừa khai mạc đón người đi

Đây niềm hoài vọng ngàn thiên giới

Gót ngọc vờn hoa lưu lại ǵ

 

Đây nắng ban đầu mưa gió dứt

Cỏ cây hớn hở đượm vui nhiều

Đây người cô quạnh nằm ray rức

Như được ḷng đời đón ấp yêu

 

Đây cảnh thanh b́nh đang hé dậy

Muôn chim rộn rịp hót trên cành

Đây vàng, đây bạc vừa t́m thấy

Nhựa sống dâng đầy ngập tuổi xanh

 

Đây ánh trăng rằm soi xứ vắng

Đêm dài quên ngủ măi vụt say

Đây hồn dân tộc đang thầm lặng

Theo tiếng chuông ngân vọng tháng ngày

 

Đây cảnh chia ly vừa hội ngộ

Cảm thông, loan lạc tận bao giờ

Đây niềm giao cảm qua hơi thở

Vũ trụ ch́m trong thế giới thơ

 

Đây phố phường trong ngày Đại Hội

Hát ca vang dội khắp đô thành

Đây đàn con dại về bên gối

Ḷng mẹ bao la bát ngát t́nh

 

Đây nước sông Hương ngừng đứng lại

Soi h́nh Phật Đản những năm qua

Đây đoàn rước Phật đi, đi măi

Mạch sông dâng cao khắp nước nhà

 

Đây những sen xinh bừng nở mạnh

Mừng ngày Phật Đản thuở xa xưa

Đây đàn chim dại vừa tung cánh

Sắc nước, trời xanh vẫn đợi chờ

 

Đây lá cờ thiên hồn Phật giáo

Năm màu sắc Phật lộng muôn phương

Đây hương ḷng thoảng thềm tôn giáo

Phật Đản: Ngày vui khắp nẻo đường.

 

 

Phật Đản Nhớ Quê Hương

Kỷ niệm ba năm xa quê hương

Los Angeles, Mùa Phật Đản 2524

 

Ba năm rồi sống xa quê

Đến ngày Phật Đản chưa hề dám quên

Ở đây, bàng bạc hương Thiền

Việt Nam Phật giáo triền miên muôn đời

 

Ngày xưa dưới cánh hoa tươi

Hôm nay Thái Tử ra đời độ sinh

Thế gian c̣n đó ảnh h́nh

Vô Ưu hoa nở tươi sinh sắc màu

 

T́nh người vẫn giữ trước sau

Nhớ ngày Phật Đản ḷng đau không cùng

Ai mang một mối t́nh chung

Quê Hương, Đạo Pháp trùng trùng nở hoa

 

Bây giờ ray rức tâm ta

Bèo mây phận nước, xót xa phận ḿnh

Thắp lên một nén hương trinh

Cho ngày Phật Đản đượm t́nh Việt Nam

 

Cúi đầu dưới ánh Từ Quang

Cầu mong Phật độ vô vàng đó đây

Xa cành chim nhớ thương cây

Nửa ṿng trái đất mang đầy tâm tư

 

Quê hương nhớ tự bao giờ

Mái chùa, dân tộc, hồn thơ, ruộng vườn

Ngày Phật Đản: nhớ Quê hương

Niềm đau xin gởi mười phương kiếp người.

 

Nhớ Chùa

 

Từ thuở ra đi vắng bóng chùa

Đường đời đă nhọc chuyện hơn thua

Trong tôi bừng dậy niềm chua xót

Xao xuyến mơ về lại cảnh xưa

 

Thấp thoáng đâu đây cảnh tượng làng

Có con chim đỏ chạy lang thang

Có hàng tre gợi hồn sông núi

Im lặng chùa tôi ngập nắng vàng

 

Có những cây mai sống trọn đời

Bên hàng tùng bách măi xanh tươi

Nh́n lên phảng phất hương trầm tỏa

Đức Phật từ bi miệng mỉm cười

 

Tôi nhớ làm sao những buổi chiều

Lời kinh giải thoát vọng cao siêu

Đây ngôi chùa cổ ngày hai buổi

Cầu nguyện dân làng sống mến yêu

 

V́ vậy làng tôi sống thái b́nh

Sớm khuya gần gũi tiếng chuông linh

Sắn khoai gạo bắp nuôi dân xóm

Xây dựng tương lai xứ sở ḿnh

 

Mỗi tối dân quê đón gió lành

Khắp chùa dào dạt ánh trăng thanh

Tiếng chuông thức tỉnh lan xa măi

An ủi dân hiền mọi mái tranh

 

Trầm đốt hương thơm bay ngạt ngào

Thôn trên xóm dưới dạ nao nao

Dân làng tắm gội lên chùa lể

Mười bốn, ba mươi mỗi tối nào

 

Biết đến bao giờ trở lại quê

Phân vân ḷng gởi nhớ nhung về

Tang thương dù có bao nhiêu nữa

Cũng nguyện cho chùa khỏi tái tê

 

Chuông vẳng nao nao nhớ lạ lùng

Ra đi ai chẳng nhớ chùa chung

Mái chùa che chở hồn dân tộc

Nếp sống muôn đời của tổ tông.

1949

 

 

 

Bạt 1

 

Đêm Nay Tṛn Trăng

 

Nhất Hạnh tặng Huyền Không

 

Giầy thơm

mang mang kho huyền sử

ly nước xanh

cười nét mắt thủy tinh

đă cao vươn từng lớp sóng bạc đầu

tảng đá lạnh

gối sương mù

đỉnh cao gió hú

tôi thức dậy chót lưỡi tê

hạt sương ngọn cỏ trời khuya

bỗng ánh sánh xuyên ngang

lưỡi gươm lóe

chớp giật

những đám mây chạy mau

phương đông giục giă tiếng kèn

chiếc áo tơi năm nào

gió đuổi lá bay …

nét bút anh

màu nâu.

Trên cành tay nám mầu sương gió

Màu nâu

Trên đồng ruộng năm nào mồ hôi tưới lúa

giờ phút này tinh cầu luân lạc giữa trời cao

lay chuyển cánh chim bằng

không gian từng vũng

toé tung nổ vỡ

một mặt trời đang ngụp lặn ngoài kia

kính như mắt đỏ

ống kính tôi thu h́nh tiền sử

then cửa đă vừa bỏ lỏng

vạn kiếp xưa từng gài nẻo tuơng lai

sáng nay lôi ra, bên rừng chim hót

em thoát về

trên ngơ biết

những búp tay chồi non, nụ hoa đọt mướp

níu không gian

bàn tay

bàn tay nâng chiếc đũa người nghệ sĩ tài ba

lùa vũ trụ âm thanh

về ngưng tụ

vào đêm không tịch tịnh

chói!

lần đầu tiên đôi mắt trẻ thơ vào đời

nụ cười trong mắt

mẹ quê

củ hành búi tóc

tre chiều gom đốt

không gian um khói ấm

Bụt cười sau mây hiền dịu

đêm nay tṛn trăng.

 

Bạt 2

 

 

 

 

 

 

 

Đi Vào Thơ Huyền Không

Phạm Xuân Đài

 

Tôi cảm thấy ngại ngùng khi định viết về thơ của thi sĩ Huyền Không. Không phải tôi không thích thơ, trái lại là đàng khác, nhưng đây là những bài thơ nhuốm mùi thiền, mà tôi lại chẳng có một tŕnh độ nào về thiền cả. Nhưng rồi tôi lại tự nhủ: sao lại phân biệt thơ thiền và thơ không thiền. Trên hết và muôn đời, thơ là thơ, lo việc chuyển tải các trạng thái đặc biệt của tâm hồn con người, với một ngôn ngữ riêng nhằm gây hiệu quả tối đa cho mục đích của nó. T́nh yêu hay tôn giáo cũng chỉ là các trạng thái của tâm hồn người hướng về các đối tượng khác nhau, nhưng khí thế hiện ra thơ chúng phải được b́nh đẳng: phải qua các cửa nghệ thuật để tự giới thiệu ḿnh. Người đọc thơ có cái sung sướng là không cần biết ḿnh đă yêu chưa hoặc có kinh nghiệm ǵ về thiền định hay không mà vẫn cứ đọc thơ t́nh hay thơ thiền; vần đề là những bài thơ ấy có đem lại ǵ cho anh ta hay không chứ không phải anh ta phải đem lại ǵ cho những bài thơ ấy.

Vậy th́, thôi sẽ bắt đầu từ mùa Xuân, mùa nở đầu cho một chu kỳ sinh tử. Từ những năm thanh xuân của đời ḿnh, nhà thơ Huyền Không đă cảm nhận mùa Xuân như sau:

Ô hay Xuân đến bao giờ nhỉ

Nghe tiếng hoa khai bổng giật ḿnh

Sáng nay thức dậy choàng thêm áo

Vũ trụ muôn đời vẫn mới tinh.

Vẫn là cái giật ḿnh mang tính cách khám phá của muôn thuở của tuổi trẻ đối với chuyển biến của đất trời, nhưng tác giả đă có đầy đủ sự già dặn và nhạy cảm tinh vi của tâm thức. Nghe được tiếng hoa đang nở và giật ḿnh v́ sự kiện ấy của mùa Xuân không phải là tài năng thính tai và mẫn cảm của đời thường mà phải là biểu hiện của một khối tâm linh trong suốt lung linh đang mở ra thế giới và cuộc đời với những ước hẹn cao thượng. Khả năng nh́n thấy, với mùa Xuân, “Vũ trụ muôn đời vẫn mới tinh” là một khả năng lạc quan và trong sáng, khả năng của cải đổi và của niềm an lạc. Khẩu khí của bài tứ tuyệt vịnh Xuân từ tuổi thanh xuân này đă mang dáng dấp triết học và ẩn dụ của những bài tứ tuyệt đă được ngâm nga dưới mái chùa Việt Nam từ bao nhiêu thế kỷ qua.

Nhiều năm về sau, mùa Xuân vẫn gây cảm hứng nơi thi nhân như thủa nào, nhưng ư tứ rơ rệt thẳm sâu hơn, lời lẽ dậm đà hơn, chứng tỏ bước đi chín mùi của thời gian trên tâm hồn thơ cũng như tâm hồn đạo:

Sương Xuân rải xuống sơn hà

Ḷng đêm xa vắng mở ra nhiệm màu.

Sự hiền ḥa của Phật giáo đă thấm nhập vào tâm hồn dân tộc Việt Nam từ bao giờ nhỉ? Có phải từ buổi những chiếc thuyền từ Ấn Độ vượt biển ghé đến Giao Châu, cách đây gần hai mươi thế kỷ, và những thiền sư lên bờ truyền giảng đạo hạnh từ bi cho dân ta? Có phải từ đấy các ngôi chùa bắt đầu tham dự vào sinh hoạt làng xă của cộng đồng Việt Nam, và đă đóng góp vào sự nghiệp giáo hóa ấy một cách thầm lặng và liên tục, hết đời nầy qua đời khác? Trải qua một lịch sử dữ dằn cay đắng v́ phải luôn chống trả họa ngoại xâm cùng thiên tai, dân Việt Nam từ xưa có đạo Phật để giữ cho tâm của ḿnh không thành dữ dằn và cay đắng, trái lại tiến triển đến chổ khoan dung cao thượng xứng đáng là dân tộc có văn hiến.

Trong một làng Việt Nam nếu đ́nh là khu hành chánh tinh thần th́ chùa là nơi tỏa bóng mát tâm linh, là môi trường hoàn toàn tự giác để tâm hồn nghỉ ngơi và hoàn thiện chính ḿnh.

Văn học cận đại Việt Nam có một số tác phẩm văn xuôi đề cập về sinh hoạt chùa chiền như Hồn Bướm Mơ Tiên, Tiêu Sơn Tráng Sĩ của Khải Hưng, Lên Chùa của Thiện Sĩ v.v…, nhưng về thơ th́ bài Nhớ Chùa của Huyền Không có lẽ là bài đầu tiên có tầm vóc về đề tài này. Thoạt đọc Nhớ Chùa ta dể liên tưởng đến các bài thơ mang nặng t́nh tự quê hương của Đoàn Văn Cừ (Chợ Tết, Đám Cưới, Mùa Xuân, Đám Hội) hay Tế Hanh (Quê Hương, Lối Con Đường Quê) mô tả một cách sinh động các sinh hoạt và t́nh cảm b́nh dị ngàn đời của nông thôn Việt Nam. Riêng Đoàn Văn Cừ, sau khi tả các hoạt cảnh của hội hè bao giờ cũng kết thúc với bóng

 

…Một lúc sau khi tới chổ ṿng quanh

Nếp chùa trắng in h́nh trên trời thắm

Th́ cả bọn dần dần cùng khuất lẩn

Sau trái đồi lấp lánh ánh sương ngân.

(Đám Cưới Mùa Xuân)

…Khi chuông tới bên chùa văng vẳng đánh

Trên con đường đi các làng hẻo lánh

Những người quê lượt trở ra về …

(Chợ Tết)

Vệt tháp trắng in dài trên đồng vắng

Tiếng chuông tối nhặt khoan trong yên lặng

(Đám Hội)

Như muốn khẳng định rằng cái nền không thể thiếu được trong đời sống Việt Nam chính là đạo Phật. Nhưng đến Nhớ Chùa th́ ngôi chùa làng đă tiến lên thành cận cảnh.

Thấp thoáng đâu đây cảnh tượng làng

Có con đường nhỏ chạy lang thang

Có hàng tre gợi hồn sông núi:

Yên lặng, chùa tôi ngập nắng vàng

Có những cây mai sống trọn đời

Bên hàng tùng bách măi xanh tươi

Nh́n lên phảng phất hương trầm tỏa

Đức Phật từ bi miệng mỉm cười.

Sinh hoạt tôn giáo cũng như chốn tu hành tại thôn quê không gây ấn tượng như các loại hội hè đ́nh đám hoặc các hoạt cảnh làm ăn năng động, nhưng Huyền Không đă đưa ra được t́nh cảm đằm thắm của dân làng đối với ngôi chùa của ḿnh, không mạnh mẽ sắc cạnh nhưng nhu ḥa và lan tỏa rộng như một làn hương trầm. Đó là điều mà h́nh như rất ít ng̣i bút văn học nào của nước ta đă làm được. Có thể đă có những thiên khảo luận dày thuyết phục rằng Phật giáo đă vào Việt Nam rất sớm và ảnh hưởng sâu đậm đến tư tưởng Việt Nam ra sao, nhưng điều này th́ khác hẳn:

Tôi nhớ làm sao những buổi chiều

Lời kinh giải thoát vọng cao siêu

Đâu ngôi chùa cổ ngày hai buổi

Cầu nguyện dân làng sống mến yêu.

bởi v́ những buổi chiều êm đềm như thế, những lời kinh trong ngôi chùa cổ như thế, t́nh cảm mến yêu của dân làng như thế đều là các thực tại sống, tồn tại sâu trong thôn quê và sâu trong kư ức mỗi người chúng ta như từng tồn tại như thế đă hàng ngàn năm.

Sau các triều đại đầu của thời đại tự chủ, đạo phật đă thôi đóng vai quốc giáo, nhưng vẫn tiếp tục thấm sâu vào các mạch ngầm của đời sống tiếp tục góp phần tạo nên tâm hồn và phẩm cách của con người Việt Nam. Nên khi cho rằng:

Mái chùa che chở hồn dân tộc

Nếp sống muôn đời của tổ tông

Th́ có thể gây ra những tranh luận về lư trí trong một quốc gia trên nguyên tắc có nhiều niềm tin khác nhau về tôn giáo, nhưng về t́nh cảm, được điều khiển một cách kín đáo bởi vô thức, th́ chúng ta thấy điều đó hầu như là tự nhiên. Có những nơi không nên vận dụng lư trí vào v́ nó chẳng được việc ǵ cả, như ở đây chẳng hạn, một câu thơ về hồn dân tộc th́ nên lấy hồn ta mà cảm ứng nó vậy. Khi đọc một câu thơ lên mà nghe ḷng ta xôn xao rung động th́ đúng là gặp phải mạch ngầm đă chảy miên viễn tự thâm sâu trong mỗi chúng ta tự đời năo đời nào. Nhớ Chùa chính là nhớ nổi niềm ấy đă nằm sâu trong hồn dân tộc và dài dọc theo ḍng lịch sử.

Tu hành là một kinh nghiệm riêng . Nhưng một tâm hồn đạo hạnh có cách tỏa sáng riêng của nó mà thi ca có lẽ là phương tiện chuyển tải hữu hiệu nhất.

Ai xây đời trong tưởng tượng

Ai dệt đời ngoài muôn hướng

Ai khóc

Ai than

Và ai buồn v́ nắng đời chưa chớm

T́m đâu ra một sớm

Cho loài người tắm gội ư tươi xinh

(T́nh Nhân Loại)

Hạnh nguyện lớn lao ấy đă được tác giả t́m thấy giải pháp thực hiện trong đạo Phật:

Hai bàn tay

Hăy dựng nên tháng ngày

Hai bàn chân

Hăy đi trên đường dài trái đất

Khắp năm châu

Sống trong ḷng từ bi Đức Phật

Ngọt ngào như mật

T́nh nhân loại thương nhau

(T́nh Nhân Loại)

Không những “t́m thấy giải pháp”, chính tác giả thực hiện giải pháp ấy: người là một tu sĩ. Chính cái tư cách vừa là thiền sư vừa là thi sĩ đă tạo ra một ngưỡng cửa trong thi ca của tác giả: bên này là tiếng nói của đời thường, bên kia là ngưỡng cửa là tiếng nói của kinh nghiệm và cảm hứng thiền định - một vùng đất lạ nhưng đầy quyến rũ đối với “người phàm”.

Trong hơi thở ngồi yên nh́n vạn kiếp

Nghe đất trời kể lại chuyện tiền thân

(Tĩnh Tọa)

Khả năng của định lực được hé mở nằng ngôn ngữ thi ca! Thở …ngồi yên …nh́n thấy …nghe thấy …Rồi ta rón rén tiếp nhận một kinh nghiệm khác:

Đêm yên vắng ngồi yên nh́n quá khứ

Thác trên cao đổ xuống măi trong đầu

Nước cứ chảy, tư tưởng dài lữ thứ

Thời gian nào do dự hỏi ta đâu

(Tĩnh Tọa)

Cuộc hành tŕnh đầy riêng tư của tâm và ư, cả tác động của thời gian trong trạng thái ấy, đă được tác giả tiết lộ một phần…Chúng ta chờ đợi dẫn đi vào nhiều nẻo đường mới lạ khác, nhưng bỗng hành tŕnh chấm dứt ở một chổ ta không ngờ nhất:

Ta không kiếm tâm ḿnh mà bỗng thấy:

Ḱa, đóa hồng đang nở dưới trăng sao

(Tĩnh Tọa)

Ta h́nh như không hiểu lắm sự thể như thế là thế nào, nhưng nếu diển đạt cảm tưởng tức thời của ḿnh, th́ sẽ nói: một kết thúc rất thiền! Và cũng rất thơ. Vâng, tức thời tức chưa kịp suy luận, và đó chính là cái mà nghệ thuật thi ca của thiền tư thi sĩ đem lại cho tâm hồn và khiếu thưởng ngoạn của ta vậy.

Trạng thái đạt đạo của một người tu hành dĩ nhiên không thể chia xẻ bằng ngôn ngữ thường cho chúng ta được, nhưng bài thơ Đạt Đạo của Huyền Không quả là một bài thơ đẹp, vừa về ư và lời, đẹp ở cả khả năng đưa ta lên cao một bậc khỏi những dây nhợ vướng víu của đời thường.

Qua thiền môn thấy trời xanh

Kim Cang kinh tụng chân thành từng trang

Khói hương quyện cảnh mơ màng

Không gian là chiếc y vàng quấn thân

Tuy là bốn câu tả cảnh tu tập chăm chỉ thường nhật ở chùa nhưng đă có sự chuẩn bị cho một vượt thoát: mảnh trời xanh trong hoàn cảnh này đă là một cái ǵ là lạ, khói hương thường lệ đă được chủ thể thấy giữa ḿnh và không gian bao quanh không c̣n ranh giới, không gian rộng lớn có thể thu hẹp lại quấn quanh ta vừa bằng cái áo của ta, hoặc là chính ta trở thành rộng lớn mênh mông trong không gian để mặc vừa cái áo rộng lớn ấy . Tâm thức đă đạt trạng thái chuẩn bị …

Thiền môn xưa sạch phong trần

Kim Cang kinh khép trầm luân thoát rồi

Ta từ sanh tử về chơi

Ngồi trên chóp đỉnh mỉm cười với trăng

Điều ấy đă xảy ra. Cuộc “về chơi” đă tới đích. Không biết tự bao nhiêu kiếp đi lạc vào cơi sinh tử, không biết đă bao nhiêu lần “người đi trong không gian nhịp xe uốn ṿng tử sinh” (*), bây giờ ta đă t́m thấy quê cũ yên vui rũ sạch lầm than. Người đă thầy lại bản tâm. Trạng thái sau cùng là sẽ không c̣n chùa, không c̣n kinh, bặt ngôn ngữ, tất cả chỉ là một sự bừng sáng tuyệt đối của một ngày mới vừa rạng xóa tan cơn mê đời đời kiếp kiếp của quá khứ:

C̣n đâu nữa Kim Cang kinh

Thiền môn biến mất c̣n ḿnh vô ngôn

B́nh minh về ngập hoàng hôn

Cười lên một tiếng tỉnh hồn ngàn năm.

Sau khi đọc câu “Cười lên một tiếng tỉnh hồn ngàn năm” tôi cũng thấy “đạt” rồi,  không c̣n muốn viết thêm về các bài khác nữa, mặc dù c̣n nhiều bài tôi rất thích. H́nh như đă đến chổ trọn vẹn. Qua mười sáu câu thơ của Đạt Đạo, thi sĩ thiền sư đă dẫn dắt và truyền cho tôi phần nào cái cảm giác “tỉnh hồn” – đó có lẽ là điểm cao nhất mà một bài thơ tạo được nơi nguời đọc nó. Và thế là đủ, tôi xin khép lại nơi đây cảm nghỉ này.

Trên đây tôi không dám viết về tác giả Huyền Không, đúng ra tôi chỉ viết về tôi khi đọc tác giả ấy, mà đọc cũng không trọn vẹn. Như thế lại hơn: đừng nên mang tham vọng làm những việc lớn lao quá sức ḿnh.

Sàig̣n, Mùa Phật Đản Nhâm Th́n